Chính sách hưởng lợi liên quan đến quản lý rừng cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở thực tiễn cho quản lý rừng cộng đồng tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 43 - 46)

3. Ý nghĩa nghiên cứu

3.1.2. Chính sách hưởng lợi liên quan đến quản lý rừng cộng đồng

Chính sách liên quan đến hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng đến nay cũng đã được ban hành, đang từng bước hoàn thiện, như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg, Quyết định 304/2005/QĐ-TTg [15], Thông tư 17/2006/TT-BNN [22], Quyết định số 186/2006/QĐTTg [10], ngày 14/8/2006 và Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24/6/2011 (sửa đổi quyết định số 186/2006/QĐ-TTg), Quyết định số 106/2006/QĐ-BNN [17] về hướng dẫn quản lý rừng cộng đồng (cho 40 xã thí điểm), Công văn số 2324/BNN-LN (2007) [3] hướng dẫn khai thác rừng cộng đồng, và gần đây nhất là Nghị định 99/2010/NĐ-CP [11] về chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nhìn chung các văn bản pháp quy trên ở mức độ nào đó đều đề cập đến chính sách hưởng lợi trong quá trình quản lý và khai thác rừng.

* Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định cộng đồng được giao đất, giao rừng được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích của cộng đồng và các thành viên trong cộng đồng [14].

* Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg [21]: Tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 quy định, đối với rừng phòng hộ được phép khai thác những cây gẫy, đổ, sâu bệnh, nơi có mật độ cao theo phương thức chặt chọn. Được hưởng từ 85% - 90% sản phẩm khai thác; rừng trồng phòng hộ do Nhà nước đầu tư được hưởng 100% sản phẩm khai thác từ cây phù trợ, cây trồng xen, sản phẩm tỉa thưa (một số nơi vận dụng cho cộng đồng).

* Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 và Quyết định số 34/2011/QĐ-TTg ngày 24/6/2011 (sửa đổi quyết định số 186/2006/QĐ-TTg) của Thủ tướng Chính Phủ về Quy chế quản lý rừng: Điều 32, cho phép cộng đồng được khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ; Điều 39 qui định:

UBND cấp xã xác nhận và quản lý (khoản 4, 5) khi khai thác phục vụ nhu cầu gia dụng, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thiết kế và cấp phép khai thác cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn. Ngoài ra được phép sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ, rừng sản xuất được giao…Qua đó có thể thấy rằng Nhà nước đã quan tâm và tạo điều kiện cho cộng đồng được hưởng những quyền lợi như như chủ thể rừng khác nhằm đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống để cộng đồng yên tâm gắn bó với rừng.

Tuy nhiên trong các chính sách này vẫn bộc lộ những bất cập:

- Đối với đất lâm nghiệp chưa có rừng trong giai đoạn trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ người dân được hỗ trợ kinh phí, được hưởng sản phẩm trồng xen, tỉa thưa. Như vậy, chính sách là ưu đãi, thuận lợi, xong thực tế cộng đồng có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và khả năng quản lý điều hành trồng rừng được không? Khả năng tiếp cận ưu đãi chính sách trên hay không? Thực tế tại Cao Bằng từ Chương trình 327, dự án 661, đến nay các chủ dự án chỉ thực hiện hợp đồng đồng trồng rừng đến hộ gia đình, cá nhân, chưa có hợp đồng trồng rừng cho cộng đồng thôn bản;

- Đối với hưởng lợi từ khai thác rừng: (i) Đối với diện tích rừng phục hồi (rừng non), rừng nghèo (thực tế chiếm đa số diện tích rừng được giao) thì chưa được khai thác; mức hỗ trợ bảo vệ rừng như hiện nay 200.000 đồng/ha/năm, thời gian khoán 05 năm, mức hỗ trợ thấp, thời gian ngắn lại chưa được khai thác nên thực chất đối tượng rừng này khả năng hưởng lợi của cộng đồng là rất thấp. (ii) Đối với rừng đủ tiêu chuẩn khai thác theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg và Công văn số 2324/BNN-LN [3], quy định cộng

đồng được khai thác không quá 2% tổng trữ lượng /năm, cường độ < 10% theo chu kỳ giãn cách là 1-5 năm, được hưởng 2% lượng khai thác/năm. Giả sử 01 ha có trữ lượng là 130 m3 với chu kỳ khai thác là 5 năm, thì trong 5 năm tổng lượng khai thác tối đa mà cộng đồng được phép khai thác là 13 m3/ha/5 năm. Cộng đồng chỉ được hưởng 10% của số lượng này (tức là khoảng 1,3m3/ha/5 năm), giá gỗ thường khoảng 8 triệu đồng/m3 gỗ tròn thì số tiền thu được khoảng 10,4 triệu/5 năm là quá thấp; trong khi đó phải chịu các chi phí chặt hạ, thuế tài nguyên... Nếu tính như trên thì chủ rừng có thu nhập rất thấp và thậm chí có thể âm. Như vậy, có thể thấy kể cả khu rừng được phép khai thác (diện tích này trên thực tế là khá nhỏ) thì việc hưởng lợi của cộng đồng là rất thấp. (iii) Cộng đồng thôn bản không được cấp hạn ngạch khai thác rừng hàng năm, chưa có quy định cụ thể về khai thác thương mại, do vậy việc khai thác rừng rất khó khăn không tạo điều kiện cho cộng đồng.

3.1.3. H thng các văn bn ca tnh

Hệ thống văn bản về lâm nghiệp của tỉnh, huyện Cao Bằng quy định, hướng dẫn liên quan đến quản lý rừng cộng đồng là rất ít vì thực tế tỉnh và huyện cũng chưa có các nguồn đầu tư hỗ trợ cho quản lý rừng cộng đồng, chủ yếu vẫn thực hiện theo các chính sách của Nhà nước ban hành. Các qui định, hướng dẫn mới dừng ở quy định về mẫu qui ước, hương ước bảo vệ rừng và nhất trí về chủ trương cho các huyện, thị xã và thành phố quyết định giao đất, giao rừng cho cộng đồng thôn bản.

Năm 2013 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 388/KH-UBND ngày 20/02/2013 về rà soát, hoàn chỉnh thủ tục để giao đất, giao rừng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nhằm mục đích cho người dân được thụ hưởng chính sách tri

trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và một số chính sách khác.

Đến hết năm 2015 toàn huyện Cao Bằng đã triển khai giao đất, giao rừng cho 254 cộng đồng, 1.030 hộ gia đình, tổng diện tích được giao 52.476,33 ha, đạt 64,4% diện tích rừng toàn huyện (Nguồn: số liệu diện tích rừng theo kết quả kiểm kê rừng năm 2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 08/4/2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở thực tiễn cho quản lý rừng cộng đồng tại huyện trùng khánh tỉnh cao bằng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)