Đối với nhân viê ny tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh động kinh tại bệnh viện tâm thần trung ương i năm 2018 (Trang 33)

4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC

3.3.1. Đối với nhân viê ny tế

 do tính chất đặc thù chuyên biệt về chuyên khoa tâm thần,

 Điều dưỡng chưa thực sự lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người bệnh để giúp đỡ họ về mặt tâm lý.

 Điều dưỡng làm việc theo Mô hình nhóm/ca, họ phụ trách 2 đến 3 buồng bệnh nên không có thời gian nhiều dành cho người bệnh, Điều dưỡng chưa phát huy hết các liệu pháp tâm lý đúng cho người bệnh

 Điều dưỡng chưa phát huy hết khả năng và nhiệm vụ của họ, hàng ngày, họ chỉ dừng lại ở công việc cho bệnh nhân uống thuốc hay tiêm truyền theo y lệnh, nhắc nhở bệnh nhân tự vệ sinh cá nhân hay người nhà vệ sinh cho người bệnh.

 Sau khi sử dụng thuốc, điều dưỡng không theo dõi kịp thời đầy đủ, tác dụng phụ của thuốc, họ dựa vào người nhà người bệnh là chủ yếu, họ chỉ biết khi người nhà hay người bệnh báo cáo.

3.3.2. Đối với người nhà người bệnh

 Nhiều gia đình người bệnh họ chán nản mệt mỏi, nên thiếu sự quan tâm đúng mức đối với người bệnh. Do kinh tế đói nghèo nên họ bỏ mặc người bệnh, không đưa đi viện hoặc đưa đi rồi bỏ rơi tại bệnh viện, không quan tâm chăm sóc người bệnh.

 Gia đình người bệnh còn thiếu kiến thức về bệnh cũng như kiến thức chăm sóc người bệnh. Họ vẫn quan niệm bệnh là do ma làm nên đưa người bệnh đi

cúng bái tại các đền chùa. Đến khi kinh tế khánh kiệt mà bệnh không đỡ thì họ mới đưa đến viện để khám và điều trị.

 Về dinh dưỡng, bệnh viện có khoa dinh dưỡng nhưng do chế độ ăn của tất cả người bệnh giống nhau, nên chưa có suất ăn cho từng mặt bệnh được .vì vậy sự chăm sóc của gia đình là rất cần thiết.

 Chưa động viên và giao cho những công việc nhẹ nhàng, phự hợp với khả năng lao động của người bệnh, áp đặt cho người bệnh công việc một cách thái quá, làm cho người bệnh không hoàn thành dẫn đến tự ti, chán nản…

4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH TẠI BỆNH VIỆN TÂM CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH TẠI BỆNH VIỆN TÂM

THẦN TRUNG ƯƠNG I NĂM 2018 4.1. Giải pháp về quản lý:

* Các quy định, quy trình hướng dẫn của Bộ y tế, của bệnh viện, của khoa phòng đều có và hướng dẫn rất cụ thể.

* Phân công lao động làm theo hướng dẫn của Bộ y tế nhưng nguồn nhân lực bố trí cho từng khoa chưa hợp lý , vẫn có những khoa thiếu nhân lực nên công việc chăm sóc người bệnh còn hạn chế, cần bố trí nhân lực cho từng khoa hợp lý , để chăm sóc cho người bệnh ngày càng tốt hơn

4.2. Giải pháp về cơ sở vật chất:

* Phương tiện trang thiết bị ,điều kiện hỗ trợ điều trị thuốc còn hạn chế .Vì vậy nên bố trí buồng bệnh cho hợp lý cho từng mặt bệnh , thường xuyên cập nhật những loại thuốc tốt ít tác dụng phụ để nâng cao hiệu quả điều trị

* Cơ sở hạ tầng: toàn bộ phòng bệnh nội trú của bệnh nhân và người nhà được trang bị đầy đủ: Giường, chiếu , chăn màn, quạt điện,máy thở oxy, chuông gọi y tá,điều hòa , tủ lạnh, tivi ,bình nóng lạnh….

* Hệ thống đèn điện: chiếu sáng đảm bảo yêu cầu để phục cho công tác chăm sóc và theo dõi người bệnh

* Hệ thống giao thông : thuận tiện cho việc đi lại của can bộ nhân viên, người bệnh và người nhà người bệnh.

* Hệ thống cấp nước : phải đảm bảo cung cấp nguồn nươc sạch cho nhân viên, người bệnh và người nhà bệnh nhân theo tiêu chuẩn đã được kiểm định

Hệ thống thông tin: đảm bảo hệ thống thông tin được thông suốt, để kịp thời nắm bắt thông tin về người bệnh và người nhà người bệnh.

