Mối tương quan giữa một số yếu tố với sự tự tin về sinh con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ tự tin về sinh con của thai phụ tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2018 (Trang 52 - 83)

4.2.1. Mối tương quan giữa sự tự tin về sinh con với kết quả về việc tự thực hiện

Trong nghiên cứu này sự tự tin về sinh con của thai phụ có mối tương quan thuận với kết quả về việc tự thực hiện (r = 0,346, p = 0,000). Kết quả này tương tự như kết quả của nhiều nghiên cứu trước. Ở nghiên cứu của Lianne Schwartz năm 2015 tại Australia cũng cho kết quả rằng những thai phụ có những trải nghiệm tích cực ở những lần mang thai và sinh con trước thì điểm tự tin sẽ cao hơn [32]. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với học thuyết về sự tự tin của Bandura. Trong học thuyết về sự tự tin, Bandura cho rằng kết quả về việc tự thực hiện là một trong những nguồn ảnh hưởng đến sự tự tin của con người vì mọi người tin rằng khi thực hiện một hành động, điều mà họ đã từng thực hiện hoặc trong quá khứ họ đã từng làm những điều tương tự như vậy một cách thành công thì sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn khi thực hiện một hành vi lần đầu tiên [6]. Với kinh nghiệm của họ trong quá khứ, họ tin chắc rằng họ có những gì cần để thực hiện thành công hành vi đó, họ sẵn sàng đối mặt với khó khăn và không dễ dàng từ bỏ. Tuy nhiên trong nghiên cứu này không có sự khác biệt về điểm trung bình sự tự tin giữa nhóm những bà mẹ sinh con lần đầu với nhóm bà mẹ đã từng sinh con.

4.2.2. Mối tương quan giữa sự tự tin về sinh con với sự hỗ trợ xã hội

Trong nghiên cứu này điểm hỗ trợ xã hội mà thai phụ nhận được ở mức độ trung bình 58,3 ± 7,97 trong đó điểm thấp nhất là 34 và cao nhất là 80. Về phân loại mức độ hỗ trợ xã hội mà thai phụ nhận được thì chỉ có 1 thai phụ nhận được mức độ hỗ trợ xã hội ở mức thấp chiếm tỷ lệ 0,3% còn lại 53,7% là mức trung bình và 45,9% là hỗ trợ mức cao. Kết quả này cũng tương đồng với một số kết quả ở nghiên cứu trước [5]. Điều này được lý giải vì trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ thai phụ đã kết hôn chiếm tỷ lệ rất cao 99,0% và sống của gia đình chiếm 98,6% vậy nên

họ nhận được nhiều sự hỗ trợ, quan tâm của mọi người trong gia đình. Khi đánh giá mối tương quan giữa sự tự tin với sự hỗ trợ xã hội thì hai biến này có mối tương thuận khá mạnh với r = 0,685, p = 0,000 (Bảng 3.9). Và khi so sánh điểm trung bình sự tự tin về sinh con giữa hai nhóm thai phụ nhận được sự hỗ trợ xã hội ở mức độ trung bình và mức độ cao thì hai nhóm thai phụ lần lượt có điểm trung bình là 48,8 (SD = 7,69) và 59,6 (SD = 7,98). Sự khác biệt về điểm sự tự tin về sinh con giữa hai nhóm thai phụ này là có ý nghĩa thống kê với p = 0,000. Nghiên cứu của Drummon cũng cho kết quả tương tự. Những thai phụ nhận được sự hỗ trợ ở mức độ cao hơn thì sự tự tin cũng cao hơn. Điều này được lý giải dựa vào học thuyết của Bandura như sau. Trong học thuyết của Bandura , yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến sự tự tin là sự thuyết phục bằng lời nói. Khi một người được thuyết phục, được động viên, khích lệ rằng họ có khả năng để thực hiện hoặc kiểm soát các hành động thì họ sẽ cố gắng nhiều hơn để thực hiện và duy trì hành vi đó [6]. Vậy nên khi thai phụ được mọi người trong gia đình, bạn bè và xã hội quan tâm luôn động viên, khích lệ rằng họ đủ khả năng để có thể sinh em bé theo đường âm đạo một cách thành công và dù có khó khăn gì thì cũng sẽ luôn có người ở bên cạnh giúp đỡ làm cho thai phụ vững tin và có thêm nhiều động lực để cố gắng sinh con. Bên cạnh đó kết quả của nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng với những thai phụ không nhận được sự hỗ trợ từ phía chồng thì sự tự tin sẽ kém hơn [32] .

