Thực trạng chăm sóc người bệnh COPD thở máy không xâm nhập điều trị nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh copd thở máy không xâm nhập tại khoa cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2017 (Trang 25 - 29)

nội trú tại khoa Cấp Cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2017

Khoa Cấp Cứu hiện có 35 cán bộ, trong đó có 9 Bác sĩ (1 thạc sỹ, 2 bác sĩ chuyên khoa I), 24 Điều dưỡng (5 cử nhân điều dưỡng, 10 cao đẳng điều dưỡng, 9 trung cấp điều dưỡng) và 1 hộ lý.

Về trang thiết bị: khoa hiện có 7 máy thở, trong đó có 3 máy thở có chức năng thở không xâm nhập, 10 bơm tiêm điện và 8 mornitor, 2 máy khí dung, 1 máy sốc...

Dưới sự lãnh đạo của Trưởng khoa, Khoa đã thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình như: Khám tất cả các mặt bệnh và điều trị nội trú các bệnh như tăng huyết áp, đa chấn thương, đột quỵ, xuất huyết não, viêm phổi, COPD.

Nhằm nâng cao chất lượng khám điều trị, chăm sóc cho người bệnh; đặc biệt, là người bệnh COPD thở máy không xâm nhập, là những người đang hàng ngày đối mặt với khó khăn mà bệnh tật mang lại. Tại Khoa đã và đang thực hiện mô hình chăm sóc theo nhóm: gồm Bác sỹ, điều dưỡng, người bệnh và người nhà người bệnh

Hàng ngày Khoa tổ chức đi buồng để nhận định tình trạng hiện tại của người bệnh. Ghi chép những khó khăn, những vấn đề chăm sóc cần phải can thiệp trên người bệnh; từ đó, đưa ra biện pháp và thực hiện kỹ thuật chăm sóc giúp người bệnh sớm bình phục. Đối với người bệnh COPD thở máy không xâm nhập,khi mới vào khoa được tiếp đón niềm nở, chăm sóc tận tình, khi về dặn dò chu đáo.Trong quá trình chăm sóc người bệnh được:

2.1.1. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn:

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn được Điều dưỡng ở khoa thực hiện 3h/lần và khi người bệnh có diễn biến bất thường. Dấu hiệu sinh tồn gồm theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nước tiểu .Ngoài ra người bệnh COPD thường được theo dõi SPO2liên tục trên mornitor.

Hình 1: Điều dưỡng đo huyết áp cho người bệnh 2.1.2. Thực hiện y lệnh thuốc:

Trong vấn đề chăm sóc, cho người bệnh uống thuốc theo y lệnh, đúng liều lượng đúng thời gian sẽ giúp người bệnh chóng lành bệnh; đồng thời, hạn chế được tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. Hơn nữa, khi cho người bệnh uống thuốc Điều dưỡng giải thích tác dụng và tác dụng không mong muốn, giúp người bệnh yên tâm. Điều dưỡng thử phản ứng kháng sinh trước khi tiêm. Theo dõi tác dụng phụ của thuốc để báo bác sỹ xử trí kịp thời.

2.1.3. Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm:

Lấy bệnh phẩm lúc vào viện và khi cần thiết kịp thời đúng quy trình, đảm bảo vô khuẩn nhất là khí máu động mạch để theo dõi những đáp ứng của người bệnh khi thở máy.

2.1.4. Chăm sóc Người bệnh thở không xâm nhập qua mặt nạ mũi miệng:

- Kích cỡ mặt nạ phải vừa với mặt người bệnh.

- Giải thích cho người bệnh hiểu và hợp tác, sau đó úp mặt nạ mũi hoặc miệng- mũi cho người bệnh, tay người thực hiện giữ mặt nạ sao cho vừa khít, kiểm tra hướng dẫn người bệnh thở theo máy, khi người bệnh thở theo máy, hợp tác tốt thì mới dùng dây cố định.

- Khi cố định mặt nạ không được chặt quá dễ gây loét chỗ tì đè (sống mũi) hoặc lỏng quá gây rò khí ra ngoài làm giảm áp lực đường thở.

- Cố định mặt nạ: phía trên vòng qua đầu ở trên tai, phía dưới vòng qua sau gáy. - Có thể bỏ máy khi người bệnh ho khạc đờm.

- Bỏ máy thở không xâm nhập khi người bệnh ăn, uống nước hoặc ăn và uống qua ống thông dạ dày.

- Phải giải thích để người bệnh biết về những tác dụng không mong muốn: chướng bụng, cảm giác ngạt thở.

