Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc pha trong một số mô hình vật lý không phục hồi đối xứng chiral (Trang 47 - 53)

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện cắt ngang, theo dõi dọc trong 12 tháng.

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Trong đó:

Z(1-α/2) = 1,96 khi công nhận α = 0,05 d: độ chính xác mong muốn là 5%

p là tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng thay đổi mật độ xương do cường giáp p = 92% theo nghiên cứu của Udayakumar [104]

Chọn mẫu tính toán theo công thức trên, số lượng mẫu cần có: N = 113 bệnh nhân. Số lượng mẫu thu tuyển thực tế: N = 122 bệnh nhân.

2.2.3. Kỹ thuật lấy mẫu

Chọn mẫu thuận tiện trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2012.

2.2.4. Thu thập dữ liệu

Thu thập các thông tin hành chính, lịch sử bệnh, chỉ số nhân trắc, các thông tin cận lâm sàng được thu thập qua phiếu trả kết quả xét nghiệm của đối tượng.

Bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu sẽ được khám và điều trị cường giáp và theo dõi theo thường quy của bệnh viện Chợ Rẫy.

2.2.5. Điều trị cường giáp bằng thuốc kháng giáp tổng hợp

Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán cường giáp sẽ được điều trị nội khoa theo tài liệu hướng dẫn chung của Bộ môn Nội tiết Đại học Y Dược Tp Hồ chí Minh, thuốc kháng giáp tổng hợp được sử dụng là Propylthyuracil hay Methimazol với liều tấn công 300mg với PTU và 30mg với Thyrozol, thời gian tấn công trung bình 4-8 tuần sau đó giảm liều duy trì liều kháng giáp tổng hợp hiệu quả trên mỗi bệnh nhân theo. đánh giá đáp ứng điều trị bằng xét nghiệm các hóc môn theo hướng dẫn. [5].

Thiamazole có vai trò ức chế sự gắn kết iod với tyrosine làm giảm sự tổng hợp hóc môn tuyến giáp. Thiamazole được hấp thụ nhanh chóng và hoàn toàn. Thiamazole thải trừ qua thận và mật; bài tiết qua phân ít.

Propylthiouracil (PTU) là dẫn chất của thiourê, ức chế tổng hợp hóc môn giáp bằng cách ngăn cản iod gắn vào phần tyrosyl của thyroglobulin. Thuốc cũng ức

chế sự ghép đôi các gốc iodotyrosyl này để tạo nên iodothyronin. Ngoài ức chế tổng hợp hormon, thuốc cũng ức chế quá trình khử iod của T4 (thyroxin) thành T3 (tri iodothyronin) ở ngoại vi. Thuốc không ức chế tác dụng của hormon giáp sẵn có trong tuyến giáp hoặc tuần hoàn hoặc hormon giáp ngoại sinh đưa vào cơ thể.

2.2.6. Phương tiện nghiên cứu

Phiếu thu thập thông tin nghiên cứu (Xem phụ lục 2).

Đo mật độ xương

Mật độ xương được đo tại bệnh viện Chợ Rẫy với máy Hologic QDR 4500, máy được chuẩn hóa bằng phanton 30 phút trước mỗi đợt đo. Vị trí đo là cổ xương đùi, xương cột sống thắt lưng. Bảng tham chiếu kết quả được sử dụng theo giá trị tham chiếu cài đặt theo máy, tham chiếu của dân số Nhật tính cho người châu Á.

Hình 2.4. Máy Hologic QDR 4500

Định lượng các hóc môn

Nồng độ các hóc môn gồm TSH, FT3, FT4 được định lượng tại Khoa Sinh hóa, bệnh viện Chợ Rẫy bằng kỹ thuật miễn dịch hóa phát quang (CLIA).

Nồng độ các chất chỉ dấu chuyển hóa xương osteocalcin, s-CTx được định lượng bằng kỹ thuật miễn dịch điện hóa phát quang (ECLIA) qua sử dụng hệ thống Roche Elecsys 1010/2010 (Roche Diagnosis Elecsys).

2.2.6.1. Biến số về dân số học

Tuổi

Tuổi là biến định lượng liên tục, được tính dựa trên năm sinh bằng cách lấy năm thu thập số liệu trừ đi năm sinh và sau đó phân nhóm tuổi.

Giới

Giới là biến định tính, được xác định về mặt sinh học, gồm 2 giá trị: Nam và Nữ.

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

BMI là biến định lượng, liên tục, đơn vị là kg/m2. BMI được tính sau khi thu thập cân nặng (kilogram) và chiều cao (mét) bằng công thức:

BMI= Cân nặng/(Chiều cao2)

Tiêu chí phân loại BMI theo công bố của Singapore cho người châu Á năm 2005 [115]: BMI (kg/cm2) Bình thường 18,5 – 22,9 Thừa cân 23 – 27,5 Béo phì 27,6 – 40 Béo phì nặng 40 2.2.6.2. Biến số cận lâm sàng Mật độ xương

Mật độ xương là biến định lượng, liên tục, được đo bằng kỹ thuật đối quang kép DXA trên máy đo loãng xương hiệu QRS 4500 SERIES của Hãng HOLOGIC. Mật độ xương được đo tại xương cột sống thắt lưng ở các vị trí L1, L2, L3, L4 và

giá trị tính chung T score mật độ xương tại cột sống thắt lưng là giá trị toàn bộ của L1, L2, L3, L4. Mật độ cổ xương đùi được đo tại các vị trí của cổ xương đùi. Đơn vị mật độ xương là g/cm2.

