Tình hình di chứng và tàn tật do đột quỵ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện đa khoa gia lâm năm 2019 (Trang 26)

1.2.2.1. Thế giới

Theo WHO có từ 1/3 đến 2/3 người bệnh sống sót sau đột quỵ trở thành tàn tật vĩnh viễn. Còn Hakett cho biết 61% người bệnh sống sót sau TBMNN để lại di chứng, 50% phải phụ thuộc người khác trong sinh hoạt hàng ngày. Tại Pháp, có 50% tàn phế do đột quỵ [14].

Theo David [18] các di chứng thường gặp trong bộ máy vận động bao gồm:  Đau khớp vai bên liệt do không cử động được hết tầm chiếm 45% người bệnh

liệt nửa người.

 Gập khớp khuỷu do cơ gập khuỷu ngắn lại chiếm 73%

 Gập khớp cổ tay ở phía lòng bàn tay do mất chức năng gập phía lưng bàn tay và duỗi các ngón tay chiếm 92%.

 Quay sấp cổ tay bên liệt chiếm 75%.

1.2.2.2. Tại Việt Nam

Hiện Việt Nam có khoảng 486.000 người còn sống sau đột quỵ; tuy nhiên, chỉ có khoảng 25-30% tự đi lại phục vụ bản thân được, 20-25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt, 15-25% phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự phục vụ của người khác [6].

20

Ngoài ra, theo các thống kê khác, mặc dù tỷ lệ tử vong do đột quỵ tại Việt Nam kể từ năm 2013 đến nay có giảm (khoảng 17%) so với trước kia nhưng số lượng người bệnh bị tàn tật do đột quỵ lại có xu hướng tăng mạnh (chiếm 90%) với nhiều di chứng nặng nề như: liệt chi, liệt nửa người, viêm phổi, co cứng gân cơ, suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần dạng trầm cảm, loét vùng xương cùng - cụt và một số vị trí bị tỳ đè do nằm lâu…[6].

1.2.3. Thực trạng chăm sóc phục hồi chức năng vận động của điều dưỡng cho người bệnh đột quỵ

1.2.3.1. Thế giới

Khi nghiên cứu theo dõi những người sống sót sau đột quỵ lần đầu tiên, Motegi A và cộng sự cho biết hai năm sau đột quỵ có 62% các trường hợp độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày khi người chăm sóc chính của họ có kiến thức đạt về phục hồi chức năng sau đột quỵ [13].

Nakayama H và cộng sự khi truyền thông chương trình phục hồi chức năng tại cộng đồng trong 3 tháng cho 220 người chăm sóc chính của người bệnh đột quỵ, kết quả sau can thiệp cho thấy có 68% người chăm sóc biết cách lăn trở người bệnh sang bên lành, bên liệt. 70% trong số đó biết cách tập cho người bệnh ngồi dậy, đứng lên [16].

Chopra J.S và cộng sự khi tiến hành chương trình truyền thông về phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ với thời gian trung bình là 37 ngày. Sau khi kết thúc chương trình, có 72% người chăm sóc người bệnh biết được việc tiến hành phục hồi chức năng sớm rất quan trọng, ảnh hưởng đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh sau này. 63% người chăm sóc thường xuyên quan sát sắc mặt của người bệnh khi tiến hành tập phục hồi chức năng [17].

1.2.3.2. Tại Việt Nam

Theo tác giả Nguyễn Văn Lệ nghiên cứu tại Hà Đông năm 2015 kiến thức của người chăm sóc chính còn hạn chế trong một số nội dung khác như kiến thức về xoay trở người cho người bệnh chỉ chiếm 37,5%. Thêm vào đó, trong nội dung về chăm sóc tư thế đúng cho người bệnh thì kiến thức của người thân về việc người bệnh cần có tư thế nằm đúng trên giường tương đối thấp [8].

21

Trong nghiên cứu của tác giả Hoàng Ngọc Thắm cho thấy, có 10% người bệnh được đáp ứng nhu cầu được chỉ dẫn vị thế nằm đúng trên giường. Tỷ lệ người thân có kiến thức về việc cần cho người bệnh có tư thế nằm đúng chỉ đạt 18,2% [11].

Trong kết quả nghiên cứu kiến thức của điều dưỡng viên về chăm sóc cho người bệnh đột quỵ giai đoạn cấp của tác giả Hoàng Ngọc Thắm cho thấy: 73,1% có kiến thức đạt và 26,9% có kiến thức không đạt. Đặc biệt, chỉ có 67,2% có kiến thức đạt về tổn thương thứ cấp, là những biến chứng mà người bệnh đột quỵ thường gặp phải nếu không được chăm sóc sớm và đúng [11].

