4. Cấu trúc của luận văn
3.2.3.2 Giai đoạn phun râu
Bảng 3.6.a. Ảnh hƣởng của chế phẩm nano kim loại đến tỉ lệ cây phun râu của giống ngô lai PAC 999 ở vụ Hè Thu 2016
Đơn vị: %
Công
thức 52 ngày 53 ngày 54 ngày 55 ngày 56 ngày 57 ngày 58 ngày
CT1 5.65 17.26 40.33 57.74 74.26 87.05 99.4 CT2 5.51 14.73 39.29 57.59 74.7 91.07 99.55 CT3 5.51 16.07 39.88 56.85 72.62 89.73 99.4 CT4 6.4 15.48 41.07 60.71 73.07 88.99 99.7 CT5 5.65 14.88 39.58 58.48 72.02 87.8 99.55 CT6 7.14 16.82 40.03 57.59 73.36 87.95 99.7
Biểu đồ 3.4: Ảnh hƣởng của chế phẩm nano kim loại đến thời gian phun râu ở các công thức trong vụ Hè Thu 2016
Qua kết quả có được ở bảng 3.6.a. cho thấy: vụ Hè Thu 2016, thời gian từ gieo đến phun râu của các công thức từ 52 - 58 ngày. Tỉ lệ cây phun râu ở các công thức thí nghiệm dao động từ 87,05 – 91,07% cá thể phun râu sau trồng 57 ngày.
Bảng 3.6.b. Ảnh hƣởng của phân bón nano đến tỉ lệ cây phun râu của giống ngô lai PAC 999 ở vụ Đông Xuân 2017
Đơn vị: %
Công
thức 52 ngày 53 ngày 54 ngày 55 ngày 56 ngày 57 ngày 58 ngày
CT1 6,24 17,52 42,08 57,61 73,19 88,42 99,60 CT2 5,63 15,39 40,21 56,43 75,84 90,36 99,55 CT3 5,13 17,43 39,67 58,61 73,26 90,41 99,80 CT4 5,98 17,36 39,84 59,44 72,15 88,62 100,00 CT5 5,18 15,46 40,11 57,84 72,08 88,15 99,70 CT6 6,24 18,32 41,00 58,72 73,69 88,67 100,00
Đồ thị 3.5: Ảnh hƣởng của chế phẩm nano kim loại đến thời gian phun râu ở các công thức trong vụ Đông Xuân 2017
Từ kết quả có được ở bảng 3.6.b. cho thấy: vụ Đông Xuân 2017, thời gian từ gieo đến phun râu của các công thức từ 52 - 58 ngày. Tỉ lệ cây phun râu ở các công thức thí nghiệm dao động từ 88,15 – 90,41% cá thể phun râu sau trồng 57 ngày.
Qua đồ thị 3.2; 3.3; 3.4 và đồ thị 3.5, nhận thấy ở cả hai vụ Hè Thu 2016 và vụ Đông Xuân 2017, khoảng cách thời gian để các công thức bắt đầu trỗ cờ đến bắt đầu phun râu chỉ dao động trong khoảng 2 ngày và mỗi giai đoạn này kéo dài trong khoảng thời gian 7 ngày, từ ngày 50 đến ngày 56 đối với trổ cờ và từ ngày 52 đến ngày 58 đối với phun râu. Thời gian trổ cờ và phun râu của các công thức thí nghiệm chênh lệch nhau ít (2-3 giờ) và không có sự sai khác, đây là các chỉ tiêu liên quan mật thiết đến đặc tính giống. Các công thức thí nghiệm đều đạt 80% cá thể trỗ cờ sau trồng 55 ngày và phun râu sau trồng 57 ngày.