4.3. Giải pháp kỹ thuật

4.3.1. Đối với nhân viên y tế

Khi bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện thì: - Động viên, quan tâm và giúp đỡ người bệnh

- Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn giải thích cho người bệnh , người nhà người bệnh

- Khi người bệnh chống đối dùng thuốc thì phải giải thích tại sao phải uống thuốc , và cách uống thuốc như thế nào

- Sau khi dùng thuốc , hướng dẫn tác dụng phụ của thuốc

- Giải thích cho người nhà biết cách nhận biết những biểu hiện bất thường của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc

- Phục hồi chức năng sau khi điều trị ổn định

- Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc bản thân như tự tắm giặt, vệ sinh cá nhân trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Sắp xếp nội vụ, chỗ ở gọn gàng, ngăn nắp sạch sẽ.

- Các liệu pháp tâm lý – xã hội chủ yếu hướng vào việc tác động lên trạng thái tâm lý của người bệnh, giúp người bệnh có tâm trạng thoải mái, vui vẻ, nâng cao sự tự tin, hình thành sự lạc quan,tin tưởng vào điều trị.

- Giáo dục cho họ nhận thức được quyền lợi, nghĩa vụ của người bệnh như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia các hoạt động của cộng đồng.

4.3.2. Với mạng lưới y tế cấp cơ sở

- Điều tra dịch tễ học người bệnh động kinh cấp cơ sở

- Có lịch thăm khám cho người bệnh tại gia đình nhằm nắm rõ hoàn cảnh kinh tế và yếu tố ảnh hưởng đến bệnh.

- Tích cực vận động người bệnh tham gia bảo hiểm y tế và điều trị y tế

- Liên hệ với các tổ chức địa phương để tạo điều kiện cho người bệnh hòa nhập cộng đồng như gọi điện họ tham gia vào các hoạt động hàng ngày của bạn và mọi người

- Liên hệ thường xuyên với người thân của người bệnh để cùng với gia đình của họ giải quyết các khó khăn mà người bệnh cần giúp đỡ

- Tổ chức các lớp tập huấn cho gia đình người bệnh để họ nắm chắc thêm kiến thức về bệnh như kĩ năng chăm sóc người bệnh. Phát hiện các triệu chứng cấp cứu để đưa người bệnh đi điều trị,

4.3.3. Đối với gia đình người bệnh

- Trước tiên gia đình người bệnh phải xác định việc chăm sóc người bệnh, không phải chỉ dựa vào thuốc là đủ, mà cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình người bệnh, đặc biệt là chăm sóc tâm lí để giúp đỡ người bệnh tái hòa nhập với cuộc sống, xã hội.

- Gia đình luôn gần gũi, động viên, cảm thông chia sẻ những mặc cảm của ngừời bệnh, tạo cho người bệnh tham gia lao động tập thể, học việc, học nghề, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, v.v

- Khi người bệnh ổn định trở về cộng đồng thì gia đình không để người bệnh rơi vào trạng thái thụ động, hãy làm việc gì đó như lao động nhẹ nhàng,

- Quản lí thuốc chặt chẽ, cho người bệnh uống thuốc đều hàng ngày theo đơn và hướng dẫn của thầy thuốc

- Phát hiện kịp thời các triệu chứng của bệnh hay tác dụng phụ của thuốc để báo cáo ngay cho bác sĩ chuyên khoa tâm thần

- Gia đình không nên mê tín dị đoan, cúng bái cho người bệnh khi có triệu chứng của bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần xin khám và điều trị

4.3.4. Đối với bệnh viện tâm thần TWI

- Tăng cường công tác truyền thông trên loa đài, áp phích tờ rơi tại các địa phương, để người dân nắm bắt được tác hại do bệnh động kinh gây ra và ý thức được về bệnh để họ sớm đưa người bệnh đi khám bác sĩ chuyên khoa.

- Đối với bệnh viện tâm thần trung ương 1 hay tuyến tỉnh nên thành lập khoa điều trị động kinh có như vậy mới nâng cao chuyên môn và điều trị cho người bệnh đạt kết quả tốt hơn.

- Đào tạo liên tục, đào tạo lại hàng năm cho các bác sĩ trẻ, các điều dưỡng viên, các bác sĩ trong bệnh viện tâm thần nói chung để họ cập nhật những kiến thức mới và những phương pháp điều trị mới để điều trị cho người bệnh đạt kết quả tốt hơn.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá về thực trạng chăm sóc cho người bệnh động kinh tại bệnh vịên tâm thần trung ương I, kết hợp với nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi xin đưa ra kết luận như sau:

1, Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh động kinh:

* Cơ sở vật chất thiếu thốn, khoa phòng chưa bố trí hợp lí, trang thiết bị chưa đầy đủ, hạn chế.

