2.1.1. Dân số nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Bệnh nhân có bệnh lý cường giáp do nguyên nhân Basedow.
Dân số chọn mẫu
Nhóm bệnh nhân được phát hiện cường giáp đến điều trị tại phòng khám khoa Nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh
Nhóm bệnh nhân tại phòng khám bệnh viện Chợ Rẫy, mới được chẩn đoán cường giáp và chưa điều trị thuốc gì trước đó, dựa vào lâm sàng và kết quả xét nghiệm hóc môn giáp đủ tiêu chí chẩn đoán cường giáp [5].
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo ảnh hưởng đến MĐX trên lâm sàng như cushing, sử dụng glucocorticoid lâu dài, u tuyến yên, u cận giáp, đái tháo đường, thai kỳ.
Bệnh nhân có các bệnh lý nặng như suy tim nặng, viêm gan nặng, xơ gan có chống chỉ định dùng thuốc kháng giáp tổng hợp.
Bệnh nhân dị dạng cột sống, xương chi.
Bệnh nhân có bệnh lý viêm đa khớp, nằm bất động.
Bệnh nhân nữ đang dùng thuốc ngừa thai, hay bệnh nhân khai đang dùng thuốc vitamin D và calcium > 6 tháng.
2.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán cường giáp
Cường giáp được chẩn đoán xác định dựa trên xét nghiệm các hóc môn TSH, FT3, FT4 được đo tại phòng xét nghiệm bệnh viện Chợ Rẫy với kỹ thuật ECLIA, bảng tham chiếu của khoa sinh hóa bệnh viện với các giá trị tham chiếu:
o TSH: 0,4 - 7 mIU/mL o FT3: 1,5 – 4,2 pg/mL o FT4: 8 – 20 pg/mL
Tiêu chí chẩn đoán cường giáp trong nghiên cứu được định nghĩa với giá trị: TSH bị ức chế, T4 tự do, T3 tự do gia tăng so với giá trị tham chiếu [5], [93].
Cường giáp do Basedow trên lâm sàng có thể biểu hiện các triệu chứng như bướu giáp lan tỏa, có âm thổi, run tay, sụt cân, lộ mắt
Chúng tôi không thu thập các trường hợp cường giáp dưới lâm sàng.
2.1.5. Tiêu chí chẩn đoán loãng xương
Tiêu chí chẩn đoán loãng xương dựa vào chỉ số T-score theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2001 [61]:
Chẩn đoán T-score
Bình thường T-score ≥ -1
Thiếu xương - 2,5 < T-score < -1
Loãng xương T -score ≤ 2,5
Loãng xương nặng T -score ≤ 2,5 + Tiền sử gãy xương gần đây
Trong trường hợp lứa tuổi nhỏ hơn 50 giá tri Z-score được sử dụng với giá trị tham chiếu Z-score thấp hơn -2 SD được xem loãng xương so với quần thể cùng nhóm tuổi.