3.3. Ảnh hƣởng của chế phẩm nano kim loại tới sâu, bệnh hại cây ngô.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết: Tổng thiệt hại do sâu gây ra là 20 - 30 tỉ USD (tương đương với 13 - 14% sản lượng), do sâu bệnh gây ra là 24 - 25 tỉ USD tương đương với 11 - 12% năng suất. Chính vì vậy mà con người luôn tìm mọi biện pháp kỹ thuật để hạn chế và ngăn chặn thảm dịch này. Sử dụng thuốc hoá học cho kết quả cao nhưng hậu quả và tàn dư của nó để lại cho môi trường rất nguy hiểm và nó còn ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Vì vậy, ngày nay người ta đã chú ý đến các chế phẩm sinh học có nguồn gốc tự nhiên như các loại Foocmon sinh học, bả sinh học... Đã mang lại hiệu quả nhất định mà lại rất thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là phân bón nano cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chống chịu sâu bệnh hại ngô.
Qua 2 vụ Hè Thu năm 2016 và Đông Xuân 2017 triển khai thí nghiệm cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, sâu bệnh hại xuất hiện ít và không vượt quá ngưỡng gây hại. Số liệu theo dõi được thể hiện trong bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tổng hợp ảnh hƣởng của chế phẩm nano kim loại tới mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống ngô lai PAC 999 qua
hai vụ Hè Thu 2016 và Đông Xuân 2017.
Thời điểm CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Sâu đục thân cây (điểm) 1 2 2 2 2 3
Sâu đục bắp (điểm) 1 2 1 1 1 1
Bệnh khảm vàng virut (điểm) 0 0 0 0 0 0
Bệnh đốm lá (điểm) 0 0 0 0 0 0
3.3.1. Sâu đục thân
Sâu đục thân (Chilo partellus) phân bố rộng rãi khắp các vùng trồng ngô ở Việt Nam và thế giới. Sâu đục thân ngô là loại sâu đa thực, gây hại chủ yếu trên ngô, ngoài ra sâu còn phá hoại một số cây trồng khác như bông, kê, đay, cà... Sâu phá tất cả các bộ phận trên cây như: thân, lá, bông cờ, bắp... trừ rễ. Khi cây còn nhỏ khoảng (3 - 4 lá) sâu non tuổi 1 chỉ có thể gặm được lớp biểu bì mà chưa làm thủng lá và chưa đục vào trong thân.
Khi đến 3 tuổi sâu đục vào thân ở nửa dưới của mỗi lóng sát với lóng bên dưới. Sâu đục thân phát triển mạnh vào lúc ngô trỗ cờ và sau phun râu 2 tuần bắt đầu giảm, sâu có thể phát sinh rộng thậm chí trên một cây ngô có thể có từ 3 - 4 lỗ, khi gặp gió to cây có thể gãy hàng loạt. Trên bắp ngô, sâu đục dọc từ đầu bắp đến cuống bắp và hoá nhộng bên trong thân ngô.
Qua kết quả theo dõi ở Bảng 3.3. cho thấy: Sâu đục thân có xuất hiện gây hại ở các công thức thí nghiệm và xuất hiện nhiều nhất ở công thức C6 (điểm 3), ít nhất ở công thức C1 (điểm 1), các công thức khác đều thấy xuất hiện ở mức điểm 2.
3.3.2. Sâu đục bắp
Sâu đục bắp (Heliothis zea và H. armigera) đẻ trứng hình cầu dẹt. Sâu
non hình ống, đẫy sức có thể dài tới 35-50 mm, có nhiều màu khác nhau, sâu non có nhiều màu sắc nâu, xanh, đặc biệt dọc 2 bên thân có sọc sáng.Trên mỗi đốt thân sâu non có 4 u lông xếp thành hình thang. Sâu non hoá nhộng trong đất. Nhộng màu nâu, dài khoảng 17-20 mm. Bướm trưởng thành màu vàng nâu hay vàng nhạt, dài khoảng 15-17 mm.
