Tổ chức hạch toán lao động và tính tiền lương, bảo hiểm xã hội phải trả công nhân viên.

Một phần của tài liệu Luận văn: " Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty bia Nghệ An" pdf (Trang 40 - 42)

II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TY BIA NGHỆ AN

2)Tổ chức hạch toán lao động và tính tiền lương, bảo hiểm xã hội phải trả công nhân viên.

hội phải trả công nhân viên.

2.1. Hạch toán lao động.

Mục đích hạch toán lao động trong doanh nghiệp, ngoài việc giúp cho công tác quản lý lao động còn bảo đảm tính lương chính xác cho từng người lao động. Nội dung của hạch toán lao động bao gồm hạch toán số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động.

* Hạch toán số lượng lao động:

Để quản lý lao động về mặt số lượng, doanh nghiệp sử dụng "Sổ sách theo dõi lao động của doanh nghiệp" thường do phòng lao động theo dõi. Sổ này hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp, công việc và trình độ tay nghề (cấp bậc kỹ thuật) của CNV. Phòng lao động có thể lập sổ chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận để nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp.

* Hạch toán thời gian lao động:

Thực chất là hạch toán việc sử dụng thời gian lao động đối với từng CNV ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. Chứng từ sử dụng ở đây là "Bảng chấm công" để ghi chép thời gian lao động và có thể sử dụng tổng hợp phục vụ trực tiếp kịp thời cho việc quản lý tình hình huy động sử dụng thời gian CNV tham gia lao động. Bảng chấm công được lập riêng cho từng tổ, xưởng sản xuất do tổ trưởng hoặc trưởng các phòng ban ghi hàng ngày. Cuối tháng bảng chấm công được sử dụng làm cơ sở để tính lương đối với bộ phận lao động hưởng lương theo thời gian.

Mục đích của hạch toán này là theo dõi, ghi chép kết quả lao động của CNV biểu hiện bằng số lượng (khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành) của từng người hay từng tổ, nhóm lao động. Để hạch toán, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng doanh nghiệp. Mặc dù sử dụng các mẫu chứng từ khác nhau nhưng các chứng từ này đều bao gồm các nội dung cần thiết như tên công nhân, tên công việc hoặc sản phẩm, thời gian lao động, số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, kỳ hạn chất lượng công việc hoàn thành... Các chứng từ này là "Phiếu xác nhận sản phẩm và công việc hoàn thành", "Bảng ghi năng suất cá nhân", "Hợp đồng làm khoán", "Bảng kê khối lượng công việc hoàn thành"... Chứng từ hạc toán kết quả lao động do người lập ký, cán bộ kỹ thuật xác nhận, lãnh đạo (quản đốc phân xưởng hoặc trưởng bộ phận) duyệt y. Đây là cơ sở để tính tiền lương cho người lao động hay bộ phận lao động hưởng lương theo sản phẩm.

Tóm lại, hạch toán lao động vừa là để quản lý việc huy động sử dụng lao động vừa làm cơ sở tính toán tiền lương phải trả cho người lao động. Vì vậy hạch toán lao động có rõ ràng, chính xác, kịp thời mới có thể tính đúng, tính đủ tiền lương cho CNV trong doanh nghiệp.

Biểu số 01:

ĐƠN VỊ: CÔNG TY BIA NGHỆ ANBỘ PHẬN: PHÒNG KẾ TOÁN BỘ PHẬN: PHÒNG KẾ TOÁN

BẢNG CHẤM CÔNGTháng 4 năm 2000 Tháng 4 năm 2000

Mẫu số 01 - LĐTL

TT HỌ VÀ TÊN CẤP BẬC

Một phần của tài liệu Luận văn: " Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty bia Nghệ An" pdf (Trang 40 - 42)