4.2.3. Mối tương quan giữa sự tự tin về sinh con với sự lo sợ

Trong nghiên cứu này cho thấy điểm lo sợ về sinh con của đối tượng nghiên cứu ở mức độ trung bình 31 ± 5,7 trong đó điểm thấp nhất là 16 và điểm cao nhất là 45. Khi tự đánh giá về mức độ lo sợ khi sinh con thì đa số thai phụ đánh giá là lo sợ trung bình chiếm tỷ lệ 69,6% và không có thai phụ nào đánh giá ở mức độ rất lo sợ (Bảng 3.6). Bên cạnh đó sự lo sợ về sinh con có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê (p = 0,000) với sự tự tin r = - 0,27 (Bảng 3.9). Về điểm lo sợ khi sinh con kết quả của nghiên cứu này cũng gần tương tự với kết quả nghiên cứu của Soheila Pirdadeh Beiranvand trong nghiên cứu của tác giả này thì điểm lo sợ là 37,86 ±

9,44. Về mối tương quan giữa sự tự tin và mức độ lo sợ thì Bandura [6] đã cho rằng mức độ tự tin có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố trong đó có các phản ứng cảm xúc sinh lý, chúng tác động đến sự tự tin tùy thuộc vào đó là cảm xúc mang tính tiêu cực hay tích cực. Các cảm xúc tích cực làm tăng cường nhận thức về sự tự tin nhưng cảm xúc tiêu cực bao gồm sự sợ hãi lại làm giảm sự tự tin. Ở nhóm thai phụ có sự lo sợ sinh con quá cao thì tiên lượng thai phụ có thể sẽ có một trải qua cuộc sinh nở với nhiều khó khăn. Hơn nữa cũng có rất nhiều các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tự tin và sự lo sợ về sinh con là có mối tương quan nghịch. Những thai phụ nào có mức độ lo sợ thấp hơn thì sự tự tin cao hơn [8] ,[32].

4.2.4. Mối tương quan giữa sự tự tin về sinh con với kiến thức

Trong nghiên cứu này điểm kiến thức về sinh con của thai phụ ở mức độ trung bình (4 ±1,5) trong đó điểm thấp nhất là 0 và điểm cao nhất là 8. Có 48,6% thai phụ tham gia vào các lớp học tiền sản và 57,8 % thai phụ biết về các hành vi hỗ trợ chuyển dạ. Trong tổng số thai phụ thì số thai phụ cho rằng mình có kiến thức về chuyển dạ và sinh con rất ít hơn, ít hơn, ngang bằng, nhiều hơn và rất nhiều hơn các thai phụ khác chiếm tỷ lệ lần lượt là 2,7%, 26,4%, 51,4%, 16,9% và 2,7% (Bảng 3.6). Sự tự tin về sinh con có mối tương quan thuận khá mạnh với kiến thức r = 0,779, p = 0,000 (Bảng 3.9). Về điểm kiến thức kết quả của nghiên cứu này cũng tương đồng như kết quả nghiên cứu của Drummond [16]. Trong nghiên cứu của Drummond điểm kiến thức của các thai phụ là 4,34 ± 1,87. Tuy nhiên về tỷ lệ thai phụ tham gia lớp học tiền sản thì ở nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ thai phụ có tham gia vào các lớp học tiền sản thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Ip và cộng sự tại Đại Lục Trung Quốc năm 2010 trong nghiên cứu của Ip 100% đối tượng nghiên cứu tham gia vào các lớp học tiền sản [17]. Điều này có thể được lý giải rằng các thai phụ ở trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là ở nông thôn, chủ yếu là làm nghề công nhân và nông dân số thai phụ là công nhân chiếm tỷ lệ 25,7% , 28,7% là nông dân vậy nên họ không có đủ điều kiện để tham gia các lớp học tiền sản, đồng thời nhiều thai phụ cũng cho rằng việc tham dự các lớp học tiền sản là

