Đảng lãnh đạo là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công của phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 1975) (Trang 100)

7. Bố cục của đề tài

3.1.5. Đảng lãnh đạo là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công của phong

phong trào đấu tranh chính trị tại đô thị Phú Yên

Phú Yên nói chung và Tuy Hoà nói riêng là vùng tạm chiếm của quân địch, một địa bàn xa sự chi viện của cấp trên. Trải qua cuộc chiến đấu không cân s c kéo dài 20 năm để chống lại một lực lượng địch có bộ máy kìm kẹp, có lực lượng quân sự đông, vũ khí trang bị kĩ thuật nhiều hơn rất nhiều lần và luôn thi hành nhiều âm mưu thủ đoạn tàn bạo, xảo quyệt nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên phát triển mạnh mẽ, góp phần đưa đến thắng lợi chung của Phú Yên và toàn miền Nam. Trên cơ sở đường lối của Đảng đối với cách mạng miền Nam trong thời kì mới và thực tiễn cuộc đấu tranh giáp mặt với chế độ độc tài Ngô Đình Diệm liên tục trong bốn năm đầu, Đảng bộ và nhân dân Tuy Hoà, Phú Yên đã từng bước hình thành các mũi tiến công chiến lược lợi hại vào hàng ngũ nguỵ quân, nguỵ quyền nhằm hạn chế những thủ đoạn khủng bố tàn sát của chúng. Sau khi phong trào cách mạng của quần chúng phát triển đến đỉnh cao và rộng khắp thì càng thể hiện rõ tính chất về nghệ thuật lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng đối với các hình th c đấu tranh chính trị. Đấu tranh chính trị trở thành một mũi tiến công chiến lược hợp thành trong ba mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận), tạo nên s c mạnh t ng hợp của những cuộc n i dậy, đồng khởi, giành quyền làm chủ, mở rộng vùng giải phóng, củng cố vững chắc vùng căn c cách mạng.

Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Tuy Hoà được hình thành, phát triển luôn gắn liền với phong trào quần chúng n i dậy phá ấp chiến lược do Mĩ - Diệm xây dựng. Nó gắn kết chặt chẽ với quá trình tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, ngăn chặn và tiến tới đánh bại từng âm mưu, thủ đoạn chiến lược nham hiểm của chế độ Mĩ - nguỵ, giải phóng và giữ vững từng vùng đất, mở rộng và củng cố vùng căn c của Phú Yên trong các giai đoạn của cuộc kháng chiến, tạo nên những chuyển biến lớn trong cục diện chung.

Đấu tranh chính trị ở đô thị đã đáp ng một phần quan trọng để thực hiện mục tiêu chiến lược trong từng thời kì, tạo điều kiện thuận lợi cho mũi đấu tranh binh vận, vũ trang đạt hiệu suất chiến đấu cao, hiệu quả lớn nhưng đỡ mất mát, hi sinh, ít t n hại vũ khí đạn dược. Đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên vừa phản ánh đúng những quy luật chung của nghệ thuật chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, vừa thể hiện đậm nét đặc điểm truyền thống yêu nước, yêu đồng bào của dân tộc ta.

Trong suốt quá trình tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ - ngụy, đấu tranh chính trị luôn được Đảng uỷ các cấp xác định là mũi tiến công chiến lược hợp thành s c mạnh t ng hợp để làm suy yếu s c chiến đấu của địch để tiến tới giành thắng lợi cuối cùng

Tư tưởng chiến lược ấy được Tỉnh uỷ Phú Yên vận dụng chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị, binh vận, tấn công vũ trang nhằm làm suy yếu tiến đến làm tan rã s c chiến đấu quân ngụy. Sự chỉ đạo kết hợp 3 mũi giáp công đã góp phần quan trọng nhằm mục tiêu khoét sâu mâu thuẫn giữa Mĩ - quân đội và chính quyền Sài Gòn, giữa tinh thần dân tộc và chủ nghĩa đế quốc xâm lược, khoét sâu tư tưởng phản chiến và tâm lý thất bại trong quân Mĩ và thân Mĩ làm cho hai lực lượng chiến lược là quân đội Sài Gòn, xương sống của quân đội Mĩ không liên kết được với nhau, bị thất bại trong từng trận đánh, trong từng chiến dịch và cuối cùng dẫn đến thất bại hoàn toàn. Chiến trường Phú Yên diễn ra trong giai đoạn: 1959 - 1960, 1961 - 1965, 1965 - 1968, 1973 - 1975, đã ch ng minh sự chỉ đạo đúng đắn của Tỉnh uỷ về đấu tranh chính trị trong thế 3 mũi giáp công về nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo và t ch c thực hiện của Đảng bộ các cấp trong tỉnh. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh binh vận trên địa bàn Phú Yên được ra đời và phát triển từ các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, chống chế độ Mĩ - Diệm, trong chiến lược “Tố cộng, diệt cộng” hết s c độc ác, nham hiểm. Chính lực lượng đấu tranh chính trị đã gắn chặt với công tác

