Một số đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sản phụ sau đẻ thường tại khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh hoà bình (Trang 30 - 34)

- Đề xuất chung:

Sinh thường là phương pháp sinh con tự nhiên và phổ biến nhất hiện nay, có tới 75% các bà mẹ lựa chọn phương pháp này. Kiến thức và thực hành về chăm sóc sau sinh có ý nghĩa rất cơ bản đối với bà mẹ vì có thể giúp phát hiện sớm và xử trí kịp thời các bất thường của bà mẹ và trẻ sơ sinh giai đoạn này, góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong mẹ - con. Bổ sung và nâng cao kiến thức về những dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai, khi chuyển dạ, sau đẻ và những dấu hiệu bệnh lý của trẻ sơ sinh để bà mẹ chủ động phát hiện và đi khám, hướng dẫn cụ thể những xử trí ban đầu đơn giản nhưng hiệu quả nhằm giảm bớt mức độ nặng của bệnh mà trẻ sơ sinh mắc phải, cách phân loại những bệnh nặng, nhẹ để có hướng xử trí thích hợp còn giúp các bà mẹ có thực hành chăm sóc bản thân và con một cách khoa học. Do vậy, cần phải tăng cường các hoạt động truyền thông, tư vấn - giáo dục sức khỏe

(dưới nhiều hình thức) nhằm nâng cao nhận thức, thực hành chăm sóc sau sinh cho các bà mẹ và gia đình tại cộng đồng, đặc biệt là các bà mẹ có học vấn thấp, sống ở nông thôn và thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo... Các bà mẹ, các cặp vợ chồng có con lần đầu cần được chú ý kỹ hơn vì họ hoàn toàn thiếu và yếu về các kiến thức và kỹ năng chăm sóc sau sinh cơ bản.

Nghiên cứu xây dựng Mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà, do cán bộ y tế từ các bệnh viện tuyến huyện trở lên đảm nhiệm, bao gồm các thăm khám y tế và tư vấn. Nội dung của chăm sóc sau sinh tại nhà theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ Y tế ban hành. Phát huy hơn nữa hoạt động của mạng lưới y tế thôn bản, cộng tác viên dân số trong việc tuyên truyền, giáo dục những kiến thức và vận động thực hành chăm sóc sức khoẻ thai sản và trẻ sơ sinh. Cán bộ y tế địa phương kết hợp với sự hỗ trợ của các tổ chức khác cần tìm hiểu các phong tục tập quán, các bài thuốc dân gian để biết mặt lợi và hại nhằm hạn chế những kinh nghiệm và cách xử trí sai lầm, cổ hủ, phản khoa học trong việc chăm sóc, điều trị bệnh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh nói riêng, sức khoẻ của cả cộng đồng nói chung.

Đa phần kiến thức và thực hành chăm sóc sau sinh của các bà mẹ dựa trên nguồn cung cấp thông tin chính thống, khoa học là từ cán bộ y tế, các thông tin không chính thống, mang nặng tính chủ quan như internet, gia đình và bạn bè,... vẫn còn chiếm tỷ lệ không nhỏ. Các nguồn khác như báo chí, sách giáo khoa,… là nguồn cung cấp thông tin khá hạn chế. Đây cũng là những gợi ý khi xây dựng chiến lược giáo dục, truyền thông về chăm sóc sau sinh cho các bà mẹ. Ngoài việc tăng cường các nguồn thông tin thông qua các cán bộ y tế, cần có chiến lược giáo dục, tuyên truyền trong cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng có ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc sau sinh.

Với sự phát triển của nền công nghiệp vắc xin và sự triển khai rộng rãi hoạt động tiêm chủng, nhiều thế hệ trẻ em đã được bảo vệ khỏi nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Với những hiệu quả vô cùng to lớn của tiêm chủng mang lại, các loại vắc xin mới vẫn đang được tiếp tục tìm kiếm, mở ra những hy vọng mới cho con người. Có thể nói nhờ có vắc xin và hoạt động tiêm chủng đã làm thay đổi rất nhiều mô hình bệnh tật trên thế giới, đây là một biện pháp hiệu quả và rẻ tiền để nâng cao sức khoẻ. Trẻ em trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng đều được tiêm chủng thường xuyên phòng ngừa các bệnh chủ yếu, biện pháp này cũng đã trở thành chính sách trung tâm trong các nỗ lực về y tế công cộng trên toàn thế giới. Đây cũng chính là một nội dung cần được quan tâm trong các chiến dịch, chiến lược truyền thông; cũng như

kỳ này (viêm gan B sơ sinh, lao), đồng thời cần phải truyền thông, tư vấn - giáo dục sức khỏe để bà mẹ và gia đình nắm được lịch tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ các giai đoạn tiếp theo.

- Đề xuất tại bệnh viện Tỉnh Hoà Bình:

Tiếp tục duy trì và phát huy công tác chăm sóc thời kỳ hậu sản cho sản phụ sau sinh trong thời gian nằm theo dõi tại phòng hậu sản.

Cần đẩy mạnh công tác tư vấn - giáo dục sức khoẻ sinh sản cho các sản phụ sau sinh; đặc biệt chú trọng việc hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn uống sau sinh, tư vấn về kế hoạch hoá gia đình.

Tạo mối quan hệ gần gũi, thiện cảm giữa cán bộ y tế và sản phụ để nắm bắt kiến thức hiểu biết, tâm tư nguyện vọng của sản phụ, từ đó có cách chăm sóc và biện pháp tư vấn - giáo dục sức khoẻ phù hợp cho từng đối tượng.

