* Tiêu chí đánh giá kê đơn sử dụng thuốc
+ Hợp lý: phối hợp đúng thuốc. đúng chủng loại. thuốc còn hạn sử dụng
+ An toàn: không gây tai biến, không làm cho bệnh nặng thêm, không có tương tác thuốc.
+ Hiệu quả: dễ dùng, khỏi bệnh hoặc không để lại hậu quả xấu hoặc đạt mục
đích sử dụng thuốc trong thời gian nhất định + Kinh tế: chi phí điều trị thấp nhất
* Giám sát hoạt động của các đối tượng liên quan trong kê đơn, HDSD thuốc
- Bác sĩ kê đơn đúng phác đồ.
- Dược sĩ cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc, tư vấn cho thầy thuốc lựa chọn thuốc thích hợp cho từng người bệnh.
- Dược sĩ lâm sàng giúp đỡ, hướng dẫn, kiểm tra y tá điều dưỡng cách cho dùng thuốc theo thời khắc thời gian; khoảng cách giữa các lần đưa thuốc.. Theo dõi hiệu quả dùng thuốc, phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Y tá thực hiện y lệnh của bác sĩ. cho người bệnh dùng thuốc, trước khi tiêm hoặc cho người bệnh uống thuốc phải thực hiện 3 kiểm tra 5 đối chiếu và công khai thuốc cho bệnh nhân.
- Bênh nhân tuân thủ theo sự hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, dược sĩ, y tá để sử
dụng thuốc hiệu quả, an toàn.
- Sử dụng thuốc là khâu khó khăn và quan trọng nhất trong toàn bộ công tác quản lý sử dụng thuốc nói chung, nó không chỉ liên quan đến hầu hết thầy thuốc và nhân viên y tế mà còn chịu ảnh hưởng bởi bệnh nhân trực tiếp dùng thuốc. Bệnh viện đã thành lập tổ dược lâm sàng gồm 3 bác sĩ và 1 dược sĩ có nhiệm vụ giám sát sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng và giám sát việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân, bình quân 1 quí/ lần giám sát /khoa
* Giám sát việc kê đơn, ghi bệnh án, thực hiện DMTBV
Để tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong bệnh viện cần nhiều hoạt
động đồng bộ. Trong đó việc đầu tiên DTC thực hiện việc giám sát kê đơn thường xuyên thông qua bình đơn thuốc, bình bệnh án nhằm tăng cường việc thực hiện các quy chế bệnh viện, hoàn thiện hồ sơ bệnh án phục vụ chuyên môn,
đánh giá hoạt động của các khoa phòng.
- Phương thức bình bệnh án: Phòng kế hoạch tổng hợp chọn ngẫu nhiên bệnh án của các khoa lâm sàng. Trong buổi học chuyên môn thứ 5 hàng tuần, khoa nào có bệnh án được chọn sẽ đọc trước buổi học, các bác sĩ tham gia bình bệnh án. Các ý kiến bàn luận sẽ được tổng hợp lại để có cơ sở khách quan về hoạt động của các khoa lâm sàng. Phó giám đốc phụ trách điều trị chủ trì, việc bình bệnh án được tổ chức mỗi tháng một lần
Bảng 3.14. Kết quả giám sát kê đơn, ghi bệnh án, thực hiện DMTBV
Số bệnh án được bình
Năm Tổng số Số BA trung bình + kém Tỷ lệ %
2009 465 6 1.29
Chất lượng bệnh án năm 2010 đã được cải thiện hơn năm 2009, số bệnh án trung bình và kém đã giảm rõ rệt. Các lỗi trong kê đơn ghi bệnh án thường là:
- Không đánh số ngày dùng thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, corticoid - Cách ghi số lượng thuốc gây nghiện, hướng tâm thần còn lẫn lộn
- Chỉ định khoảng thời gian dùng thuốc chưa hợp lý, một số đơn thuốc, bệnh án cho quá nhiều thuốc, phối hợp kháng sinh, thay đổi kháng sinh chưa hợp lý.
Tổ giám sát sử dụng thuốc kiểm tra việc thực hiện quy chế kê đơn, kiểm tra sử dụng thuốc cho bệnh nhân nội trú về liều dùng, đường dùng, phối hợp thuốc, khoảng cách thời gian giữa các lần đưa thuốc; việc tuân thủ các phác đồ điều trị chuẩn. Sau mỗi lần kiểm tra, các nội dung được ghi vào sổ biên bản.