vận động binh lính sĩ quân ngụy và bộ máy chính quyền nguỵ ở cơ sở nên đã giữ được vai trò làm chủ trong quá trình mở rộng vùng giải phóng, củng cố khu căn c chỉ đạo kháng chiến của Tỉnh. Đồng thời, Tỉnh đã tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang nâng cao uy thế của phong trào cách mạng trong quần chúng bằng cuộc đồng khởi n i dậy của quần chúng ở Hoà Thịnh (Tuy Hoà) vào cuối năm 1960.

Trong công tác lãnh đạo đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên giai đoạn 1954 – 1975 của các cấp uỷ Đảng từ tỉnh uỷ đến địa phương đã thể hiện sự đúng đắn, linh hoạt, sáng tạo. Chính sự lãnh đạo kịp thời của các cấp uỷ Đảng, trực tiếp là Đảng bộ Phú Yên đã tạo nên bước lớn mạnh trong phong trào đấu tranh của quần chúng trong từng thời kì. Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, năm 1965, tại Tuy Hoà địch đã thực hiện cuộc hành quân Van-bua-ren đã giết hại 1563 đồng bào ta trong đó có phụ nữ, người già, trẻ em. 90 phần trăm nhà cửa của nhân dân ở những nơi chúng càn quét qua đều bị đốt phá, gia cầm, gia súc, hoa màu, ruộng lúa bị phá huỷ. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Đảng bộ Tuy Hoà lãnh đạo quần chúng “tản cư ngược” vào vùng địch. Nhân dân vừa đấu tranh chính trị vừa đấu tranh vũ trang đòi nguỵ quyền cấp lương thực, thuốc men, nhà cửa. Đây là điểm sáng tạo của đảng bộ Tuy Hoà trong việc vận dụng linh hoạt chỉ thị của cấp trên, đưa ra chỉ đạo bám sát tình hình thực tế. Tuy nhiên, tâm trạng chung của những người “tản cư ngược” cũng như người bám trụ ở lại đều lo không biết cuộc kháng chiến sẽ kéo dài đến bao giờ? Lòng người dao động. Trong tình thế đó, huyện uỷ Tuy Hoà chủ trương đưa cán bộ, du kích về bám dân, phát triển du kích mật (du kích B) t ch c đánh địch và dựa vào cơ sở hợp pháp, hướng dẫn quần chúng đấu tranh chính trị với địch. Nhờ chủ trương đúng đắn đó, cuộc hành quân Van-bua-ren của địch từng bước được đẩy lùi.

các cấp uỷ đảng và sự linh hoạt của Tỉnh uỷ Phú Yên là nhân tố hàng đầu đưa đến sự thành công của phong trào đấu tranh chính trị tại đô thị Phú Yên.

3 2 Ý ĩ ủ p o r o đấu tranh chính trị đô ị Phú Yên

3.2.1. Góp phần nâng cao giác ngộ chính trị đối với các tầng lớp nhân dân ở đô thị Phú Yên ở đô thị Phú Yên

Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị Phú Yên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, c u nước (1954 – 1975) đã góp phần nâng cao giác ngộ chính trị cho các tầng lớp nhân dân.

