Đối tượng và phương pháp tính giá thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đầu tư chế biến XNK - Nông sản thực phẩm Thái Bình (Trang 29 - 30)

62797 Chi phí sửa chữa– GD7 – ép dầu

2.2.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành

Như đã giới thiệu ở trên, quy trình sản xuất tại công ty TNHH Đầu tư chế biến XNK – NS TP Thái Bình được chia thành 5 giai đoạn và công ty tiến hành tính giá thành sản xuất của từng giai đoạn trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Do đó đối tượng tính giá thành tại công ty cũng gồm 5 loại đó là Hạt điều chao – thành phẩm của giai đoạn 1, Nhân tươi – thành phẩm của giai đoạn 2, Nhân sấy – thành phẩm của giai đoạn 3, Nhân xô – thành phẩm của giai đoạn 4, Nhân bán thành phẩm – thành phẩm của giai đoạn 5 và giai đoạn 6 thành phẩm là Thành phẩm hoàn chỉnh nhập kho chờ xuất đi.

Đơn vị tính của các đối tượng tính giá thành đều là: kg

Kỳ tính giá thành: Công ty Thái Bình Foods tiến hành lập các Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị hàng quý. Hàng ngày, kế toán nhập số liệu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào máy tính, máy tính sẽ tự động chạy theo một trình tự đã được thiết lập sẵn, cuối quý kế toán viên chỉ lấy số liệu trên máy tính và làm báo cáo nộp lên Ban giám đốc. Do đó việc tính giá thành thành phẩm tại công ty được tính định kỳ hàng quý.

Do quy trình sản xuất của công ty trải qua nhiều giai đoạn nên công ty đã áp dụng phương pháp tổng cộng chi phí trong việc tính giá thành. Theo phương pháp này, giá thành thành phẩm cuối cùng được xác định bằng cách:

Giá thành Hạt điều chao = Tổng chi phí phát sinh trong giai đoạn 1

Giá thành Nhân tươi = Giá trị hạt điều chao GD1 được chế biến + Tổng chi phí phát sinh trong giai đoạn 2

Giá thành Nhân sấy = Giá trị Nhân tươi được chế biến + Tổng chi phí phát sinh trong giai đoạn 3

Giá thành Nhân xô = Giá trị Nhân sấy được chế biến + Tổng chi phí phát sinh trong giai đoạn 4

Giá thành Bán thành phẩm = Giá trị Nhân xô được chế biến + Tổng chi phí phát sinh trong giai đoạn 5

Giá thành Thành phẩm = Giá trị Nhân bán thành phẩm GD5 được chế biến + Tổng chi phí phát sinh trong giai đoạn 6

Do đặc điểm sản phẩm dở dang trong công ty chính là thành phẩm của giai đoạn trước đó mà không có thêm bất kỳ một khoản phí nào trong nó nên mọi chi phí phát sinh trong giai đoạn nào được tính hết cho thành phẩm trong kì của giai đoạn đó.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Đầu tư chế biến XNK - Nông sản thực phẩm Thái Bình (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w