Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ tự tin về sinh con của thai phụ tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2018 (Trang 31 - 35)

Công cụ thu thập số liệu trong nghiên cứu này gồm:

Phiếu thông tin người bệnh: Phiếu thông tin người bệnh sử dụng trong

nghiên cứu này được phát triển bởi nghiên cứu viên bao gồm các câu hỏi về: tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa chỉ, thu nhập, đang sống cùng ai, tôn giáo, dân tộc.

Thang đo sự tự tin về sinh con của thai phụ - Childbirth self-efficacy inventory

(CBSEI- 32) : Dựa trên lý thuyết về sự tự tin của Bandura, Lowe (1993) đã phát triển

bộ công cụ để đo lường kết quả mong đợi và sự tự tin về sinh con của thai phụ. Thang đo CBSEI có đo cả kết quả mong đợi và sự tự tin mong đợi [28],[6]. Bộ công cụ gốc có 4 phần gồm 62 câu hỏi trong đó, 15 câu hỏi để đo kết quả mong đợi , 15 câu hỏi để đo sự tự tin của thai phụ về các hành vi hỗ trợ thai phụ vượt qua cuộc chuyển dạ ở giai đoạn một và giai đoạn hai của chuyển dạ trong giai đoạn tích cực của cuộc chuyển dạ và 16 câu hỏi để đo kết quả mong đợi và sự tự tin mong đợi trong giai đoạn hai của chuyển dạ. Tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ đã được khẳng định thông qua nhiều nghiên cứu Cronbach’s alpha từ 0,86 tới 0,96. Khi sử dụng bộ công cụ CBSEI ở Trung Quốc các nhà nghiên cứu thấy rằng không có sự khác biệt về sự tự tin ở hai giai đoạn của cuộc chuyển dạ [21]. Vì vậy, Ip và cộng sự đã phát triển phiên bản ngắn (Short form) của bộ công cụ bằng cách lược đi hai phần lặp lại đo lường kết qủa mong đợi và sự tự tin mong đợi trong giai đoạn một của chuyển dạ, vì vậy trong phiên bản này chỉ có hai phần gồm 32 câu hỏi. Việc lược bỏ này đã giải quyết được vấn đề lặp lại và giảm bớt được thời gian để hoàn thành bộ câu hỏi của đối tượng nghiên cứu. Cronbach’s alpha cho các phần của phiên bản ngắn có độ tin cậy cao 0,92 [23] và trong một nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự [30].

CBSEI-C32 được sử dụng để đo lường về kết quả mong đợi và sự tự tin mong đợi cho các hành vi hỗ trợ thai phụ vượt qua cuộc chuyển dạ như yêu cầu thai phụ tự đánh giá về mức độ hữu ích và sự tự tin của bản thân để thực hiên được các

hành vi trong chuyển dạ như ‘thư giãn cơ thể’, ‘sử dụng được kỹ thuật thở trong các cơn co tử cung’, ‘Tập trung lắng nghe lời của cán bộ y tế trong quá trình chuyến dạ’ Mỗi câu hỏi đều được đánh giá theo thang điểm Likert 10 điểm với thang đo kết quả mong đợi (OE-16) từ ‘1 – hoàn toàn không hữu ích’ tới ‘10 –vô cùng hữu ích’ và với thang đo sự tự tin mong đợi (EE-16) từ ‘1 – hoàn toàn không tự tin’ tới ‘10 –vô cùng tự tin ’. Mỗi phần của thang đo sẽ được tính điểm riêng biệt. Mỗi thang đo sẽ có điểm thấp nhất là 16 và cao nhất là 160. Điểm càng cao chứng tỏ kết quả mong đợi và sự tự tin mong đợi của thai phụ về việc thực hiện các hành vi hỗ trợ chuyển dạ càng cao.

