6. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Trăn g Sao
Trăng - sao là hệ biểu tượng quen thuộc trong thơ ca, bao đời. Hai biểu tượng này thường sóng đôi với nhau không chỉ vì những điểm tương đồng về giá trị biểu trưng hiển thị trên mẫu gốc, mà chúng còn có mối quan hệ hô ứng chặt chẽ: trăng rạng lúc sao ngời, trăng tàn khi sao héo… “Trăng là biểu tượng của biến đổi và sinh trưởng, của nhịp điệu sinh học và cũng mang một số phận thống thiết như số phận của con người vậy. Nó là biểu tượng của thời gian trôi, là cái đẹp và cả ánh sáng trong khoảng mênh mông tăm tối, là biểu tượng của khả năng sinh sản” [51, 936]. Trong khi đó, “sao là biểu tượng của sự xung đột giữa các sức mạnh tinh thần, hoặc ánh sáng và các sức mạnh vật chất, hoặc bóng tối. Nó là nguồn sáng chiếu rọi vào bóng đêm của vô thức, là hình tượng con người tái sinh. Các vì sao hay chính là cửa sổ của thế giới vậy” [51,794].
Trong Thơ mới, trăng hiện lên với muôn dáng vẻ. Nhưng có lẽ không ở đâu, trăng được nhìn với tất cả mọi sắc thái như Chế Lan Viên nói riêng và các nhà thơ Bình Định cùng thời với ông trong phong trào Thơ mới. Điều này một phần do yếu tố địa - tâm thức. “Những đêm trăng sáng, màu trăng hoang dại, huyền hoặc thường quyến rũ chúng tôi đi ngủ biển. Chế Lan Viên, Yến Lan và tôi hội họp tại nhà Hàn Mặc Tử… những đêm ấy là những đêm mưa tầm tã, lụt ngập trời. Nhưng mưa ở đây là mưa sao, lụt ở đây là lụt trăng. Chúng tôi bị trăng vây phủ tứ bề, ngăn hết nẻo đường và bị mưa sao đứng sững dòm ngó chúng tôi…” [74, 56]. Hồi ức của Hoàng Diệp đã hé mở cho ta thấy được trăng không chỉ là đề tài hấp dẫn mà còn là hình ảnh gắn liền với những kỉ niệm ngọt ngào, đẹp đẽ, thương yêu, ấm áp của tình bằng hữu. Trong cảm quan các thi sĩ, trăng không đơn thuần là nguồn sáng mà còn là một hình tượng nghệ thuật độc đáo. Trăng huyền ảo, hướng vào lòng người như sự đồng cảm, sẻ chia. Trăng rây mượt, nhuộm óng vũ trụ thơ của các thi nhân, tạo nên một vừng sáng vừa kinh dị ma quái, vừa lạnh lẽo võ vàng, vừa mênh mông êm dịu. Thế giới trăng sao của Chế Lan Viên trong cái hòa nhập chung với các thi sĩ Bình Định vẫn có nét riêng không thể trộn lẫn, nó vừa rực rỡ vừa điêu tàn, vừa lung linh lại vừa đổ vỡ, vừa xốn xang, sống động.... Trăng và sao xuất hiện dày đặc trên những trang thơ của
Điêu tàn với 40 lần trăng xuất hiện và sao là 17 lần trong 18 bài thơ.
