LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao công tác giáo dục sức khỏe cho ngườibệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện 74 trung ương năm 2017 (Trang 33 - 38)

3.1.Thực trạng về GDSK của điều dưỡng đối với người bệnh BPTNMT tại bệnh viện 74 Trung ương:

Tại bệnh viện 74 Trung ương, công tác GDSK của bệnh viện đã được sự quan tâm của Đảng ủy BGĐ bệnh viện và sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Điều dưỡng Bộ Y tế. Công tác GDSK đã được triển khai và duy trì hoạt động từ nhiều năm nay. Bệnh viện đã thành lập Tổ công tác xã hội phối hợp với các Điều dưỡng trưởng truyền thông – GDSK lồng ghép vào các buổi họp hội đồng NB. Bệnh viện có phòng Tư vấn dinh dưỡng tại khoa Dinh dưỡng. Có Quy định Hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, GDSK cho NB.

Phương tiện GDSK:

Đối với NB nội trú: Mỗi khoa Bệnh viện trang bị một hệ thống loa gọi đến từng giường bệnh để NB có thể bấm nút gọi NVYT trong trường hợp khẩn cấp và qua đó cán bộ, nhân viên y tế có thể thông báo, tuyên truyền GDSK cho NB.

Tại khoa Khám bệnh có 02 Ti vi và 02 loa nén, một bộ đầu đĩa treo ở khu vực bệnh nhân ngồi chờ tầng 1 và tầng 2 khoa Khám bệnh. Tổ tiếp đón người bệnh của Khoa Khám bệnh thường xuyên mở Ti vi và đĩa tuyên truyền cho bệnh nhân chờ khu vực khám bệnh xem. Có nhiều băng , đĩa về nhiều loại dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tác hại của thuốc lá..., một số bệnh không lây nhiễm như: đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận và các loại tờ rơi, poster liên quan đến các dịch, bệnh trên, nhưng chưa có băng, đĩa và tờ rơi về bệnh BPTNMT. Trong khi đó BPTNMT rất cần tờ rơi, băng, đĩa giúp điều dưỡng GDSK cho bệnh nhân BPTNMT được tốt hơn.

Tổ công tác xã hội xây dựng kế hoạch truyền thông GDSKGDSK, tổ chức GDSK gián tiếp tại khoa Khám bệnh và đến các khoa GDSK trực tiếp về một số dịch bệnh, phòng bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường... cho bệnh nhân, nhưng cũng chưa GDSK về BPTNMT cho bệnh nhân.

Bệnh viện cũng đã xây dựng được quyển tài liệu GDSK gồm một số bệnh hay gặp ở các khoa, quyển tài liệu tư vấn dinh dưỡng gửi cho tất cả các khoa, phòng liên quan. Tuy nhiên chất lượng bài viết chưa cao, bài viết để GDSK cho bệnh nhân BPTNMT chưa đầy đủ những thông tin chính và cụ thể để điều dưỡng GDSK cho bệnh nhân.

Công tác GDSK của bệnh viện đã được Bộ Y tế chấm điểm mục C6.2 ở mức 3 theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam (phiên bản 2.0). Tuy nhiên qua đánh giá công tác điều dưỡng năm 2016 (các khoa tự đánh giá và phòng điều dưỡng đánh giá) thì công tác GDSK trực tiếp ở các khoa còn nhiều hạn chế.

Tại các khoa: Bệnh nhân mới vào khoa được điều dưỡng kịp thời tiếp đón, xếp giường, phổ biến nội quy của khoa và bệnh viện. Quá trình điều dưỡng đi buồng, chăm sóc bệnh nhân có hướng dẫn, GDSK cho bệnh nhân và gia đình nhưng chưa được thường xuyên, chưa chu đáo, chưa giành nhiều thời gian cho bệnh nhân mà chỉ tập chung chính vào công việc chấm dược chính, viết hồ sơ bệnh án, thực hiện y lệnh, chăm sóc theo dõi người bệnh. Khi bệnh nhân có y lệnh ra viện, điều dưỡng thông báo cho bệnh nhân và người nhà biết và chủ yếu chú ý thực hiện đủ y lệnh thuốc và hướng dẫn bệnh nhân và gia đình làm các thủ tục ra viện. Việc GDSK trước khi ra viện về cách phòng bệnh ở nhà ít được thực hiện, có thực hiện cũng chưa được chu đáo.

