Ưu, nhược điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh copd thở máy không xâm nhập tại khoa cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2017 (Trang 29 - 31)

2.2.1. Ưu điểm:

Qua quan sát thực trạng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho thấy ngay từ khi vào viện người bệnh được đón niềm nở; trong thời gian nằm điều trị được chăm sóc tận tình, khi ra viện được dặn dò chu đáo. Đối với người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thở máy không xâm nhập việc thực hiện chăm sóc, theo dõi được đảm bảo liên tục, sát với tình trạng bệnh lý.

- Người bệnh có biểu hiện khó thở do co thắt phế quản, tăng tiết đờm, ho không hiệu quả được điều dưỡng theo dõi sát và thường xuyên đánh giá mức độ khó thở và thiếu oxy, chăm sóc cải thiện thông khí phổi như: Theo dõi tần số thở, quan sát da, niêm mạc, môi và các đầu chi, cho người bệnh nằm đầu cao, theo dõi SPO2 trên

mornitor; cho người bệnh thực hiện thở sâu, dẫn lưu tư thế, theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

- Khả năng làm sạch đường hô hấp của người bệnh không hiệu quả, được điều dưỡng thực hiện hướng dẫn người bệnh uống nhiều nước ấm, dẫn lưu đờm theo tư thế, kết hợp vỗ rung lồng ngực, ho có hiệu quả hoặc thực hiện hút đờm dãi cho người bệnh. - Người bệnh có nguy cơ thiếu máu, mất thăng bằng nước và điện giải do giảm trao đổi khí, mất nước do ăn uống kém, sốt; người bệnh được thay đổi tư thế nằm, theo dõi sát mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, nước tiểu, bù nước và điện giải, theo dõi dấu hiệu mất nước do nôn, sốt, khó thở.

- Người bệnh nhiễm khuẩn đường thở do tăng tiết dịch phế quản: được vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng và vệ sinh khi ho, khạc đờm, thực hiện xét nghiệm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp điều trị.

- Mặt nạ mũi-miệng, dây máy thở được hấp sấy vô khuẩn. Mỗi người bệnh một mặt nạ riêng và dây máy thở riêng.

- Ngoài việc thực hiện chăm sóc về y tế người bệnh còn được hướng dẫn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhằm cải thiện tình trạng gầy yếu, sút cân; vì suy dinh dưỡng thường đi kèm với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong quá trình điều trị và chăm sóc nhân viên y tế quan tâm, động viên người bệnh yên tâm điều trị đồng thời hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lý, từ bỏ những thói quen có hại như hút thuốc lá, dùng các chất kích thích và tránh môi trường khói, bụi.

- Với lưu lượng người bệnh ngày một tăng cao, áp lực công việc lớn, việc thực hiện vai trò của Điều dưỡng trong công tác chăm sóc rất cần tính chủ động. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng trong quá trình thực hiện chăm sóc người bệnh, vai trò chủ động của người Điều dưỡng trong việc tư vấn, giáo dục sức khỏe lại chưa được phát huy; đặc biệt; là giáo dục sức khỏe cho người bệnh về phục hồi chức năng hô hấp; hướng dẫn người bệnh các phương pháp ho, khạc đờm, tập thở, kết hợp với thực hiện vỗ rung lồng ngực giúp cho việc long đờm, tống đờm ra ngoài và làm sạch đường hô hấp, một trong những phương pháp cải thiện thông khí nhanh và hiệu quả lại ít được thực hiện.

2.2.2. Tồn tại (Nhược điểm)

- Công tác chăm sóc người bệnh chưa được toàn diện: tập trung thực hiện nhóm chăm sóc về y tế, thể chất và tinh thần; chưa quan tâm đến tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh. Kỹ năng tư vấn giáo dục của Điều dưỡng còn yếu.

- Tính chủ động của Điều dưỡng viên trong công tác chăm sóc người bệnh chưa cao, các hoạt động chăm sóc người bệnh chủ yếu là thực hiện quy trình kỹ thuật và thực hiện các chỉ định điều trị của bác sỹ.

- Do lưu lượng người bệnh điều trị đông, nên nhiều khi mặt nạ cố định bị lỏng, bình làm ẩm hết nước, tư thế bệnh nhân không đúng. Điều dưỡng không khắc phục kịp thời ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

2.2.3. Nguyên nhân

- Bệnh viện chưa xây dựng được quy trình chuẩn về chăm sóc người bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh copd thở máy không xâm nhập tại khoa cấp cứu bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2017 (Trang 29 - 31)