2.1.5. Chăm sóc theo dõi hoạt động máy thở:

2.1.5.1. Các nguồn cung cấp cho máy thở

- Nguồn điện: luôn luôn được cắm vào hệ thống điện lưới. Khi có điện, đèn báo AC sẽ sáng lên. Có tác dụng vừa chạy máy thở, vừa nạp điện cho ắc quy của máy để phòng khi mất điện lưới máy sẽ tự động chuyển sang chạy điện ác quy (thời gian chạy điện ác quy kéo dài tùy theo từng loại máy thở).

- Nguồn oxy: được nối với hệ thống cung cấp oxy, khi bật máy sẽ không có báo động áp lực oxy (O2 Pressure).

- Nguồn khí nén: được nối với hệ thống cung cấp khí nén, khi bật máy sẽ không có báo động áp lực khí nén (compressor).

2.1.5.2. Hệ thống ống dẫn khí

- Thay đoạn ống dẫn khí khi có nhiều đờm của người bệnh trong ống dẫn khí. - Trên đường ống dẫn khí vào và ra luôn phải có bể nước (nước đọng ở thành ống xẽ chảy vào bể nước này; vì vậy, bể nước được để ở vị trí thấp nhất). Chú ý phải đổ nước đọng ở trong cốc bể nước, nếu để đầy sẽ gây ra cản trở đường thở và có nguy cơ nước chảy vào phổi.

2.1.5.3. Hệ thống làm ẩm đường dẫn khí

- Hệ thống này nằm ở đường thở vào, trước khi khí được đưa vào người bệnh. - Bình làm ẩm xử dụng nước cất, phải đảm bảo cho mực nước trong bình luôn luôn ở trong giới hạn cho phép.

- Bình đốt của hệ thống làm ẩm: 30 - 370C. Có tác dụng làm tăng độ ẩm khí thở vào; vì vậy, tránh được hiện tượng khô đờm gây tắc.

- Nhiệt độ đốt càng cao thì tốc độ bay hơi của nước trong bình làm ẩm càng nhanh; do vậy, phải thường xuyên đổ thêm nước vào bình làm ẩm.

- Một số máy thở có thêm hệ thống dây đốt nằm trong đường ống thở vào và bình đốt của hệ thống làm ẩm. Do vậy, dây dùng cho máy thở loại này cũng phải có tác dụng chịu nhiệt.

2.1.6.Người bệnh được làm sạch dịch ứ đọng đường thở,khống chế nhiễm khuẩn:

+ Hướng dẫn người bệnh uống nhiều nước ấm, 2 đến 3 lít mỗi ngày khi chưa có suy tim để đờm loãng, dễ khạc, theo dõi cân bằng dịch.

+ Thực hiện một số thuốc có tác dụng long đờm, loãng đờm, giảm phù nề đường thở khi có chỉ định.

+ Làm động tác vỗ, rung lồng ngực cho người bệnh để gây long đờm.

+ Khi tình trạng người bệnh cho phép, thực hiện liệu pháp dẫn lưu tư thế, kết hợp với hướng dẫn người bệnh ho có hiệu quả.

+ Nếu đờm nhiều và người bệnh không thể ho khạc được tiến hành hút đờm cho người bệnh, chú ý đảm bảo vô khuẩn khi làm thủ thuật hút đờm. Tăng cường vệ sinh buồng bệnh, vệ sinh răng miệng cho người bệnh.

+ Phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường thở như khó thở tăng, mệt nhiều, sốt, đờm chuyển đục, màu vàng hoặc xanh, công thức máu có tăng số lượng bạch cầu...

+ Xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.

+ Khi có các bằng chứng của nhiễm khuẩn thực hiện y lệnh kháng sinh chú ý cơ địa dị ứng của người bệnh.

+ Mỗi bệnh nhân có dây và mác thở không xâm nhập riêng, đã được hấp sấy

2.1.7. Tư vấn giáo dục sức khỏe

Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh về phục hồi chức năng hô hấp bao gồm khuyên người bệnh cai thuốc lá, tư vấn kiến thức về bệnh, hướng dẫn sử dụng

thuốc, thở oxy đúng cách, kỹ năng dùng ống bơm xịt, bình hít hay máy khí dung, các phương pháp ho khạc đờm, tập thở, kết hợp với thực hiện vỗ rung lồng ngực...

Hình 3: Điều dưỡng vỗ rung cho người bệnh

Hướng dẫn chế độ ăn:Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể hơn 6 bữa mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Chọn lựa thức ăn chứa nhiều năng lượng so với thể tích, tránh ăn thức ăn không có năng lượng hoặc cung cấp năng lượng quá ít. Ngay cả những bữa ăn nhẹ cũng nên chọn thức ăn có nhiều năng lượng.

Cố gắng ăn chất đạm và chất béo, nhiều hơn ăn đường, ăn những món ăn cung cấp nhiều năng lượng trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh copd thở máy không xâm nhập tại khoa cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2017 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)