Sâu đục bắp cũng là một loại sâu đa thực. Sâu đục trái gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây ngô. Khi cây ngô còn non, sâu ăn các bộ phận non của ngô như ngọn, lá non làm thủng lá, làm cây ngô sinh truởng
chậm. Lúc ngô trỗ cờ sâu đục vào lá bao cờ, gây hại cho bao phấn, bông cờ. Khi cây có bắp, sâu ăn hạt non hoặc đục vào trong bắp. Chất thải do sâu non bài tiết làm kết dính lá bao cờ, cản trở việc trổ cờ và tung phấn. Trên cây ngô, sâu non cắn phá râu ngô, làm giảm tỉ lệ đậu hạt. Nhiều khi sâu còn đục và ăn
phần đầu bắp ngô, gây thối bắp ngô khi gặp mưa.
Qua kết quả theo dõi ở Bảng 3.3. sâu đục bắp cũng có xuất hiện, hầu hết xuất hiện ở mức điểm 1, duy nhất công thức CT2 xuất hiện nhiều hơn ở mức điểm 2.
Như vậy, sự xuất hiện sâu hại đều ở mức độ thấp, chưa vượt quá gây hại, do đó, không ảnh tới sinh trưởng và phát triển của cây ở các công thức thí nghiệm.
Đối với bệnh hại ngô, các bệnh khảm vàng virus, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn không xuất hiện, ở mức điểm 0 đối với bệnh khảm vàng virus, bệnh đốm lá và 0% đối với bệnh khô vằn.
3.4. Ảnh hƣởng của chế phẩm nano kim loại tới trạng thái cây, một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây ngô.
3.4.1. Về ảnh huởng của chế phẩm nano kim loại đến trạng thái cây.
Trạng thái cây được đánh giá khi bắp đã phát triển đầy đủ mà bộ lá vẫn còn xanh. Để đánh giá trạng thái cây cần dựa vào các chỉ tiêu như: Theo dạng cây, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, mức độ nhiễm sâu bệnh và đổ gãy. Do vậy trạng thái cây tốt cho biết giống có tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu bệnh tốt.
Bảng 3.8.a. Ảnh hƣởng của chế phẩm nano kim loại đến trạng thái cây của giống ngô lai PAC 999 ở vụ Hè Thu 2016
Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 LSD
0,05
CV (%)
Thời gian sinh
trưởng (ngày) 95 95 95 95 95 95 - -
Số lá xanh
còn lại(lá/cây) 9,98 9,98 10,05 9,80 9,93 9,78 0,33 2,5 Trạng thái cây
(điểm) 1 1 1 1 1 1 - -
Qua kết quả thí nghiệm bảng 3.8.a. cho thấy: cây ngô vụ Hè Thu 2016 có thời gian sinh trưởng đều là 95 ngày và không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm. Các lá xanh còn lại đến ngày thu hoạch dao động 9,80 -10,05 lá/cây cũng không sai khác nhiều so với đối chứng là 9,78 lá/cây.
Bằng quan sát trực quan qua các lần chăm sóc thí nghiệm, kết hợp với kết quả thu thập các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển, nhận thấy trạng thái cây trồng ở các công thức thí nghiệm đều ở mức điểm 1.
Bảng 3.8.b. Ảnh hƣởng của chế phẩm nano kim loại đến trạng thái cây của giống ngô lai PAC 999 ở vụ Đông Xuân 2017
Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 LSD0,05
CV (%)
Thời gian sinh
trưởng (ngày) 98 98 97 98 98 100 - -
Số lá xanh
còn lại(lá/cây) 10 10,1 10 9,75 9,93 9,8 0,25 1,7 Trạng thái cây
(điểm) 1 1 1 1 1 1 - -
Ở vụ Đông Xuân 2017, thời gian sinh trưởng của các công thức dao động từ 97 đến 100 ngày. Các lá xanh còn lại đến ngày thu hoạch dao động 9,80 -10,1 lá/cây cũng không sai khác nhiều so với đối chứng là 9,8 lá/cây.
Trạng thái cây trồng ở các công thức thí nghiệm đều ở mức điểm 1. (Bảng 3.8.b.)
