Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đau và các biện pháp chăm sóc giảm đau trên trẻ sơ sinh tại trung tâm nhi khoa, bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2017 (Trang 40 - 42)

* Phiếu thông tin người bệnh được phát triển bởi nghiên cứu viên: Bao gồm tuổi, giới tính, dân tộc, tiền sử sản khoa, phương pháp sinh, cân nặng lúc sinh, cân nặng hiện tại, chẩn đoán bệnh, chế độ dinh dưỡng, số lần vào viện, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mối quan hệ của người chăm sóc chính cho trẻ, các thủ thuật trẻ đã gặp, các biện pháp chăm sóc giảm đau đã từng áp dụng cho trẻ…

- Tần số tim của trẻ trước, trong và sau khi CTTT: Được đếm trong 1 phút hoặc được lấy qua máy monitor.

- Thời gian khóc của trẻ khi CTTT: Được tính khi trẻ bắt đầu cất tiếng khóc từ lúc CTTT đến khi trẻ ngừng khóc. Đơn vị được tính bằng giây.

* Đánh giá theo thang đau FLACC (Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã

thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đau FLACC trên 30 trẻ sơ sinh đủ tiêu chuẩn lựa chọn, không thuộc 102 trẻ tham gia nghiên cứu và cho kết quả là độ tin cậy của thang đau là 0,839):

Mặt:

- 0 điểm: Không có biểu hiện đặc biệt hoặc trẻ cười

- 1 điểm: Thỉnh thoảng nhăn nhó (biểu hiện sự đau đớn), cau mày (nếp nhăn trên trán), thờ ơ.

30

Chân

- 0 điểm: Tư thế trẻ thoải mái, thư giãn.

- 1 điểm: Trẻ bứt rứt, luôn động đậy, biểu hiện căng thẳng - 2 điểm: Trẻ cử động không ngừng, chân đá hoặc co lên.

Hoạt động

- 0 điểm: Trẻ nằm yên, tư thế bình thường, cử động dễ dàng và tự do - 1 điểm: Trẻ loay hoay, căng thẳng.

- 2 điểm: Trẻ ưỡn người, co cứng người hoặc co giật.

Khóc

- 0 điểm: Trẻ không khóc kể cả lúc ngủ hay thức. - 1 điểm: Trẻ kêu rên rỉ hoặc khóc thút thít

- 2 điểm: Trẻ liên tục rên rỉ hoặc la hét, khóc nức nở.

Đáp ứng khi được dỗ dành

- 0 điểm: Thoải mái, thư giãn.

- 1 điểm: Trẻ thấy an tâm khi được dỗ dành, làm xao nhãng. - 2 điểm: Khó để trấn an hoặc làm trẻ thoải mái.

Cách đánh giá:

- Đánh giá khi trẻ thức: Quan sát chân và bộc lộ cơ thể. Đặt lại tư thế của trẻ hoặc quan sát hoạt động. Đánh giá cơ thể với sự căng thẳng và âm điệu. Bắt đầu can thiệp nếu cần thiết.

- Đánh giá khi trẻ ngủ: Quan sát từ 05 phút trở lên. Quan sát chân và bộc lộ cơ thể. Nếu có thể, để lại tư thế trẻ. Tác động vào trẻ và đánh giá sự căng thẳng và âm điệu.

Tuy nhiên, để đảm bảo sự chủ động đối phó kích thích của trẻ khi can thiệp cho trẻ sơ sinh, trẻ sẽ được đánh thức trước khi CTTT.

Dựa vào tổng điểm của thang đau FLACC:

 0 điểm: Không đau, hoàn toàn thoải mái

 1 – 3 điểm: Khó chịu nhẹ

31

 7 – 10 điểm: Đau / khó chịu nghiêm trọng

Điểm FLACC từ 7 điểm trở lên cho thấy trẻ trong tình trạng rất khó chịu, căng thẳng và cần được điều trị, chăm sóc giảm đau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng đau và các biện pháp chăm sóc giảm đau trên trẻ sơ sinh tại trung tâm nhi khoa, bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2017 (Trang 40 - 42)