Biện pháp 7: Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 117 - 119)

dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá giúp nhà quản lý nắm bắt thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn biến công việc trong tổ chức, so sánh hiệu quả thực tế đạt được với mục tiêu đề ra, từ đó có những tác động quản lý thích hợp; giúp phát hiện các tập thể tham gia thực hiện tốt hoạt động để khen thưởng kịp thời và nhân rộng điển hình để động viên, khích lệ phong trào; những tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt cần được nhắc nhở thường xuyên, thậm chí là phê bình, kiểm điểm rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn.

3.2.7.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng các tiêu chí đánh giá GD KNXH, xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra đánh giá, phát động và tổ chức các phong trào thi đua. Hiệu trưởng cần kiểm tra quá trình chuẩn bị; kiểm tra khi hoạt động đang diễn ra để kiểm soát được tính khách quan và chính xác của hoạt động thi đua.

Đầu mỗi đợt thi đua, mỗi học kỳ, hiệu trưởng tổ chức phát động, ký cam kết giao ước thi đua trong GV và các bộ phận liên quan để tổ chức có hiệu quả GD KNXH.

Sau mỗi học kỳ, năm học hiệu trưởng cần tiến hành tổng kết thi đua, khen thưởng và phê bình kịp thời.

3.2.7.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá:

Để đảm bảo tính khách quan, công bằng thì các tiêu chí đánh giá phải thật cụ thể, phải dựa trên chương trình, nội dung, kế hoạch đã quy định, ý

thức trách nhiệm của GV và trẻ trong từng hoạt động, hiệu quả của công việc… được lượng hoá bằng điểm.

Đề ra và thống nhất tiêu chí đánh giá phù hợp với thực tiễn cho trẻ tham gia các hoạt động về GD KNXH, dựa trên cơ sở tiêu chuẩn quy định của Bộ GDĐT. Sau khi xây dựng các tiêu chí đánh giá GD KNXH (đã thông qua việc lấy ý kiến và thống nhất chung trong toàn thể nhà trường), Hiệu trưởng phổ biến cho CBQL, GV và NV để mọi người có thể tự kiểm tra đánh giá cá nhân và phong trào của lớp.

- Xây dựng kế hoạch tổng kết kiểm tra, đánh giá. Xây dựng kế hoạch dựa trên những điểm cơ bản sau:

Kiểm tra về nhận thức, quan điểm quản lý, nhiệm vụ, nội dung GD KNXH; kiểm tra từ khâu chuẩn bị, triển khai thực hiện cho đến khâu cuối cùng đánh giá kết quả thực hiện. Đối với GV, kiểm tra kế hoạch GD KNXH, thực hiện nội dung hoạt động, công tác chuẩn bị, công tác tổ chức, kiểm tra, đánh giá trẻ… kết quả hoạt động. Đối với trẻ, kiểm tra số lượng trẻ tham gia; ý thức, tinh thần, thái độ; mức độ nhận thức về các nội dung; kỹ năng tham gia và sản phẩm của hoạt động.

- Tổng kết và kiểm tra đánh giá:

CBQL nhà trường cần phát động phong trào thi đua rộng rãi trong toàn trường, xây dựng các danh hiệu thi đua, thành lập Ban thi đua để đánh giá thi đua của GV và trẻ toàn trường, tạo nên công bằng trong công tác thi đua.

Kiểm tra, giám sát thường xuyên hằng ngày, hàng tuần, hàng tháng; kiểm tra công tác chuẩn bị cho hoạt động, kiểm tra quá trình tổ chức, kết quả của hoạt động, kiểm tra chéo giữa các lớp trong trường, kiểm tra từ trên xuống của các tổ chức quản lý quản lý; kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất. Trên cơ sở kiểm tra tiến hành tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm.

Hiệu trưởng kịp thời điều chỉnh, tổ chức khắc phục những bất cập, yếu kém. Từ đó xây dựng kế hoạch GD KNXH cho năm học sau phù hợp hơn với điều kiện tình hình thực tế của nhà trường. Hiệu trưởng cần xây dựng các tiêu chí khen thưởng cho mỗi hoạt động. Biểu dương cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong công tác GD KNXH. Việc khen thưởng kịp thời, chính xác sẽ là nguồn động viên, khơi dậy nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm, sự phấn đấu nỗ lực của GV và trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 117 - 119)