Hiện tại công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh BPTNMT tại Bệnh viện 74 Trung ương đang được thực hiện theo các nội dung sau: Hình thức GDSK

- Cá nhân:Điều dưỡng thường GDSK cho từng cá nhân bệnh nhân BPTNMT

khi bệnh nhân mới vào khoa. Trong quá trình điều dưỡng đi buồng, theo dõi, thực hiện y lệnh và chăm sóc bệnh nhân, điều dưỡng kết hợp GDSK cho bệnh nhân BPTNMT.Trước khi bệnh nhân BPTNMT ra viện, điều dưỡng GDSK cho bệnh nhân tại phòng bệnh hoặc mời NB hoặc người nhà sang phòng hành chính hướng dẫn làm thủ tục ra viện kết hợp GDSK cho NB hoặc người nhà NB.

- Nhóm:Điều dưỡng chưa GDSK cho nhóm NB BPTNMT riêng mà chỉ kết hợp GDSK cho nhóm NB của khoa, trong đó có cả NB BPTNMT trong họp HĐNB cấp khoa.

Người thực hiện GDSK.

- Điều dưỡng chăm sóc, điều dưỡng hành chính, điều dưỡng trưởng khoa (điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân hàng ngày và điều dưỡng tham gia trực)

Kết quả khảo sát trên cho thấy bệnh nhân BPTNMT lắng nghe và hợp tác khi điều dưỡng GDSK. Đó là đối tượng đích trong GDSK, bệnh nhân mong muốn được sự quan tâm chăm sóc, điều trị, GDSK của điều dưỡng để cải thiện sức khỏe cho họ.

Về điều dưỡng chưa đáp ứng được mong đợi của NB về GDSK. Kiến thức về BPTNMT chưa đầy đủ, kỹ năng GDSK chưa tốt, thời gian GDSK ít, chưa thường xuyên do đó NB chưa nhận thức đầy đủ về bệnh, chưa có niềm tin, chưa thay đổi hành vi từ có hại sang có lợi, chất lượng chăm sóc chưa được nâng cao, bệnh nhân BPTNMT chưa được cải thiện sức khỏe. Qua kết quả khảo sát cũng khẳng định được công tác GDSK của điều dưỡng còn hạn chế đúng như đánh giá công tác điều dưỡng năm 2016.

Sự hạn chế này qua kết quả khảo sát cho thấy một số nguyên nhân:

+Điều dưỡng ít và chưa được tập huấn về kỹ năng GDSK, chưa được tập huấn về BPTNMT

+ Điều dưỡng chưa thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn GDSK trong Thông tư 07/ 2011 của BYT và quy định của bệnh viện hướng dẫn tư vấn GDSK cho người bệnh.

+ Điều dưỡng chưa có ý thức cao tự học tập.

+Tài liệu, phương tiện GDSK BPTNMT còn hạn chế: Không có tờ rơi, băng, đĩa về bệnh. Bài GDSK về BPTNMT của bệnh viện chưa đầy đủ thông tin cần thiết.

+Tổ công tác xã hội, mạng lưới GDSK của bệnh viện cũng chưa chú ý GDSK về BPTNMT.

+ Chưa có góc GDSK tại khoa điều trị

+ Bệnh nhân nhiều khi quá tải, bệnh viện chưa tổ chức làm việc theo ca của điều dưỡng ở các khoa trọng điểm như HSCC, ĐTTC.

+ Chưa có hình thức khen hưởng điều dưỡng GDSK tốt và xử phạt những điều dưỡng không làm tốt công tác GDSK.