Trăng sao trước hết là biểu tượng của nguồn sáng vô biên, bất diệt mở ra một thế giới thơ rạng ngời và lộng lẫy. Đó là một thế giới thanh bình, tươi đẹp, là cõi thiên đường với bao khao khát. Ngay cả khi luôn nhìn “ánh trăng mờ yếu” bằng nỗi “sầu héo hắt”... thì có lúc Chế Lan Viên cũng phải thốt lên:
Cho ta đựng cả một bầu sao rụng
Cả một nguồn trăng sáng cả muôn hương (Đầu mênh mang)
Trăng là cứu cánh, là nguyên mẫu (archetye) đồng vọng cùng tiềm thức, vô thức, và cũng là biểu tượng tuyệt mĩ mà thi nhân khát khao có được. Chẳng thế mà khi bị đày vào lãnh cung của thân phận mặc cảm đang bị giày vò, là lúc trăng trở thành điểm tựa duy nhất để hóa giải trạng huống đau thương:
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa! Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo (Những sợ tơ lòng)
Trăng sao là nơi trú ngụ lý tưởng của những linh hồn siêu thoát, Chế Lan Viên khẩn cầu được hoà nhập vào cõi bất diệt để xa rời trần gian khổ ải: “Ai kêu ta trong cùng thẳm Hư vô? / Ai réo gọi trong muôn sao, chới với?” (Ngủ trong sao). Nó là một phần vũ trụ huyền ảo, trinh nguyên, đêm đến cho nhà thơ niềm an ủi giải thoát.
Trăng sao còn là biểu tượng của cái tôi háo hức dực tình, là không gian cho thi nhân làm cuộc đối thoại tưởng tượng với Chiêm nữ để hướng về một thời quá khứ. Đặc tính của trăng sao là ánh sáng, nhưng là ánh sáng phản chiếu lại, ánh sáng gián tiếp, thuộc về ban đêm. Từ đặc tính này, Chế Lan Viên tạo nên sự đối chọi gay gắt giữa ánh sáng và bóng tối ngay trong cùng một biểu tượng, cho người đọc cái nhìn đa diện về những xúc cảm của cái tôi trữ tình trong thơ. Trong cô đơn tột cùng, thi nhân không tránh khỏi những ham muốn dục vọng. Ở phía bóng tối, trăng sao hiện lên rõ cả vóc dáng, hình hài đầy khêu gợi. Trăng sao thành người tình cuồng loạn kéo Chế Lan Viên bước vào cuộc tri hoan mê đắm. Thậm chí, ông còn nhận ra mình đang “tắm trăng”, ngụp lặn trong cảm khái “quay cuồng”, “lăn lộn”, để “ghì”, để “liếm”, để “riết”, để trút bỏ hết những ràng rịt cuộc sống:
Ta cưởi truồng ra! Ta cưởi truồng ra! Ngoài kia trăng sáng chảy bao la Ta nhảy vào quay cuồng thôi lăn lộn Thôi ngụp lặn trong ánh vàng hỗn độn Cho trăng ghì, trăng riết cả làn da (Tắm trăng)
Trăng sao là thế giới ảo mộng trong tình yêu của thi nhân với người tình Chiêm nữ: “Bên cửa Tháp, ngóng trông người Chiêm nữ / Ta vẩn vơ nhìn không khí bâng khuâng / Vài vạn ngôi sao lẻ loi hồi hộp thở / Một đôi cành tơ liễu nhúng trong trăng!” (Đợi người Chiêm nữ). Ẩn sau thế giới ấy là hình ảnh chàng trai đầy khí huyết, luôn trào dâng những ham muốn tình tự, ái ân:
Khoan đã em! nép mình vào bóng lá, Riết lấy anh cho chặt, kẻo hồn bay. Ô kìa nhìn, em ơi, trăng lả tả,
Rơi trên đầu chưa bạc những hàng cây!