Theo nghiên cứu của Mai Thọ Truyền và cộng sự năm 2010 về Đánh giá thực trạng điều trị và chăm sóc tại nhà của người bệnh đột quỵ sau ra viện ở quận Ô Môn thành phố Cần Thơ thì mức độ phục hồi của người bệnh sau đột quỵ gấp 6,56 lần khi người bệnh được sự chăm sóc của người thân [?]. Theo Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự với chương trình PHCN dựa vào cộng đồng có 43,5% người tàn tật hội nhập xã hội [1]. Còn khi tìm hiểu nhận thức nhu cầu và nguyện vọng của người tàn tật qua chương trình PHCN dựa vào cộng đồng tại 3 tỉnh: Thái Bình, Nam Hà, Hoà Bình thấy rằng sự tiến bộ về mặt tinh thần, xã hội và thể chất là đáng ghi nhận tỷ lệ sức khoẻ của người tàn tật được cải thiện là 75,5%, người tàn tật có thể chăm sóc bản thân nhiều hơn là 54,4% từ khi tham gia vào chương trình PHCN dựa vào cộng đồng [1]. Cao Minh Châu và cộng sự qua nghiên cứu tổng kết 83 trường hợp liệt nửa người tại các huyện triển khai chương trình PHCN dựa vào cộng đồng có sử dụng dụng cụ PHCN thấy rằng chức năng của người tàn tật được cải thiện, để phòng được các di chứng nặng nề, các biến dạng ở cổ tay, cổ chân so với nơi không có chương trình PHCN dựa vào cộng đồng và 81,4% người bệnh liệt nửa người có sử dụng dụng cụ PHCN thì tình trạng tàn tật được cải thiện rõ rệt [1].

1.2.3.3. Thực trạng chăm sóc PHCN vận động của điều dưỡng cho người bệnh đột quỵ tại bệnh viện Đa Khoa Gia Lâm

Bệnh viện Đa Khoa Gia Lâm nằm ở khu vực phía Bắc sông Hồng, nơi có mật độ dân số đông .mức độ tăng trưởng khá cao so với cả nước trong những năm gần đây đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, đồng thời tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch ngày càng gia tăng, đặc biệt là đột quỵ.

22

Theo nghiên cứu của Lê Thị Hương và cộng sự năm 2013-2014 tỷ lệ hiện mắc đột quỵ của cả nước là 1,62%[7]. Hà Nội cũng là một trong các tỉnh thành phố có tỷ lệ người THA cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

Đột quỵ gồm những biểu hiện bệnh lý đột ngột, cấp tính có tính chất khu trú của hệ thần kinh trung ương do giảm cung cấp máu tới não. Chẳng hạn như: liệt nửa người và mặt cùng bên, tê bì hay rối loạn cảm giác nửa thân, nói khó hoặc nhìn khó; có thể kèm theo hôn mê hoặc rối loạn tri giác.

Bệnh thường xảy ra đột ngột, có hoặc không có dấu hiệu báo trước như đau đầu, buồn nôn... Trong vài phút hoặc vài giờ, người bệnh có thể bị liệt hoàn toàn nửa người (gồm cả mặt, tay và chân cùng bên). Liệt nửa người là dấu hiệu thường gặp nhất. Việc phục hồi chức năng cần toàn diện, sớm và tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh ở giai đoạn cấp của bệnh, việc chăm sóc chiếm vị trí quan trọng, phục hồi chức năng cũng đồng thời phải tiến hành ngay [12].

Đối với mọi trường hợp đột quỵ cần theo dõi sát trạng thái thần kinh và các chức năng sinh tồn (huyết áp, nhịp mạch, thân nhiệt, nhịp thở). Một số người bệnh nặng có thể được theo dõi tại các phòng điều trị đặc biệt như phòng hồi sức cấp cứu hoặc phòng điều trị tích cực. Song song với các biện pháp điều trị của bác sĩ người điều dưỡng và người bệnh cũng như người nhà cần phải tích cực trong các vấn đề chăm sóc người bệnh như chế độ ăn, tập luyện và sinh hoạt.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng, có 70,1% sinh viên điều dưỡng trả lời đúng quy trình chăm sóc người bệnh đột quỵ. Có 72,5% sinh viên trả lời đúng chế độ ăn của người bệnh đột quỵ và 68,2% sinh viên có kiến thức về chế độ nghỉ ngơi, chế độ tập luyện [5].

23

Chương 2

THỰC TRẠNG CHĂM SÓC PHCN VẬN ĐỘNG CHO NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA GIA LÂM NĂM 2019

2.1. Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm

Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm nằm ở khu vực phía bắc sông Hồng, nhưng đơn vị có trụ sở tại 481 Ngọc Lâm - Long Biên – Hà Nội. Trong nhiều năm qua, bệnh viện luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị cho cán bộ công nhân viên người lao động ,nhân dân khu vực Long Biên - Gia Lâm , đặc biệt là khám chữa bệnh cho những đối tượng có thẻ Bảo hiểm y tế.