3. 4.3.Thông tin thuốc:
Thông tin thuốc là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào công tác
đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế. Năm 2007 Bệnh viện đã thành lập tổ thông tin thuốc tuy nhiên cơ sở vật chất của phòng thông tin thuốc
đến nay vẫn còn nghèo nàn chưa có đủ phương tiện để làm việc; công tác thông tin thuốc do dược sĩ khoa dược kiêm nhiệm.
* Những nội dung về thông tin thuốc
- Thông báo thuốc đình chỉ lưu hành, thuốc cấm lưu hành, thuốc đã được khuyến cáo... tại các buổi giao ban bênh viện.
- Thông tin về liều dùng cho bác sĩ và các đối tượng khác - Thông tin về thời gian dùng thuốc cho bác sĩ và y tá
- Thông tin về phản ứng có hại của thuốc, về tương tác thuốc và báo cáo ADR. - Tư vấn về thuốc điều trị, thuốc thay thế khi điều trị không có hiệu quả.
- Thông báo hết thuốc và thuốc thay thế.
- Thông tin về thuốc mới ( liều dùng. chỉ định. chống chỉđịnh). - Thu thập thông tin phản hồi.
* Các hình thức hoạt động thông tin thuốc
- Thông báo trên các buổi giao ban
- Phát tờ rơi cho các bác sĩ và y tá điều dưỡng
- Phát thông báo thuốc (theo danh mục) sau mỗi đợt nhập kho hàng tháng.
- Trả lời thông tin khi có yêu cầu cung cấp thông tin.
Việc thông tin đã hoạt động nhưng số lần thông tin ít, chất lượng chưa cao; chưa thường xuyên do chưa có đủ nhân lực đểđảm nhiệm chuyên trách nên hoạt
động dược lâm sàng nói chung và công tác thông tin thuốc nói riêng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.
3.4.4. Hoạt động theo dõi ADR
- Hàng năm, khoa dược gửi mẫu báo cáo ADR cho các khoa phòng.
- Hướng dẫn cho bác sĩ, y tá theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc, các tai biến có thể gặp khi dùng thuốc và cách khắc phục.
- Hướng dẫn ghi báo cáo ADR.
Qua nghiên cứu báo cáo ADR lưu tại khoa dược cho thấy các báo cáo đều do dược sĩ khoa dược báo, các ADR phát hiện được là các phản ứng dị ứng ( năm 2009 có 4 trường hợp; năm 2010 có 3 trường hợp). Nhìn chung hoạt động theo dõi ADR chưa chưa được chú trọng. Để hoạt động có chất lượng về chuyên môn cần thiết phải đào tạo cho đội ngũ bác sĩ, dược sĩ, y tá về kiến thức cũng như kỹ
năng trong lĩnh vực này.
Chương 4. BÀN LUẬN 1. Về lựa chọn thuốc
Hội đồng thuốc và điều trị đã tiến hành lựa chọn thuốc, xây dựng danh mục thuốc bệnh viện theo quy trình đã xây dựng. Tuy nhiên do điều kiện thực tế của
đơn vị còn nhiều hạn chế về về số lượng cán bộ trình độđại học, trên đại học nói chung, bác sĩ, dược sĩ nói riêng nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng DMTBV, mặt khác bệnh viện chưa tiến hành điều tra nghiên cứu phân tích ABC/VEN để xác định các thuốc bị lạm dụng, các thuốc cần ưu tiên mua…Việc lựa chọn thuốc của bệnh viện về cơ bản là dựa trên các thông tin về sử dụng thuốc, nhu cầu sử dụng thuốc của khoa phòng điều trị, kinh phí dành cho mua thuốc, số liệu thống kê sử dụng thuốc của năm trước…Hai căn cứ quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng DMTBV là MHBT và phác đồ điều trị
thì lại chưa được quan tâm nghiên cứu, xây dựng. Chưa xây dựng được cẩm nang DMT.
Tuy vậy qua khảo sát nghiên cứu cho thấy việc lựa chọn thuốc xây dựng DMTBV trong 2 năm 2009 và 2010 về cơ bản đáp ứng được nhu cầu điều trị; cho thấy khoa dược đã rất nỗ lực cố gắng trong vai trò tham mưu cho hội đồng thuốc, tham mưu cho giám đốc bệnh viện về công tác lựa chọn thuốc xây dựng DMTBV.