(Trăng điên)
Về điểm này, ta thấy giữa Chế Lan Viên và các thành viên chủ chốt trong Trường thơ Loạn có sự gặp gỡ. Hàn Mặc Tử ngủ với trăng, đuổi theo trăng, chơi cùng trăng. Cuộc giằng co giữa khát vọng sống và sự hủy diệt khiến Hàn thi sĩ sợ hãi, mệt nhoài. Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử rất đẹp, rất lạ, dị thường. Nhà thơ viết hoa trăng, gửi vào trăng những nỗi đau tận cùng thể xác và tâm hồn, với những khát vọng lớn lao của đời mình. Đau thương đã kết tinh những ánh trăng thơ ông thành giai nhân ngọ nguậy: “Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu / Đợi gió đông về để lả lơi” (Bẽn lẽn), thậm chí ma quái đến rùng rợn: “Gió rít tầng cao trăng ngã ngửa / Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô” (Trăng say). Khác với thơ Hàn Mặc Tử, trong thơ Bích Khê, trăng ánh lên sắc màu rực rỡ, sang trọng và tinh khiết. Đó là thế giới của mã não, ngọc quý, trân châu. Sự say mê tìm kiếm những nguồn hoan lạc vô biên đưa nhà thơ đến bến bờ huyền diệu. Ở đó, nhìn những vì sao rọi, Bích Khê được thoả sức mường tượng về “tranh loã thể”, về những bóng hình ngã ngớn: “Một cô hồn có lẽ thoáng đi qua / Sao lốm đốm trên cây nằm lả tả” (Người say rượu). Chịu ảnh hưởng của Baudelaire, Bích Khê hòa quyện trăng trong hương, hoa, nhạc...
Trong nguồn trăng sao sâu thẳm hư vô, Chế Lan Viên khao khát tạo dựng một cõi ta với “đầu mênh mang” chứa đựng cả “một trời im lặng”, mang “vạn linh hồn”, đựng “một bầu sao rụng”, “một nguồn trăng sáng cả muôn hương”,
với “bao ý mộng”... Và, cũng trong không gian ấy, con người còn khát khao đi tìm bản thể:
Sao ở đâu mọc lên trong đáy giếng Lạnh như hồn u tối vạn yêu ma Hồn của ai trú ẩn ở đầu ta Ý của ai trào lên trong đáy óc? ...Ai bảo giùm Ta có có Ta không?
(Ta)
Trăng sao không chỉ là khách thể mà trở nên kì dị, phi thường tượng trưng cho cách cảm, cách nghĩ của thi nhân. Tự phân thân cái tôi của mình thành trăng sao, làm một cuộc phân li hồn - xác dẫu có hoang đường, kì dị thì nó vẫn có nguồn gốc từ cơ sở thực tại. Xứ trăng sao huy hoàng, rực rỡ bao nhiêu càng làm nổi bật vẻ u sầu, tăm tối của cuộc sống trần thế bấy nhiêu. Cho nên, lang thang trên tầng trời cao để “tắm trong trăng”, “ngủ trong sao”…, “khối sầu vô hạn” trong Chế Lan Viên càng trở nên chồng chất trong sâu thẳm tâm hồn.
Bằng ảo giác, Chế Lan Viên đã tạo nên một không gian đầy mộng ảo, phi thường, đưa thơ cập bến u huyền, siêu thực.
2.3.2. Hương - Hoa
Hệ thống biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng đã mở ra cho chúng ta cánh cửa để bước vào thế giới thơ Chế Lan Viên. Đó là một thế giới đa diện, đa sắc và luôn luôn có sự tương phản, đối chọi nhau gay gắt. Bên cạnh những mảng vỡ của sự siêu thoát và chết chóc, là màu sắc của cuộc sống tươi tắn, phồn sinh... Cất lên từ thế giới của sự hủy diệt, nhưng Chế Lan Viên vẫn khát khao hướng về cuộc sống. Vì vậy, thơ ông không chỉ có Trăng - Sao, Hồn - Máu, tháp Chàm - Chiêm nữ... mà còn có cả Hương - Hoa.