Giá trị T-score được tính theo công thức

T-score = (MDXi – MDXm)/SD Giá trị Z-score được tính theo công thức:

Z-score = (MDXi – MDXm)/SD

Chất chỉ dấu chuyển hoá xương trong nghiên cứu.

Trong nghiên cứu chúng tôi chất chỉ dấu được chọn lựa là osteocalcin và s- CTx được đặt trưng cho sự hình thành và hủy xương. Trên bệnh nhân cường giáp sự gia tăng nồng độ hóc môn giáp gây nên tình trạng gia tăng tốc độ chu chuyển xương [11]. Tác động của hóc môn giáp trên tế bào tạo xương, hậu quả làm tăng sản xuất osteocalcin trong máu. Osteocalcin được xem là chất chỉ dấu hoạt động của tế bào tạo xương. Bên cạnh đó s-CTx phản ảnh sự thoái giáng của collagen típ 1 trong quá trình hủy xương, và sự gia tăng nồng độ CTx cho thấy sự gia tăng hoạt động của chu chuyển xương,

Osteocalcin huyết thanh

Osteocalcin trong máu là biến định lượng, liên tục, được thực hiện tại trung tâm chẩn đoán y khoa Hòa Hảo với kỹ thuật miễn dịch điện hóa quang (ECLIA) máy COBAS INTERGRA của ROCHE. Đơn vị đo nồng độ osteocalcin trong máu là ng/ml với giá trị tham chiếu tại Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Hòa Hảo:

 Phụ nữ > 20 tuổi tiền mãn kinh: 11- 43 ng/ml  Phụ nữ mãn kinh: 15 – 46 ng/ml

 Nam 18-29 tuổi: 24-70 ng/ml  Nam 30-50 tuổi: 14 – 42 ng/ml  Nam > 50 tuổi: 14 – 46 ng/ml

s-CTx trong máu là biến định lượng, liên tục, được thực hiện tại trung tâm chẩn đoán y khoa Hòa Hảo với kỹ thuật miễn dịch điện hóa quang (ECLIA) máy COBAS INTERGRA của ROCHE. Đơn vị đo nồng độ CTX trong máu là pg/ml với giá trị tham chiếu tại Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Hòa Hảo:

 Phụ nữ tiền mãn kinh: 130 – 570 pg/ml  Phụ nữ mãn kinh: 230 – 1010 pg/ml  Nam 30 -49 tuổi: 140 – 580 pg/ml  Nam 50 -70 tuổi: 200 -700 pg/ml  Nam > 70 tuổi: 230 – 850 pg/ml Nồng độ TSH

Nồng độ TSH là biến định lượng, liên tục, được thực hiện tại khoa sinh hóa bệnh viện Chợ Rẫy với kỹ thuật ECLIA. Đơn vị đo nồng độ TSH trong máu là mUI/l, giá trị tham chiếu bình thường trong phạm vi từ 0,4-7 mUI/l.

Nồng độ FT3

Nồng độ FT3 là biến định lượng, liên tục, được thực hiện tại khoa sinh hóa bệnh viện Chợ Rẫy với kỹ thuật ECLIA. Đơn vị đo nồng độ FT3 trong máu là pg/ml, giá trị tham chiếu bình thường trong phạm vi từ 1,5 – 4,2 pg/ml.

Nồng độ FT4

Nồng độ FT4 là biến định lượng, liên tục, được thực hiện tại khoa sinh hóa bệnh viện Chợ Rẫy với kỹ thuật ECLIA. Đơn vị đo nồng độ FT4 trong máu là pg/ml, giá trị tham chiếu bình thường trong phạm vi từ 8 – 20 pg/ml.

Ảnh hưởng hóc môn giáp trên xương

Ảnh hưởng của hóc môn giáp trên xương là biến định tính, gồm 2 giá trị “Có” và “Không”, được xác định dựa vào định nghĩa T-score và Z-score trong nghiên cứu. Đối tượng có bị ảnh hưởng bởi hóc môn giáp trên xương là biến được gộp chẩn đoán thiếu xương và loãng xương theo T-score và/hoặc được chẩn đoán mất xương theo Z-score.

Phục hồi mật độ xương

Phục hồi mật độ xương là biến định tính, gồm 2 giá trị “Có” và “Không”, được xác định dựa vào định nghĩa T-score trong nghiên cứu. Đối tượng có phục hồi mật độ xương nếu trước điều trị bệnh nhân được chẩn đoán loãng xương hoặc thiếu xương và sau 12 tháng điều trị, phân loại T-score cho mật độ xương là bình thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cấu trúc pha trong một số mô hình vật lý không phục hồi đối xứng chiral (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)