3.2 Một số ưu nhược điểm của việc triển khai trên:

- Ưu điểm:

+ NB BPTNMT vào khoa được xếp giường, cấp cứu, tiếp đón kịp thời. + Điều dưỡng hướng dẫn nội quy của khoa cho người nhà NB. Khi tình trạng bệnh nhân cho phép, điều dưỡng hướng dẫn nội quy cho bệnh nhân, nhận định bệnh nhân và GDSK cho bệnh nhân.Nội dung GDSK: Một số thông tin chính về BPTNMT, tác hại của thuốc lá, yêu cầu bệnh nhân và người nhà không hút thuốc trong bệnh phòng, cách dùng thuốc và tuân thủ điều trị, dặn bệnh nhân tập thở sâu và ho khạc đờm vào bô để tránh lây nhiễm, khuyên bệnh nhân uống đủ nước và ăn đảm bảo dinh dưỡng, tăng đạm, hoa quả, rau xanh. hạn chế các chất kích thích.

+ Hướng dẫn bệnh nhân tập luyện phù hợp với sức khỏe.Thực hiện GDSK ở các thời điểm, NB mới vào khoa, quá trình điều trị bệnh, trước khi ra viện và đến khám tư vấn.

+Việc GDSK của điều dưỡng thường kết hợp trong quá trình đi buồng, theo dõi, chăm sóc NB và khi họp HĐNB.

- Nhược điểm:

+ Điều dưỡng giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân BPTNMT chưa thường xuyên, kiên trì, chưa tận tình chu đáo, chưa lắng nghe NB, thường chỉ nói một chiều.

+ Tỷ lệ không nhỏ điều dưỡng chưa đánh giá kết quả GDSK, chưa giành nhiều thời gian để GDSK.

+ Trước khi NB ra viện thì ít hoặc không làm.

+ Chưa xác định đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của điều dưỡng, đôi khi chỉ làm lấy lệ, hình thức.

+ Kiến thức về bệnh và kỹ năng GDSK, kỹ năng giao tiếp ứng xử còn hạn chế.

+Thông tin cần có chưa đầy đủ, chưa có tính thuyết phục :

Ví dụ: NB BPTNMT vẫn hút thuốc lá, điều dưỡng chỉ nhắc NB không được hút thuốc lá. Chưa cung cấp thông tin nguyên nhân của BPTNMT > 90% là do hút thuốc lá và tác hại của thuốc lá trực tiếp ảnh hưởng đến bệnh, mức độ khó thở, lượng đờm của NB và phác đồ điều trị quan trọng nhất là cai thuốc lá. Nếu NB không bỏ được thuốc lá thì kết quả điều trị rất thấp NB không cải thiện được sức

khỏe, những đợt cấp sẽ nhiều hơn. Nếu có điều kiện cho bệnh nhân xem băng đĩa có hình ảnh về tác hại thuốc lá trên mạch máu và hô hấp. Điều dưỡng có thể cho NB biết bỏ thuốc lá cần nghị lực quyết tâm chính của bệnh nhân và cốt lõi là vì sức khỏe của chính NB. Điều dưỡng có thể tư vấn một số phương pháp cai thuốc lá có sự hỗ trợ của thuốc như kẹo cai thuốc, miếng dán và một số bài thuốc đông y cai thuốc lá có hiệu quả. Đầu tiên NB phải có ý định bỏ thuốc sau đó là các cách để thực hiện bỏ thuốc lá và duy trì không tái nghiện..

Điều dưỡng GDSK về phục hồi chức năng hô hấp cho BPTNMT thường chỉ dặn NB tập thở sâu, uống nhiều nước, ho khạc đờm vào ống nhổ tránh lây nhiễm. Chưa hướng dẫn cách thở sâu, cách ho có hiệu quả cụ thể, và uống khoảng bao nhiêu nước trong một ngày .

