Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao công tác giáo dục sức khỏe cho ngườibệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện 74 trung ương năm 2017 (Trang 27 - 29)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1.Thực trạng về GDSK của điều dưỡng đối với người bệnh BPTNMT trên thế giới và ở Việt Nam:

GDSK là một trong 3 phần của PHCNHH (GDSK; Vật lý trị liệu hô hấp và Hỗ trợ tâm lý + tái hòa nhập cộng đồng).

Trên thế giới, PHCNHH cho NB COPD nói chung và giáo dục sức khỏe nói riêng trong chăm sóc đã được chứng minh rất có hiệu quả cải thiện bệnh rất nhiều qua các nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu của O'SheaSD, TaylorNF, paratz JD (2009)[18]cho thấyvai trò rấtquan trọng củacác tưvấn viên trong chương trình GDSK, PHCNHHđiều trịcainghiện thuốc lá, tỷlệ cai nghiện thuốc láthànhcông ở nhóm can thiệp rất cao.

Kếtquả nghiêncứu củacáctácgiảRies(1995)[22],Strijbos (1995)[21]vàO'Donnell(1999)

[24].TácgiảO'DonnellghinhậntỷlệgiảmmứcđộkhóthởMRCởnhóm

canthiệpsau8tuầnsovớilúcbắtđầulàrõrệtvàkhácbiệtnàycóýnghĩa thốngkêvớip<0,001. TácgiảWilliamsV,BrutonA,Ellis-HillC(2009) [23]đã nghiêncứu hiệuquảCTPHCNHHtácđộng đếnkhó thởvà khảnăng vận độngcủa bệnh COPD.Trước tập cácbệnh nhân đều hạn chếvận động, khó thởvà lolắng. Sautập tấtcảđều giảmlo lắng,tăngcường hoạtđộng và giảm nhiều về mứcđộ khó thở của họ.

Mộtnghiên cứucủa các tácgiả CarrSJ,HillK,Brooks D, Goldstein RS(2009)[16]đã cho kết quảở những bệnh nhân đã được điều trị PHCNHHtừtrước,khicóđợtcấptrởlạiđãđượcđưavàođiều trị PHCNHH bổsung3tuần kết quảcho thấy,việc điều trịnhắc lại PHCNHHcho những bênh nhân bịđợt cấp saukhiđã hoàn thành trương trìnhĐTPHCNHHđãcó tácdụnglàmgiảmkhóthởsovới nhómkhôngcanthiệp.

Karin M.M. Lemmens(2009) [20] tập hợp 19 nghiên cứu về hiệu quả của giáo dục sức khỏe tự chăm sóc cho người bệnh COPD. Kết quả chỉ ra rằng hiệu quả của việc thở ở người bệnh đã tăng lên rõ rệt.

Tại Việt Nam,

Theo nghiên cứu của Đỗ ThịTườngOanh(2007) [11] PHCNHH ở người bệnh COPD qua chương chình phối hợp:cho thấytỷlệbỏ cai thuốc lá cuộc thấp12,5%ởnhóm canthiệpvà14,6%ở nhómchứng; cải thiện mức độ khó thở, mức độ bão hòa oxy máu...

Nguyễn Hoài Bắc (2009) [13]PHCNHH giúp giảm triệu chứng khó thở có ý nghĩa ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng, đánh giá qua thang điểm khỏ thở MRC; tăng khả năng vận động có ý nghĩa ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng qua đánh giá bằng khoảng cách đi bộ 6 phút với p < 0,001; tăng chất lượng cuộc sống có ý nghĩa ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng qua đánh giá bằng thang điểm SGRQ; giảm PaCO2 có ý nghĩa ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng; chương trình điều trị PHCNHH còn cải thiện tỷ lệ thành công trong điều trị cai nghiện thuốc lá, cải thiện BMI, độ bão hoà oxy sau găng sức.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Viết Nhung và Đào Bích Vân (2009) [8] về Quản lý BPTNMT tại bệnh viện Phổi Trung ương cho thấy trong bệnh viện BN đến khám chủ yếu vì đợt cấp. Ra viện không được tư vấn về chăm sóc và điều trị.Chờ đợi một đợt cấp khác vào viện. Để cải thiện vấn đề này Bệnh viện đã thành lập đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính (Chronic pulmonary disease Management Unit – CMU). Mục tiêu của đơn vị này là thực hiện có chất lượng việc chăm sóc người bệnh Hen/COPD tại bệnh viện đạt các chuẩn quốc tế (GOLD, GINA, WHO- ISTC,…) trong điều kiện Việt Nam; kết nối điều trị nội trú với ngoại trú, tư vấn nâng cao kiến thức thường xuyên, phòng tránh và duy trì điều trị, dự phòng đợt cấp (tư vấn CLB, Website, điện thoại, trực tiếp). Kết quả cho thấy, tổng số tư vấn là hơn 20.000 lượt/năm trong đó tư vấn tại Câu lạc bộ là 30%, tư vấn qua website là10%, tư vấn bằng điện thoại là 20%, tư vấn trực tiếp là 40%. Đối với BN BPTNMT đã có 100% BN đỡ được lo lắng, 80% BN giảm thiểu và biết phòng tránh các yếu tố nguy cơ, biết dự phòng đợt cấp, 80% BN cai được thuốc lá, 70% BN hiểu được diễn biến bệnh và sự cần thiết quản lý tại quản lý bệnh phổi mạn tính, 60% BN hiểu được vai trò của PHCNHH trong điều trị. Bên cạnh đó, BN quản lý tại quản lý bệnh phổi

mạn tính được chẩn đoán nhanh, giám thời gian chờ đợi và giảm chi phí về kinh tế do có được các thông tin tại hồ sơ theo dõi.Như vậy theo nghiên cứu này, quản lí toàn diện bệnh phổi mạn tính cần có sự kết nối điều trị nội trú và ngoại trú. Câu lạc bộ giúp cho việc “đào tạo” người bệnh trở thành “thầy thuốc của chính họ”. Cần mở rộng mô hình quản lý bệnh phổi mạn tính tại các địa phương, đó là giải pháp thực hành, mang lại lợi ích rất lớn đối với người bệnh và cả với chính hệ thống y tế, là biện pháp hữu hiệu và bền vững để chống quá tải bệnh viện hiện nay.

Theo Nguyễn Thị Phương Anh (2015) [9], [14]chương trình PHCNHH cho người bệnh BPTNMT thời gian tập:

- Mỗi ngày tập 60 phút. + 15phút tư vấn

+ 15 phút tập các bài tập ho, tập thở + 30 phút tập vận động

- Tuần tập 2 buổi tại bệnh viện, một buổi tập tại nhà. - Thời gian tập 8 tuần tại bệnh viện

- Duy trì tập luyện tại nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao công tác giáo dục sức khỏe cho ngườibệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện 74 trung ương năm 2017 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)