Thông qua phong trào đấu tranh chính trị, tỉnh ủy đã tiến hành tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng đến nhân dân. Hầu hết các cuộc đấu tranh chính trị ở Phú Yên thời kỳ 1954 – 1975 đều sử dụng khẩu hiệu, truyền đơn, biểu dương lực lượng… Chẳng hạn, Ngày 23/10/1955, Mĩ - Diệm t ch c cái gọi là “ Trưng cầu dân ý ” nhằm phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm T ng thống ngụy quyền Sài Gòn âm mưu vĩnh viễn chia cắt nước ta. Trước tình hình đó, các cơ sở đảng trong tỉnh đã tuyên truyền, giải thích cho quần chúng nhân dân đấu tranh vạch trần trò hề dân chủ bịp bợm của chúng. Do sự đấu tranh của đông đảo quần chúng nhân dân nên trò hề “Trưng cầu dân ý” của Mĩ - Diệm bị vạch trần. Đêm 3/3/1956, ta t ch c rải nhiều truyền đơn, dán áp phích ở nhiều nơi công cộng trong huyện Tuy Hòa. Sáng ngày 4/3/1956 là ngày bầu cử, bằng nhiều hình th c khác nhau, nhân dân quyết tâm phá cho bằng được trò hề “trưng cầu dân ý” của chúng. Ở một số điểm bầu cử, cờ ba que, áp phích c động, c ng chào bị quần chúng xé bỏ, phá dỡ. Có nơi quần chúng tạo ra những cuộc cãi vã, ẩu đả, hoặc xô xát với bọn canh giữ thùng phiếu để tạo cớ cho quần chúng bỏ về, làm cho cuộc bầu cử nhiều nơi không thực hiện được.... Qua đấu tranh chống trò hề “Trưng cầu dân ý”, chống bầu cử, ý th c chính trị của quần chúng được nâng cao. Quần chúng hiểu được bản chất của Mĩ nguỵ, thấy được âm mưu của chúng trong việc biến miền Nam (trong đó có Tuy Hoà, Phú Yên) thành thuộc địa kiểu mới, thành căn c quân sư, chia cắt lâu dài nước ta. Quần

chúng cũng nắm được tư tưởng chỉ đạo cách mạng của đảng, hiểu rõ ý nghĩa của công tác đấu tranh chính trị. Do đó, lược lượng tham gia đấu tranh ngày một trở nên đông đảo.

Hay đến giữa năm 1964, do yêu cầu tập hợp quần chúng số lượng đông và lãnh đạo quần chúng số lượng đông, được sự đồng ý của Tỉnh ủy , Huyện uỷ Tuy Hoà t ch c một số phiên “Chợ nhồi” do Hội phụ nữ huyện, xã và các Ban đấu tranh chính trị lãnh đạo. Mục đích của phiên “Chợ nhồi” là để biểu dương lực lượng và tạo lòng tin. Ba phiên “chợ nhồi” đầu tiên t ch c các địa điểm họp chợ khác nhau, quy mô khác nhau, ám tín hiệu khác nhau, số lượng càng về sau càng đông hơn trước, lên đến hàng ngàn người, có t ch c, có lãnh đạo từ thôn đến xã, huyện, lòng tin và sự phấn khởi của chị em phụ nữ và quần chúng Tuy Hoà được nâng lên một bước...

Những hình th c tuyên truyền trên góp phần giúp quần chúng nhìn rõ bộ mặt xâm lược của Mĩ, bộ mặt tay sai của chính quyền Sài Gòn cũng như hiểu rõ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta, từ đó tùy theo hoàn cảnh của mình mà tự nguyện tham gia vào cuộc đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Việc nhìn rõ bộ mặt xâm lược của Mĩ, bộ mặt tay sai của chính quyền Sài Gòn được thể hiện qua nhiều khía cạnh, nhưng quan trọng nhất là ở chỗ nhân dân không mơ hồ trước những âm mưu và hành động dù được che đậy tinh vi của chính quyền Sài Gòn từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu. Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973 đã mang lại niềm hi vọng lớn cho đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, nhân dân Phú Yên và nhân dân miền Nam đã nhìn rõ bản chất xâm lược và ngoan cố vẫn muốn thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”, phá hoại không muốn thực hiện Hiệp định, do vậy họ không ảo tưởng về một nền hòa bình thực sự cho dân tộc Việt Nam nếu không tiếp tục đấu tranh, Mĩ đã cút nhưng chính quyền Sài Gòn chưa sụp đ , độc lập thống nhất vẫn còn phải đấu tranh mới giành lại được. Ở vùng địch kiểm soát, ta đã đề ra các biện pháp cụ thể nhằm lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh

buộc địch thi hành Hiệp định Paris, đòi các quyền tự do dân chủ. Tháng 4/1973, Tỉnh Hội Phật giáo Phú Yên đã t ch c cầu siêu mong hòa bình, với sự tham gia của khoảng 64.000 người, trong đó phần đông là lực lượng phụ nữ. Ngoài ra, phong trào đấu tranh chính trị không cho xe tăng M113 của địch đi càn quét có kết quả trở thành ngọn cờ đầu trong toàn Khu V và đóng góp cho phong trào toàn miền nhiều kinh nghiệm quý báu. Tiếp đến trong những tháng đầu năm 1974, quân và dân Phú Yên đã tiến công địch gần 500 trận lớn nhỏ, khôi phục vùng làm chủ, vùng tranh chấp. Chiến thắng quân sự đã thôi thúc chống phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng ở thị xã, thị trấn các tầng lớp nhân dân đ ng lên chống Mĩ - Thiệu, chống tham nhũng, đòi hoà giải, hoà hợp dân tộc. Các âm mưu đôn quân bắt lính, cướp phá tài sản, lừa mị của địch bị quần chúng nhân dân vạch trần. Nhân dân ở vùng địch kiểm soát, tinh thần và thái độ ngã hẳn theo xu thế tất thắng của cách mạng; tinh thần ngụy quân, ngụy quyền sa sút, dao động mạnh; mâu thuẫn trong nội bộ địch ngày càng gay gắt. Đến giữa tháng 7/1974, trên địa bàn Phú Yên đã n ra hàng trăm cuộc n i dậy của quần chúng ở Xuân Xuân, Hòa Vinh (Tuy Hoà I), Hoà Quang, Hoà Kiên (Tuy Hoà II), … đã t ch c nhân dân n i dậy đánh trống, gõ mõ, phát loa kêu gọi và rải hàng vạn tờ rơi truyền đơn làm rã ngũ gần 4.000 tên địch... Những thắng lợi đó, đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi hoàn toàn trong năm 1975.

Nhờ sự giác ngộ về chính trị của quần chúng nên dù Mĩ và chính quyền Sài Gòn thi hành nhiều biện pháp, kể cả thẳng tay đàn áp nhưng phong trào đấu tranh chính trị ở Phú Yên vẫn liên tục phát triển sâu rộng, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của dân tộc.

3.2.2. Làm rối loạn hậu phương và suy giảm thế lực của chính quyền Sài Gòn, tạo điều kiện cho phong trào cách mạng phát triển Gòn, tạo điều kiện cho phong trào cách mạng phát triển

Với vị trí địa lý, tự nhiên, xã hội, Phú Yên được Mĩ xem là địa bàn chiến lược quan trọng về quân sự ở miền Nam Trung bộ, do đó Mĩ - Diệm đã

đặt Phú Yên vào một trong những “điểm nóng” để chúng thi hành những thủ đoạn về quân sự, chính trị hết s c dã man và thậm độc, ngay từ khi hiệp định Giơ ne vơ được ký kết. Đô thị Tuy Hoà trở thành căn c quân sự của địch, từ đây, chúng đưa quân đi càn quét, thực hiện nhiều hành động làm t n hại về vật chất và tinh thần của nhân dân.

Thế nhưng, trong 21 năm dưới chế độ Sài Gòn, các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở Tuy Hòa, Phú Yên đã nhiều lần làm đô thị bị rối loạn, tinh thần ngụy quân, ngụy quyền càng hoang mang, sa sút nặng nề, khí thế cách mạng của quần chúng được phát động mạnh. Chẳng hạn, trong năm 1968, ta quyết định mở cuộc t ng tiến công và n i dậy xuân Mậu Thân, mục tiêu là các đô thị. Quân địch ở Phú Yên có lữ đoàn 173 Mĩ, một tiểu đoàn bộ binh và tiểu đoàn pháo, Nam Triều Tiên có 2 trung đoàn và trung đoàn 47 ngụy, 28 đại đội bảo an, 10 đại đội cảnh sát. Thị xã Tuy Hoà là trọng điểm của cuộc t ng tấn công và n i dậy mùa Xuân 1968. Việc kết hợp giữa tiến công quân sự và sự n i dậy của nhân dân tại chỗ tấn công địch giành chính quyền được các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Có thể nói, trong T ng tấn công và n i dậy Xuân Mậu Thân 1968, lực lượng đấu tranh chính trị và binh vận đóng vai trò quan trọng. Được Đảng chỉ đạo, một số cơ sở đấu tranh chính trị - binh vận được xây dựng trong nội thị, một số cán bộ chủ chốt các ngành, các đoàn thể được tăng cường cho thị xã, cán bộ đấu tranh chính các cấp được củng cố và tăng cường vào bên trong nhằm xây dựng một số cơ sở cốt cán hợp pháp, khi có thời cơ rút ra vùng ven chuẩn bị tư tưởng và 2 nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ các mũi tấn công khác để phục vụ t ng công kích. Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công và phương pháp cách mạng của Đảng là giữ vững thế tấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị phú yên trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 1975) (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)