Điều dưỡng GDSK về chế độ ăn: chưa nói cho NB biết nhu cầu dinh dưỡng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính lớn hơn do thường xuyên khó thở mất nhiều năng lượng, nếu chế độ ăn không đủ sẽ bị suy dinh dưỡng mà NB BPTNMT thường bị suy dinh dưỡng. Khi bị suy dinh dưỡng thì sức đề kháng giảm dễ nhiễm thêm bệnh khác và bệnh chính sẽ nặng thêm. Điều dưỡng cũng chưa hướng dẫn cách chế biến thức ăn, cách ăn.

Vấn đề tập luyện điều dưỡng chưa nói được lợi ích của việc tập luyện phù hợp với sức khỏe và biện pháp đi bộ là rất tốt cho BPTNMT.

Đối với sử dụng thuốc chỉ hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc và công khai thuốc, chứ chưa nói đến việc chú ý tác dụng phụ của thuốc và ý nghĩa của sự tuân thủ dùng thuốc và tác hại của việc không tuân thủ dùng thuốc.

Về vỗ rung cho bệnh nhân điều dưỡng cũng ít làm trực tiếp cho NB và ít hướng dẫn cho người nhà NB khi ra viện.

Điều dưỡng ít nhận định NB, ít lắng nghe NB và động viên NB.Điều dưỡng chưa dành nhiều thời gian để GDSK cho NB.

.Trước khi bệnh nhân ra viện điều dưỡng chỉ hướng dặn NB: ông, bà ra viện uống thuốc theo đơn nhé và dặn khi có dấu hiệu bệnh nặng thì vào viện. Việc dặn NB trước khi ra viện cũng không được thường xuyên.Đôi khi chỉ làm thủ tục thanh toán cho NB và hướng dẫn NB thanh toán, trả đồ quân tư trang là xong.

3.3.Nguyên nhân của các việc đã làm và chưa làm được:

Nguyên nhân các việc đã làm: Công tác GDSK của điều dưỡng mặc dù chưa đáp ứng được yêu cầu nhưng đã duy trì và dần đi vào nề nếp. Có sự chỉ đạo của Ban giám đốc, có sự giám sát nhắc nhở của Tổ công tác xã hội, mạng lưới TT- GDSK, phòng Điều dưỡng và lãnh đạo khoa. Có bài viết GDSK về BPTNMT trong quyển tài liệu GDSK của bệnh viện gửi tới các khoa. Thực hiện nội dung"Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh gắn với cơ sở y tế Xanh, Sạch, Đẹp" do BYT phát động. Điều dưỡng có kiến thức về BPTNMT, có kỹ năng GDSK cũng muốn thể hiện kiến thức và trình độ hiểu biết của mình để giúp đỡ bệnh nhân.Đó cũng là yêu cầu của chăm sóc người bệnh toàn diện.

Nguyên nhân các việc chưa làm: Điều dưỡng chưa hoặc ít được tập huấn về kỹ năng GDSK, tài liệu và phương tiện GDSK về BPTNMT còn hạn chế. Không có tờ rơi, băng đĩa về BPTNMT, đầu đĩa, ti vi phục vụ cho công tác GDSK. Chưa có sự giám sát thường xuyên của Phòng điều dưỡng , Tổ công tác xã hội, mạng lưới TT - GDSK và của trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa khoa. Nhiều khi quá tải bệnh nhân, chưa có góc GDSK tại khoa điều trị. Chưa có chính sách động viên kịp thời khen thưởng điều dưỡng GDSK tốt và xử phạt những trường hợp làm chưa tốt.Đối với sử dụng thuốc chỉ hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc và công khai thuốc, chứ chưa nói đến việc chú ý tác dụng phụ của thuốc và ý nghĩa của sự tuân thủ dùng thuốc và tác hại của việc không tuân thủ dùng thuốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao công tác giáo dục sức khỏe cho ngườibệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện 74 trung ương năm 2017 (Trang 33 - 38)