Qua kết quả thí nghiệm bảng 3.8.a và bảng 3.8.b. cho thấy: Trong điều kiện tự nhiên tỉnh Bình Định, cây ngô vụ Hè Thu 2016 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn vụ Đông Xuân 2017 và không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm. Trạng thái cây trồng ở các công thức thí nghiệm trong hai vụ hè Thu 2016 và Đông Xuân 2017 đều ở mức tốt điểm 1. Như vậy, việc xử lý hạt giống bằng chế phẩm nano kim loại khác nhau không ảnh huởng tới trạng thái cây ở cả hai vụ nghiên cứu.
3.4.2 Về ảnh huởng của chế phẩm nano kim loại tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống ngô lai PAC 999. năng suất và năng suất giống ngô lai PAC 999.
Bảng 3.9.a. Ảnh hƣởng của chế phẩm nano kim loại đến một số chỉ tiêu cấu thành năng suất của giống ngô lai PAC 999 vụ Hè Thu 2016
Chỉ tiêu C1 C2 C3 C4 C5 C6 LSD 0,05 CV (%) Số cây thực thu (cây/ha) 57.142 57.142 57.142 57.142 57.142 57.142 - - Đường kính bắp (cm) 4,20 4,17 4,20 4,18 4,26 4,14 1,59 2,5 Chiều dài bắp (cm) 16,13 14,88 15,81 15,89 15,79 15,06 1,38 5,9 Số hạt /hàng (hạt) 36,08 34,05 35,75 35,78 35,80 34,18 2,55 4,8 Số hàng hạt /bắp (hàng) 14,00 13,85 14,00 14,00 14,00 13,95 - - Khối lượng 1.000 hạt 335,34 332,38 334,79 338,51 340,17 336,99 9,97 2,0
Khối lượng hạt tươi /cây (g) 284,10 219,23 218,01 283,98 265,23 257,06 43,17 11, 2 Năng suất lý thuyết (tạ/ha) 96,88 89,57 95,75 97,43 96,78 91,80 7,87 5,2
Bảng 3.9.b. Ảnh hƣởng của chế phẩm nano kim loại đến một số chỉ tiêu cấu thành năng suất của giống ngô lai PAC 999 vụ Đông Xuân 2017
Chỉ tiêu C1 C2 C3 C4 C5 C6 LSD 0,05 CV (%) Số cây thực thu (cây/ha) 57.142 57.142 57.142 57.142 57.142 57.142 - - Đường kính bắp (cm) 4,38 4,30 4,25 4,13 4,32 43,12 2,65 4,2 Chiều dài bắp (cm) 17,5 15,9 16,8 17,1 16,8 16 1,81 7,3 Số hạt /hàng (hạt) 36,2 35,3 35,8 36,6 37,6 35,1 3,71 6,9 Số hàng hạt /bắp (hàng) 14 14 14 14 14 14 - - Khối lượng 1.000 hạt (g) 351,19 348,10 350,49 354,40 356,09 352,66 9,99 1,9 Khối lượng hạt tươi /cây (g) 277,66 245,06 229,19 286,20 267,36 239,63 47,9 12,5
Năng suất lý thuyết (tấn/ha)
103,62 98,29 100,46 107,02 101,60 98,95 11,1 7,3
Với mật độ gieo trồng thí nghiệm 70 x 25 cm tương đương 57.142 cây/ha, đây là mật độ phổ biến tại địa phương nơi bố trí thí nghiệm và được áp dụng đồng đều ở các công thức thí nghiệm bằng cách tỉa, dặm sau trồng 10 ngày, do đó, số cây thu hoạch ở các công thức là như nhau.
3.4.2.1. Chiều dài bắp.
Chiều dài bắp là một chỉ tiêu quan trọng cấu thành nên năng suất và tỷ lệ thuận với năng suất, chiều dài bắp càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao và ngược lại. Chiều dài bắp ngoài phụ thuộc vào đặc tính di truyền giống, còn phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, chế độ phân bón.
