5. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Tổng quan về các nhà máy điện mặt trời trên thế giới và Việt
Nam
Điện mặt trời trên thế giới
Xu hướng hiện nay trên thế giới là phân tán các nguồn cung năng lượng quy mô lớn, nhờ đó điện mặt trời với công suất tương ứng cho một nhà máy ngày càng tăng. Nhờ những nỗ lực trong nghiên cứu đưa hiệu suất pin tăng lên (tới 40% theo kết quả của NREL), hay từ 16-20% cho các loại pin tinh thể Silic thông thường. Đây là 1 động lực lớn góp phần tăng tính cạnh tranh cho điện mặt trời nhờ giảm được nhược điểm về diện tích lắp đặt và giá thành của pin mặt trời.
Xu thế chung ngày càng rõ nét của tất cả các nước trên thế giới hiện nay là tăng tỷ phần năng lượng tái tạo và giảm năng lượng hóa thạch. Ví dụ, năm 2013, ở Đan Mạch và Tây Ban Nha, điện năng lượng gió đáp ứng lần lượt là 33,2% và 21% tổng nhu cầu điện; nhiều cộng đồng và vùng lãnh thổ đặt mục tiêu sử dụng 100% điện năng lượng tái tạo vào năm 2020 như Dijibouti, Scotland và các quốc gia đảo vùng Tuvalu; nước Đức đặt ra mục tiêu đến năm 2020, khoảng 20 triệu dân (trên tổng số 65 triệu) sống ở các vùng sử dụng 100% NLTT (REN21
Dự án lớn nhất thế giới về xây dựng nhà máy điện mặt trời tại sa mạc Sahara với công suất 100GW, cung cấp cho nhu cầu 15% năng lượng của châu Âu, dự kiến hoàn thành vào năm 2050 với sự tham gia của 12 tập đoàn lớn trên thế giới với giá trị dự án lên đến 555 tỷ USD.
Bảng 1.1 Một số dự án điện mặt trời trên thế giới tính tới 7/2018[5].
Dự án Nước Công suất
(MW)
1 Tengger Desert Solar Part Trung Quốc 1547 2 Kumool Ultra Mega Solar Part Ấn Độ 1000 3 Datong Solar Power Top Runner Base Trung Quốc 1000 4 Longyangxia Dam Solar Part Trung Quốc 850
5 Rewa Ultra Mega Solar Ấn Độ 750
6 Bhadla Solar Part Ấn Độ 746
7 Kamuthi Solar Power Project Ấn Độ 648
8 Pavagada Solar Part Ấn Độ 600
9 Solar Star Mỹ 579
10 Topaz Solar Farm Mỹ 550
Điện mặt trời tại Việt Nam
Việt Nam thuộc vùng có bức xạ mặt trời vào loại cao trên thế giới, với số giờ nắng dao động từ 1600-2600 giờ/năm, (trung bình xấp xỉ 5kWh/m2/ngày), được đánh giá là khu vực có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, đặc biệt là tại khu vực miền Trung và miền Nam. Theo các nhà chuyên môn thì trong tương lai, nhu cầu sử dụng các thiết bị chạy bằng năng lượng mặt trời ở nước ta là rất lớn, kể cả khu vực thành thị cũng như khu vực nông thôn. Pin mặt trời vừa có thể thay thế cho thuỷ điện nhỏ trong mùa khô, vừa có thể là nguồn năng lượng dự trữ khi điện lưới quốc gia không đủ cung cấp cho phụ tải.
Tuy tiềm năng điện mặt trời ở Việt Nam là rất lớn nhưng do chi phí phát triển điện mặt trời hiện nay còn khá cao nên các dự án điện mặt trời ở
Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ.
• Dự án Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu – Ninh Thuận với công suất 50MW khởi công xây dựng vào tháng 6/2018 và được khánh thành ngày 6/7/2019 [7].
• Dự án cụm công trình Nhà máy điện mặt trời Srêpốk 1 và Quang Minh có công suất 100MWP khởi công xây dựng vào ngày 19/10/2018 và được khánh thành ngày 3/2019 [2].
• Dự án cụm 3 nhà máy điện mặt trời có công suất 330 MW đặt tại xã Phước Ninh – Ninh Thuận có công suất 330MW được khánh thành ngày 27/4/2019 [11].
• Dự án tổ hợp điện mặt trời và điện gió tổng 243 MW đặt tại hai xã Lợi Hải và Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận được khánh thành ngày 27/4/2019 [1].
• Dự án Nhà máy điện mặt trời TTC Phong Điền – Thừa Thiên Huế với công suất 35MW được khánh thành ngày 5/10/2018 [8].
• Dự án Nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp – Bình Định với công suất 49,5MW khởi công xây dựng vào tháng 10/2018 và được hoàn thành tháng 5/2019 [9].
• Dự án Nhà máy điện mặt trời và điện gió Fujiwara Bình Địnhvới công suất 100MW khởi công xây dựng vào tháng 4/2018 [6].