chưa thực sự cần thiết. Bên cạnh đó tại các cơ sở y tế công cũng không tổ chức nhiều các lớp học tiền sản vào thời gian thích hợp để các thai phụ có thể tham gia. Mặt khác trong nghiên cứu này có tới 59,4% thai phụ trả lời rằng họ chưa bao giờ, rất ít hoặc ít đọc sách, báo, tạp chí liên quan đến các thông tin về chuyển dạ và sinh con. Vậy nên rất khó khăn để thai phụ có đầy đủ kiến thức về sinh con cũng như các hành vi hỗ trợ họ vượt qua cuộc chuyển dạ. Về mối tương quan giữa sự tự tin về sinh con với kiến thức thì có rất nhiều nghiên cứu cũng cho kết quả rằng những thai phụ có kiến thức về sinh con tốt hơn thì sự tự tin cao hơn [16], [32]. Theo học thuyết của Bandura, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự tự tin là kinh nghiệm gián tiếp từ người khác tức là thông qua việc học tập từ sách, video, sự hướng dẫn, chỉ dẫn, chia sẻ kinh nghiệm từ những thai phụ khác, cán bộ y tế. Thai phụ nào càng tiếp thu được nhiều kiến thức hữu ích thì thai phụ đó sẽ có sự tự tin cao hơn [6]. Khi thai phụ có những kiến thức về sinh con, chuyển dạ cũng như các hành vi hỗ trợ thai phụ vượt qua cuộc chuyển dạ thì thai phụ sẽ biết được cuộc chuyển dạ sắp tới sẽ diễn ra như thế nào, những gì mình cần phải vượt qua, những khó khăn, biến chứng nào thai phụ có thể gặp phải và đồng thời thai phụ biết mình cần làm gì để vượt qua, giải quyết những khó khăn đó từ đó giúp thai phụ chủ động và tự tin hơn về cuộc vượt cạn sắp tới.

4.2.5. Mối tương quan và mức độ ảnh hưởng giữa sự tự tin về sinh con với kết quả về việc tự thực hiện, kiến thức, sự hỗ trợ xã hội, và sự lo sợ.

Theo kết quả ở bảng 3.9 chúng tôi thấy rằng sự tự tin về sinh con có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với kết quả về việc tự thực hiện, kiến thức, sự lo sợ, và sự hỗ trợ xã hội. Trong đó kết quả về việc tự thực hiện , kiến thức về sinh con, sự hỗ trợ xã hội và kết quả mong đợi có mỗi tương quan thuận với sự tự tin về sinh con với r lần lượt là 0,346, 0,779, 0,685 và 0,505 với mức ý nghĩa p = 0,000. Bên cạnh đó sự lo sợ về sinh con lại có mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê (p = 0,000) với sự tự tin r = - 0,27. Không có sự khác biệt về điểm tự tin giữa nhóm thai phụ sống tại vùng nông thôn với nhóm sống tại thành thị và giữa nhóm thai phụ đã

từng sinh con với nhóm thai phụ sinh con lần đầu. Về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan được mô tả bằng phương trình hồi quy tuyến tính:

Phương trình hồi quy tuyến tính: Sự tự tin về sinh con = 23,032 – 0,22 (Sự lo sợ về sinh con) + 3,52 (Kiến thức về sinh con) + 0,4 ( Sự hỗ trợ xã hội). Dựa trên mô hình hồi quy khi tăng lên 1 điểm về kiến thức thì sự tự tin sẽ tăng lên 3,52 điểm, khi tăng lên 1 điểm về sự hỗ trợ xã hội thì sự tự tin tăng lên 0,4 điểm và ngược lại khi sự lo sợ tăng lên 1 điểm thì sự tự tin giảm đi 0,22 điểm.

Như vậy kiến thức là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự tự tin những thai phụ nào có kiến thức tốt về chuyển dạ và sinh con thì sẽ có sự tự tin cao hơn, ngoài ra thì thai phụ nào nhận được nhiều hơn sự động viên, khích lệ cũng như sự ủng hộ hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và xã hội thì sự tự tin cũng cao hơn. Bên cạnh đó thai phụ nào càng lo sợ về cuộc chuyển dạ sắp tới thì sự tự tin sẽ thấp hơn. Với đặc điểm này trong công tác điều dưỡng cần quan tâm nâng cao, bổ sung kiến thức về chuyển dạ và sinh con cho thai phụ thông qua những lần khám thai, cộng đồng. Hướng dẫn thai phụ cách tiếp cận với nguồn thông tin cũng như các cá nhân và tổ chức có thể hỗ trợ họ trong suốt thời kỳ mang thai và sinh con. Đồng thời hướng dẫn thai phụ các kỹ thuật, hành vi hỗ trợ họ trong chuyển dạ để thai phụ có một trải nghiệm sinh nở tích cực. Ngoài ra, cán bộ y tế, những người thân cần quan tâm hơn nữa tới các thai phụ để kịp thời động viên, hỗ trợ thai phụ đồng thời phát hiện, chia sẻ và giải tỏa những nối lo lắng, sợ hãi của thai phụ trong thời kỳ mang thai, sinh con.

