Bút pháp tả thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho ẩn dật (Trang 73 - 75)

Nguyễn Khuyến là nhà thơ có thể xem là cuối cùng trong văn học trung đại Việt Nam. Sống giao thời giữa hai thế kỉ và trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, xã hội rối ren như vậy đã hướng ngịi bút của ơng đến việc tập trung thể hiện hiện thực xã hội đương thời. Và nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi: “Bước thay đổi cơ bản trong bút pháp nghệ thuật của Yên Đổ sau khi về

vườn Bùi đã đem lại cho ơng một cái nhìn mới về cảnh vật cũng như một ý niệm khác trước về sự trơi chảy của dịng đời. Đó cũng chính là sự sống chưng cất lên từ hiện thực” [3, tr.61].

Nhà thơ đã miêu tả chân thật cảnh vật lúc nước lụt dâng cao:

Bèo nổi lênh đênh đầu nội sạch, Lúa chiêm sâu tẳm cánh đồng không.

Những sự vật như “bèo nổi lênh đênh”, “lúa chiêm”, “cánh đồng” đi vào thơ văn Nguyễn Khuyến rất gần gũi, đời thường và là một điều “lạ” trong hình tượng văn học trung đại trước đây vốn nổi bật với những hình tượng thanh cao như “tùng, cúc, trúc, mai”.

Thiên nhiên nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến đặc trưng cho vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ơng đã vận dụng chính những hình ảnh quen thuộc nơi làng quê như lá vàng, ao nước, ngõ trúc, ngõ tối, trâu, đom đóm, tiếng chó sủa… để miêu tả. Trong thơ ơng, tính ước lệ đã phai nhạt hẳn, thay vào đó là tính cụ thể, sinh động, gần gũi của cảnh vật đời thường.

Ta bắt gặp sự yên ắng của một buổi trưa hè:

Chuông trưa vắng tiếng người không biết, Trâu thả sườn non ngủ gốc cây.

(Nhớ cảnh chùa Đọi)

Và những con vật rất đỗi gần gũi, đời thường:

Trâu già gốc bụi phì hơi nắng, Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người.

(Đến chơi nhà bác Đặng)

Hay cái lặng lẽ đìu hiu của một ngơi chùa cổ:

Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá, Sư cụ nằm chung với khói mây.

(Nhớ cảnh chùa Đọi)

Và trong sáng hơn cả, êm dịu hơn cả là cái thiên nhiên của miền quê bao la, nhất là vào những ngày thu muộn được tái hiện trong ba bài thơ thu: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm. Một cảnh thu mà theo như Xuân Diệu nhận xét: Đây là ba bức tranh thu đẹp và điển hình nhất cho mùa thu miền Bắc cũng như của nước ta.

Trước đây, khi miêu tả mùa thu, các thi sĩ thường sử dụng hình ảnh hoa cúc, lá ngô đồng, rừng phong. Riêng Nguyễn Khuyến, ơng dùng những hình ảnh thiên nhiên nơi vùng quê để vẽ nên bức tranh thu chân thực mà nên thơ. Đó là cảnh một đêm thu với bóng tối sâu thẳm, với những chấm sáng của những con đom đóm lập lịe, hay hình ảnh một vài cọng khói nơi lưng giậu, bóng trăng phản chiếu trên mặt ao:

Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập lịe.

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

(Thu ẩm)

Là mùa thu làng quê n ả với chiếc thuyền câu trơi nhẹ:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khé đưa vèo.

Bức tranh mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến hiện lên đẹp như một bức tranh thủy mặc. Một vẻ đẹp vừa tao nhã, yên bình vừa nhuốm chút buồn man mác đúng với khơng khí làng q Việt Nam, nơi nho sĩ lựa chọn làm không gian ẩn dật. Với những chất liệu dân gian đời thường, thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ, chân thực, mộc mạc như chính người dân quê nơi đây, đúng như Xuân Diệu đã bình:

Có về thăm vườn Bùi (q Nguyễn Khuyến) … mới hiểu rõ bài Ao thu lạnh lẽo nước trong veo. Sao mà lắm ao thế … Nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà bé tẻo teo. Sóng biếc gợn rất nhẹ. Khung ao tuy hẹp nhưng làng cảnh cũng không thiếu không gian … trời thu xanh cao, đám mây đọng lơ lửng … các lối đi trong làng hai bên tre biếc mọc sầm uất, chạy ngoắt ngoéo cho đến lúc tưởng tre đã kín lại… [8, tr.120].

Qua bút pháp hiện thực, thơ văn Nguyễn Khuyến đã tiếng gần hơn với văn học hiện thực và có sự phá cách độc đáo trong văn học trung đại. Điều này càng làm rõ hơn đặc điểm chuyển giao, tiếp biến về thi pháp giữa hai giai đoạn văn học trung đại và hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho ẩn dật (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)