Trong nghiên cứu này nghiên cứu viên sử dụng phiên bản ngắn của bộ công cụ để đo lường và để phù hợp với đối tượng nghiên cứu là người Việt, trong nghiên cứu này nhà nghiên cứu đã thay đổi cách đánh giá của bộ công cụ từ đánh giá theo thang điểm Likert 10 điểm thành Likert 5 điểm. Thang đo kết quả mong đợi được đánh giá theo các mức sau: 1 = Hoàn toàn không hữu ích, 2 = Không hữu ích, 3 = Hơi hữu ích, 4 = Hữu ích, 5 = Hoàn toàn hữu ích. Thang đo sự tự tin mong đợi được đánh giá theo các mức sau: 1 = Hoàn toàn không tự tin, 2 = Không tự tin, 3 = Hơi tự tin, 4 = Tự tin, 5 = Hoàn toàn tự tin. Tổng điểm của mỗi thang đo là từ 16 đến 80 điểm. Điểm càng cao chứng tỏ kết quả mong đợi và sự tự tin của thai phụ về các hành vi hỗ trợ thai phụ vượt qua cuộc chuyển dạ càng cao. Một nghiên cứu tại Thái Lan đã sử dụng thang đo CBSEI với thang Likert 5 điểm và cho kết quả độ tin cậy cao Cronbach’s alpha là 0.89 cho phần kết quả mong đợi và 0.95 cho phần sự tự tin [14] . Theo đó để đánh giá kết quả mong đợi của thai phụ nghiên cứu viên đã sử dụng 16 câu hỏi và để đánh giá sự tự tin của thai phụ về việc thực hiện các hành vi hỗ trợ thai phụ vượt qua cuộc chuyển dạ nghiên cứu viên sử dụng 16 câu hỏi.

Thông tin về sự lo sợ khi sinh con: Trong nghiên cứu này sự lo sợ về sinh con

được đo lường bởi bộ công cụ CAQ (Childbirth Attitude Questionnaire), bộ công cụ này được xây dựng và phát triển từ nhà nghiên cứu Harman (1988), Areskog và cộng sự (1982) và hoàn thiện bởi Lowe (2000). Bộ công cụ CAQ được sử dụng để

đo lường sự lo sợ sinh con của thai phụ và tìm hiểu mối liên quan giữa sự tự tin khi sinh con với sự lo sợ sinh con của thai phụ. Bộ công cụ gồm có 16 câu hỏi, đo lường bằng thang Likert từ 1 đến 4 (trong đó 1- không lo sợ, 2- lo sợ thấp, 3- lo sợ ở mức độ trung bình, 4 - rất lo sợ). Tổng điểm của bộ công cụ từ 16 đến 64 điểm, tổng điểm càng cao chứng tỏ mức độ lo sợ về sinh con của thai phụ càng cao. Bộ công cụ đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ và được đánh giá với độ tin cậy cao, trong nghiên cứu của tác giả Cronbach’s alpha là 0,83 [29].

Kiến thức về sinh con: Kiến thức về sinh đẻ được đo bằng 8 mục trong 6 câu

hỏi nhằm khai thác kiến thức về các hành vi có thể được sử dụng để hỗ trợ thai phụ trong quá trình sinh con, tham dự các lớp tiền sản, kinh nghiệm liên quan đến việc xem và đọc các tài liệu về sinh đẻ và nhận thức về sinh đẻ. Trong 8 mục có 3 mục đánh giá theo dạng có hoặc không, với câu trả lời là có được 1 điểm và không là 0 điểm. Các mục còn lại đáng giá theo thang điểm Likert từ 0 – 1 (0, 0,25, 0,5, 0,75, 1). Thang đo có tổng điểm từ 0-8 điểm (Mỗi mục có điểm tối thiểu là 0 và tối đa là 1) .Tổng điểm càng cao chứng tỏ thai phụ có nhiều kiến thức về sinh con [15].