Biểu tượng Hương - Hoa, tuy ít nhưng lại mang ý nghĩa đặc trưng trong thơ Chế Lan Viên. Thế giới thơ Chế Lan Viên đượm hương thơm và ngập sắc hoa. Hương thơm vốn là một biểu tượng đa nghĩa: “Tính tế nhị không nắm bắt
được, nhưng là có thật của hương thơm làm cho nó gắn liền một cách tượng trưng với sự có mặt tinh thần với bản chất của linh hồn. Hương thơm còn tượng trưng cho kí ức, cho ánh sáng và là biểu thị của các đức hạnh” [51, 461]. Song trùng với Hương là biểu tượng Hoa. “Bông hoa nói chung là biểu tượng của bản thể thụ động. Sự phát triển của bông hoa từ đất và nước tượng trưng cho sự phát triển của sinh tồn. Hoa là những hình ảnh của đức tính, của tâm hồn và bó hoa là hình ảnh của sự toàn hảo tinh thần. Hoa còn là biểu tượng của tình yêu và sự hài hòa đặc trưng cho bản chất nguyên khởi, bản chất này gần với trạng thái thiên đường trên trái đất” [51, 247]. Linh cảm đặc biệt của tâm hồn nhạy cảm đã giúp Chế Lan Viên tìm thấy muôn ngàn hương thơm của vạn vật trong thế giới mà họ đang có mặt. Và, quá trình tư duy sáng tạo, thi nhân đã biến những hương hoa ấy thành đối tượng nghệ thuật trong thơ. Trong sự đê mê ngây ngất, nhà thơ đã xây dựng nên biểu tượng hương gắn kết, hài hòa với biểu tượng hoa nhằm kiến tạo bức tranh toàn vẹn về cuộc sống phồn sinh.
Sau những phút giây điên cuồng rồ dại như muốn tung hê, phá tan, vượt thoát mọi cõi giới, ta lại thấy Chế Lan Viên gieo mầm, ươm hoa. Sự hiện diện của hương hoa trong thơ ông là biểu tượng cho sự sống, sự sinh tồn, làm nên một thiên đường trên mặt đất. Lần đầu tiên người ta thấy trong thơ không phải là tiếng rên siết, gầm thét đến rợn người mà là “cụm hoa ngời” để lấy lại thời gian, đưa hồn thi sĩ đến xứ sở của sự sống, của thiên đường siêu thoát. Mạch cảm xúc này xuất hiện rất nhiều trong những bài thơ Chế Lan Viên viết ngay sau Điêu tàn:
Có phải gió?... Hay tiếng lòng đứt nối Lá nhớ, hoa thương mượn tình gió thổi (Khuya tiếng sóng)
Nhà thơ đã đi khắp ba cõi thiên đường, trần gian và địa ngục, trong cả thế giới tự nhiên và siêu nhiên để tìm hương hoa tươi tắn. Hương thơm ấy tượng trưng cho ánh sáng, thứ ánh sáng thơm tho, tinh khiết có sức mạnh xua đi bóng tối, sưởi ấm tâm hồn thi sĩ và tạo sự cân bằng cho cuộc sống. Những hương thơm ấy như ào ra từ hồn phách, từ ý nghĩ và cứ thế tự nhiên tuôn chảy trong nguồn mạch thơ bất tận trong thi nhân. Nó cho thấy sự tương giao, tương hợp
được nhận diện bằng lối tư duy bất chợt đầy cảm xúc, khó lý giải nhưng lại gợi lên nhiều ám ảnh thú vị đối với người đọc:
Những con đường theo rõi một người qua Để đến đây nhường cuộc trước thềm hoa Đây một con đường và đây hương lúa Của đồng thơm trên dòng đường trải lụa (Đường đi trăm lối)
Trong “sự nổi loạn tìm kiếm sự vĩnh hằng” (Henri Benac), Chế Lan Viên trở nên nhạy bén trước những cảnh sắc tươi đẹp của một mùa xuân vĩnh hằng: “Pháo đã nổ đưa xuân về vang động / Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong / Cỏ non biếc, giãi mình chờ nắng rụng / Bên lau già, theo gió uốn lưng cong / Đôi bướm lượn, cánh vương làn sương mỏng / Chập chờn bay theo phấn điểm muôn hoa / Cất tiếng hát ngây thơ trên cỏ rộng / Đàn chim khuyên đua nhặt ánh dương sa” (Xuân về). Có khi nhà thơ gửi vào hình ảnh thiên nhiên, đất nước nỗi lòng suy tư, u uất của mình:
Chao ôi! Thu đã tới rồi sao? Thu trước vừa qua mới độ nào! Mới độ nào đây, hoa rạn vỡ
Nắng hồng choàng ấp dãy bàng cao Cũng mới độ nào trong gió lộng Nến lau bừng sáng núi lau xanh Bướm vàng nhè nhẹ bay ngang bóng Những khóm tre cao rủ trước thành (Thu)
Đó là những đóa hoa của tình yêu xao động, gợi đến tận cùng hương vị cuộc sống say mê. Dù không nhiều, nhưng nhịp điệu thời gian êm đềm, ấm áp ấy phần nào giúp cho những vần thơ Chế Lan Viên lắng dịu lại những cơn mê sảng.