Tạo kiều kiện cho điều dưỡng được tham gia học hỏi nhiều hơn nữa với các điều dưỡng trong nước và quốc tế.

Tăng cường, đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sản phụ.

Đề xuất cụ thể tại khoa Sản bệnh viện tỉnh Hoà Bình:

Qua việc thực hiện và theo dõi quá trình chăm sóc sản phụ sau đẻ thường tại khoa Sản bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình so với quy trình chuẩn học viên đưa ra một số đề xuất cụ thể tại khoa như sau:

- Sau khi sinh, việc sản phụ được nằm theo dõi tại phòng sinh trong vòng 2 giờ đầu là rất quan trọng, tuy cơ sở vật chất tại khoa phòng còn chưa đủ, xong lãnh đạo khoa nên sắp xếp thật hợp lý để mỗi sản phụ sau sinh đều được theo dõi tại phòng sinh theo quy trình chuẩn.

- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn sau khi sinh tại phòng hậu sản cho các sản phụ là điều không thể bỏ qua. Lãnh đạo khoa cần chỉ đạo điều dưỡng và NHS bố trí thời gian làm việc hợp lý, thực hiện nghiêm túc việc theo dõi các dấu hiệu sinh tồn

theo quy trình chuẩn để các sản phụ luôn được theo dõi sát và đề phòng các biến chứng có thể sảy ra.

- Giữ vệ sinh cá nhân sau khi sinh theo quy trình chuẩn cần được các mẹ thực hiện đúng để tránh nhiễm khuấn hậu sản. Trong mỗi phòng bệnh đều có các phòng vệ sinh phục vụ cho nhu cầu nằm điều trị tại khoa phòng của các bệnh nhân. Tuy nhiên, lãnh đạo khoa cần chỉ đạo cho hộ lý luôn kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ ở các phòng này, luôn theo dõi các trang thiết bị trong phòng vệ sinh để kịp thời phát hiện các thiết bị hỏng báo cáo kịp thời để sửa chữa hoặc thay mới.

- Do trong bệnh viện chưa có khoa dinh dưỡng phục vụ cho nhu cầu điều trị nội trú của các bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện, mà trong viện chỉ có căng tin, ở căng tin ngoài bày bán các vật dụng sinh hoạt hằng ngày thì các đồ ăn chín cũng được bày bán tại đây. Vấn đề ở đây là quản lý các đồ ăn chín, ăn sẵn được bày bán cần được sự quan tâm của ban lãnh đạo bệnh viện cũng như đội VSATTP, để mỗi người bệnh khi mua các đồ ăn ở căng tin đều hoàn toàn yên tâm về thực phẩm sạch cũng như dinh dưỡng được đảm bảo.

- Như chúng ta đều biết, ở các vùng quê đâu đó vẫn còn tồn tại các phong tục lạc hậu, và việc nuôi con bằng sữa mẹ theo quan niệm của một số người cao tuổi

vẫn cho rằng ”ngày xưa, chúng tao cho con ăn cơm nhai từ lúc 3 ngày tuổi cũng có

sao đâu?”, và sau khi sinh khi thấy mẹ chưa có sữa người nhà các sản phụ thường pha sữa ngoài hoặc cho trẻ uống mật ong, mà điều này theo hướng dẫn thì không đúng theo cách chăm sóc trẻ, có nhiều khi người nhà pha sữa ngoài ngọt hơn cho nên khi mẹ có sữa trở lại con lại không muốn bú mẹ nữa vì đã quen với uống sữa ngoài. Việc làm này các điều dưỡng và NHS cần đặc biệt chú ý để tư vấn, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho các sản phụ cũng như người nhà sản phụ để cách chăm sóc cho trẻ cần theo đúng hưỡng dẫn.

- Sau khi sinh, không chỉ các mẹ được chăm sóc chu đáo tại khoa mà các trẻ cũng luôn được theo dõi chăm sóc một cách tốt nhất, hằng ngày việc tắm rửa, chăm sóc rốn, thay quần áo sạch sẽ cho trẻ luôn được các điều dưỡng và NHS đảm nhận, thực hiện. Tuy vậy, qua quan sát các vật dụng chăm sóc cho trẻ tại khoa còn sơ sài, chưa được đầy đủ theo quy định, công việc này lãnh đạo khoa cần có ý kiến với ban

lãnh đạo bệnh viện để các vật dụng phục vụ cho việc chăm sóc cho trẻ và các bệnh nhân nằm điều trị tại khoa phòng được thực hiện một cách tốt nhất.

- Việc chăm sóc tinh thần cho sản phụ sau khi sinh là việc làm gần đây vẫn chưa được chú trọng nhiều. Để xoá bỏ, thay đổi các tập tục lạc hậu thì các điều dưỡng và NHS chăm sóc cần chú ý quan tâm tư vấn, giải thích cho các mẹ và đặc biệt là người nhà hiểu, giữ cho tinh thần các mẹ luôn được thoải mái, tạo niềm vui và sự quan tâm chăm sóc từ gia đình.

- Sau khi sinh, việc tư vấn cho các sản phụ lựa chọn, áp dụng các biện pháp tránh thai cho phù hợp để giữ cho người mẹ luôn được thoải mái về tình thần cũng như giữ cho sức khoẻ của người mẹ trong việc có thai ngoài ý muốn sau khi sinh. Lúc này cần sự tư vấn, hướng dẫn tận tình của các bác sỹ, điều dưỡng và NHS trong khoa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sản phụ sau đẻ thường tại khoa sản bệnh viện đa khoa tỉnh hoà bình (Trang 30 - 34)