Qua kết quả bảng số liệu 3.9.a. và 3.9.b. cho thấy:
Vụ Hè Thu 2016: Chiều dài bắp ở các công thức dao động từ 14,88 – 16,13 cm. Trong đó, công thức CT1 có chiều dài bắp lớn nhất là 16,13cm và không có sự sai khác ở mứcáy nghĩa 95% so với công thức đối chứng. Công thức CT2 có chiều dài bắp ngắn nhất là 14,88 cm.
Vụ Đông Xuân 2017: Chiều dài bắp dao động từ 15,9 – 17,5 cm. Trong đó, công thức CT1 có chiều dài bắp lớn nhất là 17,5 cm và không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 95% so với công thức đối chứng. Công thức CT2 có chiều dài bắp ngắn nhất là 15,90 cm.
3.4.2.2. Đường kính bắp
Đường kính bắp cũng là một chỉ tiêu quan trọng cấu thành nên năng suất và tỷ lệ thuận với năng suất của giống ngô. Đường kính bắp càng lớn thì năng suất càng cao và ngược lại.
Qua kết quả bảng số liệu 3.9.a. và 3.9.b. cho thấy: Đường kính bắp của các công thức trong thí nghiệm dao động từ 4,14 – 4,38 cm ở cả hai vụ Hè Thu 2016 và vụ Đông Xuân 2017, không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%.
3.4.2.3. Số hàng hạt/bắp và số hạt/hàng.
Số hàng/bắp phụ thuộc vào nhiều yếu tố di truyền và luôn chẵn do đặc tính hoa kép ở ngô. Thông thường, các giống ngô lai có số lượng hàng hạt trênbắp là 12, 14, 16 hàng.
Qua số liệu bảng 3.9.a. và 3.9.b. cho thấy: Vụ Hè Thu 2016 có số hàng hạt/ bắp ở các công thức khá tương đương và dao động từ 13,85 - 14 hàng/bắp. Số hạt/hàng biến động không nhiều và không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm.
Ở vụ Đông Xuân 2017, số hàng hạt/bắp ở các công thức là 14 hàng/bắp và không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm. Số hạt/hàng biến động không nhiều từ 35,1 - 37,6 hạt và không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm.
3.4.2.4. Khối luợng nghìn hạt.
Qua bảng số liệu 3.9.a. cho thấy vụ Hè Thu 2016, khối lượng 1.000 hạt giữa các công thức dao động 335,34 - 340,17 g và không có sai khác giữa các công thức. Khối lượng hạt tươi/cây của công thức CT2, CT3 đạt mức thấp nhất và có sai khác so với các công thức khác, khối lượng hạt tươi /cây các công thức CT1, CT4, CT5, CT6 không có sự sai khác, tuy nhiên, công thức C1 và C4 có xu hướng đạt cao hơn so với đối chứng, lần lượt là 284,10 và 283,98 g /cây.
Ở vụ Đông Xuân 2017, khối lượng 1.000 hạt giữa các công thức dao động 348,1 - 356,09 g và không có sai khác giữa các công thức. Khối lượng hạt tươi/cây của công thức C3 đạt mức thấp nhất, khối lượng hạt tươi/cây giữa các công thức C1, C2, C4, C5, C6 không có sự sai khác, tuy nhiên, công thức C1 và C4 có xu hướng đạt cao hơn so với đối chứng, lần lượt là 277,66 và 286,20 g /cây.(Bảng 3.9.b.)
3.4.2.5. Năng suất lý thuyết.
Năng suất lý thuyết (NSLT) phản ánh tiềm năng năng suất của giống trong điều kiện trồng trọt nhất định, năng suất lý thuyết cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như: số bắp/cây, hàng/bắp, khối lượng nghìn hạt, số cây/m2
.
Theo số liệu bảng 3.9.a. cho thấy: năng suất lý thuyết của công thức CT4