2. Hoạt động mua thuốc:
Hoạt động mua thuốc được thực hiện theo quy trình, từ việc xác định nhu cầu thuốc, mua thuốc đều thực hiện theo quy trình đã được phê duyệt. Qua khảo sát 2 năm, việc thực hiện quy trình chưa thấy bộc lộ vấn đề bất cập. Hoạt động mua thuốc diễn ra hàng tháng, các thuốc mua đều phải là thuốc trúng thầu theo kết quả đấu thầu tập trung của Sở Y tế nghệ An. các thuốc gây nghiện , hướng tâm thần được mua một lần cho cả năm, thuốc hiếm, thuốc phục vụ cấp cứu
được mua dự trữ đủ dùng trong 3 - 4 tháng, các thuốc còn lại được mua mỗi tháng một lần. Công tác giao nhận thuốc thực hiện đầy đủ theo qui trình, đúng
quy chế. Các thuốc đều được kiểm tra, đối chiếu với hợp đồng đã ký và kiểm nhập trước khi nhập kho. Kinh phí dành cho dược chủ yếu được đầu tư để mua thuốc, vật tư y tế tiêu hao, hóa chất chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Việc thanh toán tiền mua thuốc do phòng kế toán - tài chính đảm nhiệm, thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua kho bạc nhà nước huyện Quế Phong, trong khảng thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hàng.
Hoạt động mua thuốc cho bệnh viện đã thực hiện đúng theo văn bản hướng dẫn của Bộ y tế (TT 10/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10/8/2007). Các công ty, doanh nghiệp cung ứng thuốc cho bệnh viện đều phải qua đấu thầu. Việc đấu thầu tập trung tại sở y tế đã giúp cho việc cung ứng thuốc được thuận lợi đặc biệt là các thuốc hiếm, thuốc tê, mê và một số thuốc dùng trong cấp cứu.
3.hoạt động cấp phát thuốc
- Khoa dược đã xây dựng được quy trình cấp phát thuốc và bố trí hệ thống cấp phát thuốc hợp lý, đảm bảo cấp thuốc thường xuyên đầy đủ, kịp thời. Việc đưa thuốc đến khoa phòng do khoa dược đảm nhiệm, do nhân lực khoa dược còn thiếu nên không thể phối hợp cùng y tá để cấp phát thuốc tới tận tay bệnh nhân nội trú được, đây là hạn chế khách quan của khoa dược.
- Hệ thống kho được xây dựng đúng yêu cầu chuyên môn và đảm bảo thực hiện 5 chống: chống nóng ẩm. chống côn trùng. mối. mọt. chuột. chống cháy nổ. chống bão lụt và chống mất trộm. Kho có đủ trang thiết bị bảo quản thuốc (tủ. kệ. máy điều hòa nhiệt độ. máy hút ẩm. tủ lạnh. bình chữa cháy...). Hàng ngày thủ kho theo dõi nhiệt độ. độ ẩm của kho ghi chỉ số nhiệt độ. độ ẩm kho vào lúc 10h30 và 15h trong ngày. Thuốc được sắp xếp theo nhóm. thốc nhập trước xếp sau. thuốc nhập sau xếp trước; thuốc còn hạn dùng dài xếp sau. thuốc có hạn dùng ngắn xếp trước thuận tiện cho việc cấp phát đảm bảo dễ thấy. dễ lấy. dễ
kiểm tra. Thuốc gây nghiện. thuốc hướng tâm thần được cất giữ trong tủ gỗ chắc chắn. có ngăn riêng cho từng loại thuốc. có danh mục dán ở trong tủ. Các kho
các thuốc còn hạn dùng dưới 6 tháng. Kho dược định kỳ kiểm kê mỗi tháng một lần vào ngày cuối cùng của tháng. Thống kê dược. kế toán dược và thủ kho đối chiếu số liệu trên sổ sách với số liệu kiểm kê thực tế để làm báo cáo tháng đồng thời lấy số liệu tồn kho để làm cơ sở cho dự trù tháng tiếp theo. Tủ thuốc các khoa lâm sàng thực hiện kiểm kê mỗi quý một lần. Các thuốc cận hạn được đổi cho kho dược để cấp phát sử dụng trước. Khoa dược bệnh viện Quế Phong đã chú trọng đến công tác cấp phát, tồn trữ, bảo quản thuốc, duy trì tốt chất lượng thuốc trong quá trình tồn trữ, bảo quản.
4. Giám sát sử dụng thuốc
- Bệnh viện đã thành lập được tổ giám sát sử dụng thuốc, hoạt động kiêm nhiệm. Việc giám sát được thực hiện trực tiếp tại khoa phòng điều trị, kịp thời chấn chỉnh việc chấp hành quy chế sử dụng thuốc và gián tiếp qua việc bình bệnh án, bình đơn thuốc do bệnh viện tổ chức để rút kinh nghiệm trong kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc, đây là việc làm cần thiết và cần được khuyến khích. Trong hướng dẫn sử dụng thuốc đã phân định được trách nhiệm của các đối tượng liên quan tạo được tính tự giác ý thức trách nhiệm trong sử dụng thuốc, tạo điều kiện thuân lợi cho công tác giám sát sử dụng thuốc, tuân thủ danh mục thuốc bệnh viện. Giám sát sử dụng thuốc tốt sẽ tránh được các sai sót, lạm dụng thuốc… giúp cho việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế.