* Nhân lực: chưa bố trí hợp lí cho từng khoa, còn thiếu nhân lực.

* Điều dưỡng: tính chất công việc nhiều nên việc tiếp xúc với người bệnh còn sơ sài, ít được đào tạo tập trung.

* Người bệnh: Do tính chất chuyên biệt về chuyên khoa tâm thần cho nên người bệnh khó tiếp xúc được nên vấn đề chăm sóc còn hạn chế.

* Gia đình: do đặc thù của bệnh, ăn không muốn làm, phá phách gây hao tốn tiền của, do đó dẫn đến gia đình chán nản, mệt mỏi. Một số gia đình kinh tế khó khăn, hiểu biết về bệnh còn kém.

2, Một số giải pháp để cải thiện chăm sóc người bệnh tốt hơn:

* Bệnh viện: cần xây dựng, cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ người bệnh, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe trên loa đài, tờ rơi, áp phích tại các địa phương để người dân nắm bắt được tác hại của bệnh, cập nhật thường xuyên các loại thuốc tốt, ít tác dụng phụ.

* Nhân lực: bổ sung nhân lực cho từng khoa hợp lí số giường bệnh. * Điều dưỡng: đào tạo, cập nhật kiến thức mới cho điều dưỡng hàng năm. * Gia đình: cần giải thích cho gia đình hiểu thêm về bệnh, về chế độ viện phí để họ hợp tác.

* Xã hội muốn phát triển được tốt hay không là phụ thuộc vào sức khỏe nói chung và sức khỏe tâm thần nói riêng, hướng tới một xã hội văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt

1. Bộ môn thần kinh, Học viện Quân Y (1994), “Động Kinh”, Lâm sàng thần kinh, tr 274-290.

2. Bộ môn Tâm Thần Kinh (2017), Tài liệu giảng dạy, Trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định.

3. GS.TS Nguyễn Văn Chương (2001), Tài liệu Động Kinh, tr. 112- 130.

4. Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Hoàng Điệp (2016), Tài liệu giảng dạy Bệnh Động Kinh, Bệnh viện Tâm Thần Trung ương I, tr. 11-19.

5. PGS.TS Cao Tiến Đức, “các rối loạn tâm thần trong Động Kinh và điều trị”, Tài liệu Động Kinh, tr. 8-14, tr. 43-48, tr. 49-77, tr. 105-106.

6. Trần Viết Nghị (2000), “Rối loạn tâm thần trong Động Kinh”, Tập bài giảng dành cho bác sĩ Sau đại học, Bộ môn tâm thần, Trường Đại học y Hà Nội tr. 96-101.

7. . Tài liệu Bệnh Động Kinh (2001), Nhà Xuất Bản Y Học Hà Nội, tr.25- 26, tr. 277-278

8. Đào Trần Thái, “Rối loạn tâm thần thường gặp trong bênh Động Kinh”,

Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt chuyên đề thần kinh học 2002, Phô bản của tập 6, số 3, tr. 33 – 37.

9. Tổ chức y tế thế giới (1992), “Bệnh chu kỳ và kịch phát”, Môc G Bản phân loại bệnh quốc tế bệnh tật, Bản dịch tiếng Việt, Nhà xuất bản Y học 2000, tr. 293-295.

10.Tài liệu Bệnh Động Kinh (2005), Trường Đại Học Y Hà Nội, Bộ Môn Thần Kinh, năm, tr.44-74.

11.Tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần (2017), tr. 11-19, tr.20-27, tr.28-32.

12.Tài liệu chăm sóc bệnh nhân Động Kinh tại khoa Tâm Thân kinh-

13. TS Ninh Thị Ứng (2002), Tài liệu bệnh Động Kinh ở trẻ em, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr 5-7, tr. 28-29-30.

*Tiếng Anh

14. William J. Nowack: Psychiatry disorders associated with epilepsy 2004

15. Jallson. P (1994), “Epidemiology, In: Handbook of Climical Neurology”, Vol 72 (28): The Epilepsies, Part I. H Meinardi, editor, Elservier B. V, pp. 15 – 35.

16. Eric D. Caine, Jeffểy M. Lyness: Delirium, Dementia and Amnestic and other congnitive disorders, Kaplan and Sadock’s comprehensive textbook of psychiatry 7th edition 2000, p.878-882

17. Perminder Sachdev Schizophrenia-like psychosis and epilepsy: The status of the association, Am P. Psy 1998, pp. 155-336

PHỤ LỤC

Một số hình ảnh điện não đồ bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm ThầnTrung ương I

Một số hình ảnh chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Tâm Thần Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh động kinh tại bệnh viện tâm thần trung ương i năm 2018 (Trang 33)