Hiện taị khoa PHCN bệnh viện Đa khoa Gia lâm có 35 giường bệnh .Hàng tháng có khoảng 80 đến 100 bệnh nhân vào điều trị.Trong đó khoảng 25 đến 40 bệnh nhân điều trị TBMN não, bệnh này thường điều trị lâu, dài ngày nên khoa chia làm 2 bộ phận ; Bộ phận điều trị nội trú và bộ phận điều trị ngoại trú. Bộ phận điều trị nội trú, PHCN cho bênh nhân sau khi bệnh nhân đã điều trị ổn định có thể tập vận động . Như đột quỵ não, Chấn thương sọ não.tủy sống, sau nhồi máu cơ tim,... Những bệnh nhân sau khi đã điều trị PHCN một thời gian ở khoa có thể tự tập nhưng vận động còn yếu , khoa sẽ chuyển sang bộ phận điều trị ngoại trú gồm: Vận động trị liệu. Điện trị liệu. Hoạt động trị liệu ...Đây cũng là bộ phận nâng cao chăm sóc và điều trị PHCN vận động cho bệnh nhân đột quỵ não sau khi bệnh nhân đã được điều trị ổn định

Do có sự phối hợp chặt chẽ giữa điều trị nội trú và điều trị ngoại trú , khoa đã đáp ứng tốt dịch vụ chăm sóc điều trị PHCN vận động cho bệnh nhân nhằm nâng cao chất lượng phục vụ ngày một tốt hơn.

2.2 Thực trạng chăm sóc PHCN vận động cho người bệnh đột quỵ não

Qua khảo sát 40 người bệnh về kết quả chăm sóc người bệnh đột quỵ não đang được chăm sóc tại khoa PHCN Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm chúng tôi thu được kết quả như sau:

2.2.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu.

24

Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 23 57,5 Nữ 17 42,5 Tuổi <65 tuổi 10 25 >= 65 tuổi 30 75 Nghề nghiệp Làm ruộng 8 20 Cán bộ- công nhân viên chức 1 2,5 Lao động tự do 2 5 Trình độ học vấn Không biết chữ 1 2,5 Cấp học phổ thông 23 57,5 Trung cấp, CĐ, 16 40 ĐH, SĐH Tình hình kinh tế gia đình Hộ nghèo 3 7.5 Bình thường 37 92,5 Tình hình kinh tế cá nhân Không có thu nhập 15 37,5 Có thu nhập 25 62,5 Người chăm sóc chính Bố /mẹ 0 0 Vợ /chồng 12 30 Con 26 65 Họ hàng 2 5

Người giúp việc 0 0

Tự chăm sóc 0 0

Tổng 40 100

Đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ nam, nữ là 57,5% và 42,5%. Trong 40 người bệnh nghiên cứu, người bệnh có tuổi cao nhất là 90 tuổi, người bệnh có tuổi thấp nhất là 54 tuổi.Trong đó, nhóm đối tượng từ 65 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn 75%, nhóm đối tượng dưới 65 tuổi chỉ chiếm 25%. Về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu, nhóm đối tượng không biết chữ chỉ chiếm 2.5% (1 người), nhóm trình độ phổ thông chiếm 57,5%, nhóm Trung cấp, CĐ, ĐH, SĐH chiếm 40%.

25

Nhóm nghề nghiệp già, hưu trí chiếm tỉ lệ cao nhất 72.5%, nhóm nông nghiệp chiếm 20%, nhóm cán bộ-công nhân viên chức chiếm 2,5%, nghề nghiệp tự do bao gồm buôn bán, nội trợ chiếm 5%.

Tình hình kinh tế gia đình của người bệnh, hộ nghèo chiếm 7,5%, kinh tế bình thường chiếm 92,5%. Có 37,5% người bệnh không có thu nhậpổn định, 62,5% có thu nhập hàng tháng.

Về người chăm sóc chính của người bệnh có 30% được vợ(chồng) chăm sóc, 65% được con chăm sóc, 5% do họ hàng chăm sóc.