KẾT LUẬN Về hoạt động lựa chọn thuốc
Khoa dược đã tham mưu cho hội đồng thuốc xây dựng được quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện. Danh mục thuốc của bệnh viện ĐK Quế Phong được xây dựng mỗi năm một lần. Về cơ bản là áp dụng theo DMTBV năm trước, bổ
sung sửa đổi để phù hợp với mô hình bệnh tật, đáp ứng nhu cầu điều trị. Trong 2 năm 2009 và 2010 DMTBV có 22/27 nhóm tác dụng dược lý, với số lượng khoản mục là 240 (năm 2009) và 238 (năm 2010), DMTBV năm 2010 có bổ
xung thêm 3 thuốc và loại bỏ 5 thuốc trong DMTBV năm 2009.Việc bổ sung, loại bỏ thuốc trong danh mục được thực hiện đúng quy định. việc xây dựng DMT đã bám sát vào MHBT, phác đồ điều trị, kinh phí của bệnh viện và các văn bản của Bộ y tế. Các thuốc lựa chọn để đưa vào DMTđã được HĐT & ĐT nghiên cứu cân nhắc phù hợp với nhu cầu thực tế của bệnh viện.
Về hoạt động mua thuốc:
- Quy trình mua thuốc hợp lý, hoạt động mua thuốc theo đúng quy trình. Năm 2009 khoa dược đã mua 5 799 triệu đồng tiền thuốc trong đó thuốc sản xuất trong nước chiếm 78,7%, thốc nhập khẩu chiếm 21,3%. Năm 2010, tổng tiền mua thuốc là 6 804 triệu đồng, trong đó thuốc sản xuất trong nước chiếm 77,3%, thốc nhập khẩu chiếm 22,7%.
- Việc mua thuốc đã thực hiện theo hình thức đấu thầu.
- Khoa dược đã mua thuốc đầy đủ, kịp thời, đáp ứng nhu cầu điều trị.
Về hoạt động cấp phát
- Hệ thống kho được thiết kếđúng quy định, các phương tiện, máy móc phục vụ
công tác vận chuyển, sắp xếp, bảo quản được trang bị tương đối đầy đủ.
- quy trình cấp phát hợp lý, công tác cấp phát, tồn trữ, bảo quản được thực hiện nghiêm túc theo quy định. Khoa dược đã tổ chức giao thuốc tại khoa lâm sàng. - chếđộ báo cáo thực hiện nghiêm túc, kịp thời.
Về giám sát sử dụng thuốc
- Giám sát việc kê đơn và ghi bệnh án đã được kiểm tra định kỳ, một số đơn thuốc, bệnh án ghi quá nhiều thuốc, phối hợp thuốc chưa hợp lý, hiện tượng lạm dụng thuốc vẫn còn.
- Công tác bình bệnh án, bình đơn thuốc đã được tiến hành thường xuyên nhưng việc xếp loại còn dựa trên cảm tính, kinh nghiệm. Bệnh viện chưa có bộ tiêu chí cụ thểđể đánh giá xếp loại.
- Việc đánh giá hiệu quả của những thuốc có cùng hoạt chất, cùng hàm lượng, cùng dạng bào chế của những hãng sản xuất khác nhau chưa được nghiên cứu một cách cụ thể.
- Việc hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho bệnh nhân đã được y tá điều dưỡng, dược sĩ thực hiện.
- Đơn vị TTT đã đi vào hoạt động, đã đạt được một số kết quả nhất định.
Công tác quản lý và cung ứng thuốc tại bệnh viện Đa khoa huyện Quế
Phong đã đảm bảo cung ứng đầy đủ. kịp thời. thuận tiện. an toàn. kinh tế có hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục để hoạt động cung ứng thuốc được tốt hơn.
ĐỀ XUẤT
Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt đươc, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến đề
xuất đối với bệnh viện, khoa dược bệnh viện đa khoa huyện Quế Phong để
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác cung ứng thuốc tại đơn vị. + Bệnh viện cần có chính sách để thu hút DSĐH, đào tạo DLS để đáp ứng
nhiệm vụ của khoa dược hiện nay. Tuyển dụng thêm dược sĩ trung cấp đểđảm