Kết quả về việc tự thực hiện: Kết quả về việc tự thực hiện được đo lường

bằng 5 câu hỏi . Thang đo này chỉ tiến hành trên các thai phụ đã sinh con . Bộ câu hỏi đánh giá nhận thức của thai phụ về mức độ khó khăn ở những lần sinh con trước. Mỗi câu hỏi được trả lời theo thang điểm Likert 5 điểm. Nếu thai phụ có nhiều hơn một lần sinh thì số điểm cho mỗi câu hỏi được tính là điểm trung bình. Trong đó câu hỏi 1,2,4,5 được mã hóa ngược. Tổng điểm của thang đo này từ 5- 25 điểm, điểm càng cao chứng tỏ thai phụ có những trải nghiệm tích cực ở những lần sinh con trước. Bộ công cụ đã được chứng minh có độ tin cậy cao ở nghiên cứu trước với Cronbach’s alpha là 0,86 [16]. Trong nghiên cứu này để phù hợp với đối tượng nghiên cứu thì các câu trả lời được chuyển từ thang Likert 5 điểm thành thang Likert 3 điểm. Tổng điểm từ 5 đến 15 điểm, điểm càng cao chứng tỏ thai phụ có những trải nghiệm tích cực ở những lần sinh con trước.

Đánh giá sự hỗ trợ xã hội dựa vào thang đo MSPSS ( Multidimensional Scale of Perceived Social Support ): Thang đo MSPSS được phát triển bởi Zimet và cộng sự. Bộ công cụ này đã được dịch ra tiếng Việt theo đúng quy trình. Bộ công cụ gồm 12 câu hỏi để đối tượng nghiên cứu tự đánh giá về sự hỗ trợ mà họ nhận được từ người thân,bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác. Tổng điểm của thang đo từ 12 đến 84 điểm,trong đó bao gồm các mức độ sau: Từ 12 đến dưới 36 điểm là hỗ trợ xã hội ở mức thấp, từ 36 đến 60 điểm là hỗ trợ xã hội mức trung bình, từ trên 60 điểm đến 84 điểm là hỗ trợ xã hội mức cao. Bộ công cụ này đã được đánh giá qua các nghiên cứu khác với tính giá trị và độ tin cậy cao với Cronbach’s alpha lần lượt là 0,88 [18] và 0,89 [31]

Quá trình dịch bộ công cụ

Những bộ công cụ được viết bằng tiếng Anh đã được dịch ra tiếng Việt theo đúng quy trình theo phương pháp dịch của Cha và cộng sự [13]. Bao gồm các bước:

1. Bộ công cụ được viết bằng tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt một cách độc lập bởi hai chuyên gia thông thạo về tiếng Anh , tiếng Việt và hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực Điều dưỡng.

2. Sau đó nghiên cứu viên đã so sánh hai bản dịch của hai chuyên gia và đưa ra một bản dịch thống nhất.

3. Từ bản dịch thống nhất một chuyên gia ngôn ngữ thông thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt đã dịch ngược sang tiếng Anh. Chuyên gia này không được biết về bộ câu hỏi gốc trước đó.

4. Bản dịch ngược đã được kiểm tra và đánh giá lại bởi nghiên cứu viên và người hướng dẫn khoa học về tính chính xác của ngôn ngữ, nội dung, văn hóa và ý nghĩa giữa phiên bản gốc và phiên bản dịch ngược.

5. Sử dụng bộ công cụ đã được dịch để tiến hành điều tra thử trên 30 thai phụ có đặc điểm tương đồng với mẫu của nghiên cứu.

Tính giá trị: Tất cả bộ công cụ được viết bằng tiếng Anh đã được xác nhận lại tính giá trị khi sử dụng cho đối tượng nghiên cứu là người Việt. Trong nghiên cứu này các bộ công cụ sẽ được dịch theo phương pháp dịch ngược Cha và cộng sự

Độ tin cậy: Độ tin cậy của bộ công cụ sau khi được dịch đã được kiểm tra trên 30 thai phụ có đặc điểm tương tự như đối tượng của nghiên cứu, trước khi tiến hành thu thập số liệu chính thức. Qua nghiên cứu thử nghiệm bộ công cụ CBSEI phần I và II, CAQ, kiến thức về sinh con và bộ công cụ đánh giá kết quả về việc tự thực hiện có giá trị Cronbach’s Alpha lần lượt như sau 0,917, 0,89, 0,918, 0,92 và 0,912.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ tự tin về sinh con của thai phụ tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2018 (Trang 31 - 35)