Bảng 2.2: Một số đặc điểm lâm sàng

Thông tin Số lượng Tỷ lệ (%)

Loại tổn thương Nhồi máu não 26 65

Chảy máu não (xuất huyết não) 14 35

Thời gian điều trị Dưới 5 ngày 14 35

Trên 5 ngày 26 65

Điểm Glasgow

GCS≤8 9 22,5

GCS từ 9 đến 12 9 22,5

GCS ≥ 13 22 55

Tiền sử gia đình đã có người bị đột quỵ não 3 7,5

Tiền sử bệnh tật khác Có tiền sử đột quỵ 7 17,5 Bệnh tim mạch 40 100 Bệnh về hô hấp 6 15 Bệnh xương khớp 0 0 Bệnh da liễu 0 0 Bệnh tiết niệu 4 10 Bệnh tiêu hóa 6 15 Bệnh thần kinh 1 2,5 Bệnh tiểu đường 9 22,5 Bệnh khác 1 2,5

Vị trí yếu liệt Người bệnh có yếu liệt 34 85

26

Liệt yếu cả 2 bên 9 22,5

Liệt yếu bên phải 12 30

Liệt yếu bên trái 13 32,5

Loại đột quỵ phần lớn là nhồi máu não, chiếm 65% người bệnh, do xuất huyêt não chỉ chiếm 35%. Có 35% đối tượng mới điều trị (dưới 5 ngày), 65% đối tượng đã điều trị được trên 5 ngày. Có 17,5% người bệnh đã có tiền sử đột quỵ não trước đây. Người bệnh trong gia đình có người thân đã từng bị đột quỵ não có 3 người bệnh chiếm (7,5%).

Tiền sử bệnh tật khác có tỷ lệ lớn nhất là bệnh về tim mạch 100% người bệnh đều mắc phải, bệnh về hô hâp có 15% người bệnh mắc, tiết niệu là 10%, tiêu hóa là 15%, thần kinh là 2,5%, tiểu đường là 22,5%, các bệnh khác là 2,5%. Người bệnh có di chứng yếu liệt sau cơn đột quỵ não là 85%. Vị trí yếu liệt ở bên phải chiếm tỉ lệ cao nhất 32,5% tổng số đối tượng nghiên cứu, bên trái là 30%, yếu liệt cả 2 bên chiếm 22,5%. Thang điểm Glasgow đánh giá trên đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ đạt từ 13 điểm trở lên là 55%, từ 9 đến 12 điểm là 22,5% và dưới 9 điểm là 22,5%.

Bảng 2.3: Chăm sóc vận động

Thông tin Số lượng

(N = 40 người ) Tỷ lệ (%) Tình trạng vận động của người bệnh Tự vận động được 10 25

Vận động được khi có sự giúp đỡ 11 27,5

Không vận động được 19 47,5

Được hướng dẫn các biện pháp vận động 40 40

Được hướng dẫn ông các bài tập vận động 40 100

Các đối tượng hỗ trợ người bệnh tập vận động Tự tập luyện 16 40 Người nhà 40 100 Điều dưỡng 0 0 Sinh viên thực tập 25 62,5 KTV khoa PHCN 0 0

27 Thời gian tập vận động (giờ/ngày) Dưới 1 giờ 32 80 Từ 1 giờ trở lên 8 20 Được hướng dẫn vận động sớm 40 100

Sau khi được tập vận động người bệnh cảm thấy tình

trạng vận động của cơ thể chuyển biến tốt 40 100

Trong tổng số 40 người bệnh có 25% có khả năng tự vận động, 27,5% có thể vận động được nếu có người giúp đỡ và 47,5% người bệnh bị mất khả năng vận động. Tại khoa qua khảo sát 100% người bệnh đã được hướng dẫn các biện pháp vận động. 100% người bệnh được hướng dẫn các bài tập vận động. 100% người bệnh đều được hướng dẫn vận động sớm. Sau khi được tập vận động 100% người bệnh cảm thấy tình trạng vận động của cơ thể chuyển biến tốt. Nhưng đối tượng hộ trợ tập vận động cho người bệnh vẫn chủ yếu là người nhà (100%), số lượng người bệnh tự tập luyện là 40%, người bệnh được sinh viên hỗ trợ tập chiếm 62,5%. Điều dưỡng ở khoa cũng như KTV tại khoa PHCN chưa hỗ trợ tập luyện cho người bệnh.

2.3. Ưu điểm và tồn tại:

2.3.1. Ưu điểm:

- Hàng ngày người bệnh được bác sỹ và điều dưỡng đi buồng thăm khám. Mỗi người bệnh có một bộ hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu dài, mỗi lần khám đều được bác sỹ ghi đầy đủ nhận xét vào bệnh án.

- Người bệnh đến khám lần đầu đều đươc thăm khám và làm xét nghiệm đầy đủ.

- Bệnh viện đã có trang thiết bị phục vụ cho công tác thăm khám và chẩn đoán bệnh.

- Điều dưỡng được bệnh viện liên tục cử đi học, tập huấn để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả chăm sóc.

2.3.2. Tồn tại:

Mặc dù số lượng người bệnh tử vong do đột quỵ đã giảm xong biến chứng để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc phục hồi chức năng vận động cho người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện đa khoa gia lâm năm 2019 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)