Tuy nhiên, nằm trong mạch cảm xúc đau thương, Hương - Hoa trong thơ Chế Lan Viên còn biểu trưng cho một thế giới tàn tạ. Hương hoa mà thi sĩ đã dệt nên có những mảng màu tươi tắn, rạng ngời nhưng cũng không ít màu héo úa,
rữa tan, phủ đầy khí vị đau thương, tang tóc. Ta có thể thấy những đóa hoa ngời và cả những đóa hoa tàn “muôn cánh rã”, “hoa rạn vỡ”, “hoa rung nhụy yếu”, “hoa đang rụng” được mọc lên giữa hồn tang của những sầu bi, cô độc: “Cả đêm nay vì sao buồn man mác/ Ngàn lau vàng hoa trắng ngập bao la” (Mộng).
Con mắt thơ thi sĩ Điêu tàn nhìn vào đâu cũng thấy sự tang tóc. Bởi nỗi ám ảnh này mà ngay cả hoa lá, gió nắng, thi tứ… của mùa xuân cũng rờn rợn hơi âm:
Kìa kìa nắng nở hoa muôn sắc Trên những tầu tiêu rợn ý trinh Kìa kìa, nắng bọc muôn hình xác Những nét thơ tràn cổ sách xinh. (Đọc sách)
Sự chết chóc đeo bám mọi ý nghĩ của con người, phổ lên những lời thơ và sôi cuồng trong những điệu nhạc. Thơông thơ đượm “hơi thịt, ý ma, sắc chết”…
Chế Lan Viên còn cảm nhận hương hoa toát ra từ da thịt của con người bằng những khát khao tinh tế. Đó là thứ hương rất đời, rất người. Nhà thơ dù đã phiêu dạt đến một tinh cầu lạnh giá phía tận trời xa vẫn khôn nguôi tiếc nuối vì:
Chưa lõa lồ thịt còn nằm trong da! Chưa trần truồng óc còn say trong ý!
Trăng chưa lấp đầy xương, chưa ngấm tủy: Hồn vẫn còn chưa uống hết, hương hoa (Tắm trăng)
Sự héo úa, tang thương khỏa lấp những thảm hoa muôn sắc hương đang trỗi dậy mạnh mẽ của những niềm khát sống. Cùng nằm trong mạch đau thương như Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử và Bích Khê cũng thực sự bị hấp dẫn bởi hương thơm của da thịt. Không phải ngẫu nhiên Bích Khê ví hương vị của trái măng cụt là “múi mát tợ thịt thơm”. Không bị hấp dẫn, Bích Khê cũng sẽ không có những câu thơ tuyệt vời thế này: “Có cặp lông mày phớt ráng đêm / Dậy như men rượu gợi mơ thèm / Có gì uyển chuyển trên da thịt / Nức một đường thơm một điệu êm” (Châu). Hay: “Gió thiệt đa tình hôn mặt hoa / Thơm tho da thịt bắt say ngà”
(Hiện hình). Bích Khê nhận ra rằng, “hương da thịt còn thơm hơn chất xạ”, nên khi cảm xúc dâng lên đến tột đỉnh, ông không kìm chế được và đã thốt lên đầy