CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty TNHH MTV dược phẩm tư 2 tp vinh giai đoạn 2008 2012​ (Trang 32 - 34)

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Là Chi nhánh Công ty TNHH MTV Dược phẩm TƯ2 chi nhánh TP.Vinh và tập trung vào một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh như: danh mục sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận, chi phí và cơ cấu chi phí, cơ cấu giá sản phẩm trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp hồi cứu mô tả, thu thập số liệu về

một số kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Công ty TNHH MTV

Dược phẩm TƯ2 chi nhánh TP.Vinh từ: danh mục sản phẩm, báo cáo tài chính, bảng cân đối kế tốn, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, bảng các khoản mục phí… trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012.

Các số liệu sau khi được thu thập được phân tích xử lí bằng cách phân chia riêng theo từng chỉ tiêu:

So sánh (lập bảng, đồ thị) theo từng chỉ tiêu giữa các năm để phân tích xu hướng biến động của từng chỉ tiêu riêng biệt trong 5 năm nghiên cứu.

2.2.1. Phân tích mối quan hệ Chi phí - Doanh thu - Lợi nhuận.

Theo quan điểm kinh doanh, trong bất kì một loại hình DN nào, thì mỗi khối lượng sản phẩm sản xuất ra hay tiêu thụ được đều cần phân tích thành 2 phần:

- Một phần để bù đắp cho tồn bộ chi phí đầu vào. - Phần còn lại mang lại lợi nhuận cho DN.

Từ đây ta có phương trình kinh tế cơ bản:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí.

Doanh thu là hệ quả của tiết kiệm chi phí. Do vậy, tiết kiệm chi phí vừa trực tiếp tăng lợi nhuận vừa góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.

Tuy nhiên, để thấy rõ được ảnh hưởng của kết cấu chi phí giá thành sản phẩm

đến kết quả hoạt động kinh doanh, thì phân tích kết cấu chi phí một cách đơn

thuần và tỉ trọng phí là chưa đủ, mà ta phải đặt phân tích chi phí trong mối

quan hệ với doanh thu, lợi nhuận, thơng qua một số chỉ tiêu sau:

Tỷ suất phí (TSF): % 100 .x DTth TMF TSF

(TSF: Tỷ suất phí, TMF: Tổng mức phí, DTth.: Doanh thu thuần)

Từ cơng thức này ta thấy: để thu được 1 đồng doanh thu thì cần bỏ ra bao

nhiêu đồng chi phí. Như vậy, tỷ suất phí càng nhỏ, thì chi phí để thu được 1

đồng doanh thu càng thấp, tức là DN thu được lợi nhuận cao, làm ăn có hiệu

quả.

Lãi suất sản phẩm tiêu thụ:

100

x TMF

LNLSLS

Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng tổng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng LN. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng lớn. Tăng LN, giảm chi phí sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho DN. [9]

Tóm lại, tiết kiệm chi phí sẽ chính là chìa khố để DN tồn tại và phát triển.

2.2.2. Phân tích quy mơ kết quả hoạt động kinh doanh của DN

Để đánh giá được quy mô kết quả hoạt động kinh doanh của DN, ta dùng chỉ

tiêu giá trị hàng hoá tiêu thụ- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Giá trị hàng hoá tiêu thụ hay doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền, phản ánh khối lượng sản phẩm hàng hố, dịch vụ mà DN đã bán ra ngồi phạm vi hoạt động kinh doanh của DN và đã thu được

tiền dưới mọi hình thức, như: tiền mặt, tiền séc, tín phiếu, ngân phiếu thanh tốn…

Đây là một chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả hoạt động kinh doanh. Doanh

thu bán hàng càng lớn, lợi nhuận cuả DN càng cao. Bởi vậy, chỉ tiêu này là cơ sở để xác định lãi (lỗ) sau một q trình kinh doanh của DN.[9]

2.2.3. Phân tích tốc độ tăng trưởng SXKD của DN

Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, các DN không chỉ quan tâm đến sự tồn tại trong từng thời kì mà điều cốt yếu là sự tăng trưởng của sản xuất kinh doanh. Bởi vì muốn tồn tại và chiến thắng trong cạnh tranh thì phải phát triển, phát triển và tồn tại. Vậy, tăng trưởng sản xuất kinh doanh của DN là biểu hiện mức độ thực hiện chiến lược phát triển gắn

với chiến lược thị trường của DN và chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung. Mức độ thực hiện chiến lược tăng trưởng sản xuất kinh doanh quyết

định sự tồn tại lâu dài của DN trên thị trường. Để đánh giá mức độ thực hiện

chiến lược tăng trưởng sản xuất kinh doanh của DN trong từng thời kì, có thể sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển của sản xuất kinh doanh sau

đây:

- Tốc độ phát triển định gốc. - Tốc độ phát triển liên hoàn.

Việc phân tích 2 chỉ tiêu trên, gắn với việc phân tích tình hình lợi nhuận và chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước để thấy được sự biến động của kết quả sản xuất kinh doanh, từ đó thấy được mức độ thực hiện chiến lược phát triển gắn với chiến lược thị trường của DN và chiến lược phát triển kinh tế xã hội. [8]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích một số kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty TNHH MTV dược phẩm tư 2 tp vinh giai đoạn 2008 2012​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)