7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.3. Nội dung quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện
1.3.1. Quản lý đầu tư trang thiết bị y tế
Trong hoạt động quản lý TTBYT tại bệnh viện, quản lý đầu tư, mua sắm TTBYT luôn được xem là công việc đầu tiên đóng vai trò quan trọng để đảm bảo đáp ứng một cách tối đa nhất nhu cầu sử dụng TTBYT tại bệnh viện.
Trong quản lý đầu tư mua sắm TTBYT đầu tiên cần phải quản lý khâu lập kế hoạch đầu tư mua sắm TTBYT, các thủ tục và phương pháp lập kế hoạch mua sắm và lên kế hoạch mua sắm TTBYT hàng năm cho bệnh viện. Việc lập kế hoạch đầu tư mua sắm phải căn cứ vào nguồn kinh phí,
thực tế mua, sử dụng TTBYT của năm trước liền kề và dự kiến nhu cầu sử dụng TTBYT trong năm theo yêu cầu của các Khoa, Phòng để lập kế hoạch. Từ đó, việc quản lý đầu tư mua sắm TTBYT có hiệu quả hơn khi xác định đúng mục đích, nhu cầu khám chữa bệnh.
Thứ hai, việc đầu tư mua sắm TTBYT tại bệnh có thể được đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau như nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ; vốn sự nghiệp môi trường và đối ứng ngân sách tỉnh; nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh; nguồn quỹ phát triển cho các hoạt động của sự nghiệp bệnh viện,…Vì vậy, trong quản lý đầu tư mua sắm TTBYT phải nắm rõ nguồn vốn đầu tư và số lượng TTBYT cần mua tương ứng với từng loại vốn khác nhau, các nguồn vốn (kể cả trung ương và địa phương) trong đầu tư mua sắm TTBYT được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu tại Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu; Thông tư số 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập… và Thông tư số 14/2020/TT-BYT của Bộ Y tế quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế công lập (áp dụng từ ngày 1/9/2020).
Thứ ba, các TTBYT do nhiều cơ sở sản xuất và ở các quốc gia khác nhau, có những TTBYT được sản xuất trong nước nhưng cũng có nhiều TTBYT phải nhập khẩu; Vì vậy, trong quản lý đầu tư mua sắm TTBYT phải nắm rõ nguồn gốc, số lượng và chất lượng các TTBYT được đầu tư mua sắm và đưa vào sử dụng tại bệnh viện.
Như vậy, quản lý đầu tư mua sắm TTBYT là khâu đầu tiên quyết định các khâu tiếp theo, bởi vì trong quản lý đầu tư mua sắm TTBYT nếu được hình thành có cơ sở khoa học, thiết thực sẽ được quản lý và khai thác
sau này có hiệu quả. Đồng thời, thông qua quá trình đầu tư, mua sắm TTBYT sẽ đánh giá được tính cấp thiết, thực trạng quản lý ngân sách của đơn vị.
1.3.2. Quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị y tế
TTBYT cũng như các loại máy móc thiết bị khác, quá trình sử dụng và vận hành các TTBYT sẽ dần xuất hiện những vấn đề kỹ thuật, những điểm yếu kém. Do đó, công tác quản lý TTBYT cũng cần quan tâm đến việc quản lý sử dụng.
Quá trình sử dụng TTBYT chứng minh cho những luận chứng kỹ thuật được đưa ra trong giai đoạn đầu tư, mua sắm. Mỗi loại TTBYT đặc điểm, tính chất, độ bền khác nhau và nó phụ thuộc rất lớn vào quá trình sử dụng tổ chức, cá nhân được đơn vị giao trực tiếp sử dụng. Việc quản lý sử dụng TTBYT nhằm tăng hiệu quả, công năng sử dụng và kéo dài chu kỳ sử dụng của TTBYT. Quản lý việc sử dụng TTBYT phải theo công năng, mục đích nhất định. Những loại TTBYT khác nhau phải quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng khác nhau. Vì vậy, trong quản lý sử dụng TTBYT phải xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng, đăng ký sử dụng TTBYT và thực hiện quản lý sử dụng TTBYT theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng và đăng ký sử dụng của các Phòng, Khoa tại bệnh viện. Hiện nay, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 33/2020/TT-BYT quy định danh mục TTBYT phải kiểm định an toàn và tính năng kỹ thuật có hiệu lực từ ngày 01/3/2021. Với việc kiểm định tính năng an toàn và tính kỹ thuật giúp cho việc quản lý sử dụng TTBYT có hiệu quả, góp phần khai thác tối đa tiềm năng của hệ thống TTBYT tại bệnh viện.