Hạn chế của nghiên cứu

Cỡ mẫu của nghiên cứu được lựa chọn thuận tiện tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng mà nghiên cứu lựa chọn là những bà mẹ có khả năng sinh con đường âm đạo vì vậy không đánh giá được hết sự tự tin về sinh con của tất cả các bà mẹ mang thai nên không đánh giá được mức độ ảnh hưởng, liên quan giữa tình trạng sức khỏe ảnh hưởng tới sự tự tin về sinh con. Đồng thời địa điểm chúng tôi lựa chọn chỉ tại một bệnh viện và đây là bệnh viện tuyến Trung ương nên đối tượng nghiên cứu cũng có một số đặc điểm đặc thù việc áp dụng kết quả nghiên cứu

cho các quần thể khác với những đặc điểm văn hóa, điều kiện kinh tế khác có thể có nhiều hạn chế. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng chưa có điều kiện tìm hiểu về một số yếu tố như dân tộc, tôn giáo, v.v… để đánh giá sự tự tin về sinh con. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ có nguồn gốc từ phương Tây khi dịch ra mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi lỗi gây khó hiểu cho đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu sử dụng nhiều thang đo với nhiều mức độ khác nhau có thể gây nên sự không đồng nhất, khó trả lời cho đối tượng nghiên cứu.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu sự tự tin về sinh con của thai phụ tại Bệnh viên Trung ương Thái Nguyên, tiến hành trên 296 đối tượng nghiên cứu, trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2018, chúng tôi nhận thấy

Sự tự tin về sinh con của thai phụ

Sự tự tin về sinh con của đối tượng nghiên cứu ở mức độ trung bình (53,7 ± 9,5). Trong đó điểm thấp nhất là 30 và điểm cao nhất là 79 trên tổng điểm 80. Bên cạnh đó điểm trung bình kết quả mong đợi của đối tượng nghiên cứu là 55,9 (SD = 9,1) điểm thấp nhất là 39 và cao nhất là 73 trên tổng điểm 80.

Mối tương quan và mức độ ảnh hưởng giữa sự tự tin về sinh con với các yếu tố nhân khẩu học, kết quả về việc tự thực hiện, sự lo sợ, sự hỗ trợ xã hội và kiến thức về sinh con

Kết quả về việc tự thực hiện , kiến thức về sinh con, sự hỗ trợ xã hội và kết quả mong đợi có mỗi tương quan thuận với sự tự tin về sinh con với r lần lượt là 0,346, 0,779, 0,685 và 0,505 với mức ý nghĩa p < 0,001. Bên cạnh đó sự lo sợ về sinh con lại có mối tương quan nghịch với sự tự tin (r = - 0,27 p < 0,001). Các biến sự lo sợ về sinhh con, kiến thức về sinh con và sự hỗ trợ xã hội giải thích được 69,7% sự biến thiên của sự tự tin (R2 = 0,697, p < 0,001) với phương trình hồi quy tuyến tính:

Sự tự tin về sinh con = 23,032 – 0,22 (Sự lo sợ về sinh con) + 3,52 (Kiến thức về sinh con) + 0,4 ( Sự hỗ trợ xã hội).

Trong các biến có mối tương quan với sự tự tin thì kiến thức về sinh con có mối tương quan thuận mạnh nhất với sự tự tin. Và sự lo sợ có mối tương quan nghịch mạnh nhất với sự tự tin.

Ngoài ra không có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm sự tự tin giữa thai phụ sinh con lần đầu với những thai phụ đã từng sinh con và giữa những thai phụ sống ở vùng thành thị với những thai phụ sống ở nông thôn.

KHUYẾN NGHỊ Công tác thực hành điều dưỡng

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tự tin về sinh con của thai phụ chỉ ở mức trung bình do vậy trong công tác chăm sóc người điều dưỡng cần quan tâm và có các can thiệp để nâng cao sự tự tin cho thai phụ. Cụ thể, trong tổng số đối tượng nghiên cứu có tới 42,2% đối tượng chưa biết về các hành vi hỗ trợ chuyển dạ và có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ tự tin về sinh con của thai phụ tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2018 (Trang 52 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)