Đối với Bệnh viện Tâm Thần Yên Bái:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu tại bệnh viện tâm thần yên bái năm 2018 (Trang 35 - 41)

4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜ

4.3. Đối với Bệnh viện Tâm Thần Yên Bái:

- Có khoa riêng biệt để quản lý, chăm sóc, điều trị người bệnh cai rượu. - Xây dựng kế hoạch và thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện trên toàn bệnh viện.

- Bệnh viện nâng cấp cơ sở vật chất, thành lập Khoa phục hồi chức năng, khu vui chơi giải trí cho người bệnh.

- Công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh điều trị nội trú được thực hiện thường xuyên trong thời gian người bệnh nằm viện.

- Tăng cường công tác truyền thông trên thông tin đại chúng, loa đài, tờ rơi, áp phích tại các địa phương, để người dân nắm bắt được tác hại của việc uống rượu nhiều gây ra và ý thức được về bệnh nghiện rượu để họ sớm đưa người bệnh đến cơ sở y tế khám và điều trị.

- Bố trí, tạo điều kiện cho các điều dưỡng được đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chuyên ngành Điều dưỡng tâm thần, tổ chức các lớp tập huấn về chăm sóc người bệnh tâm thần tại bệnh viện.

KẾT LUẬN

Để bảo đảm cho việc chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu được tốt hơn và nhằm giảm các hậu quả của rượu và đề phòng các biến chứng có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, đồng thời góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và nền kinh tế xã hội. Sau khi nghiên cứu chuyên đề “Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu tại Bệnh viện Tâm thần Yên Bái năm 2018”.Tôi xin rút ra một vài kết luận như sau:

4.1. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu tại Bệnh viện Tâm thần Yên Bái năm 2018

4.1.1.Ưu điểm

- Điều dưỡng luôn gần gũi, thân thiện, nhiệt tình, chu đáo, tận tình trong chăm sóc, phục vụ giúp bệnh và người nhà tin tưởng, hài lòng với tinh thần, thái độ và chất lượng phục vụ, chăm sóc của nhân viên y tế trong bệnh viện.

- Kế hoạch chăm sóc phù hợp giúp người bệnh sớm hồi phục và ổn định trở về với cuộc sống gia đình, chăm sóc phục vụ người bệnh đảm bảo đúng quy trình, quy định của Bệnh viện ban hành.

- Người bệnh được uống và tiêm thuốc tại giường, đảm bảo thuốc được vào cơ thể người bệnh dưới sự giám sát của Điều dưỡng, đảm bảo an toàn sau khi dùng thuốc.

- Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe hoạt động hiệu quả giúp người bệnh và người nhà có thêm kiến thức về tác hại của rượu và cách chăm sóc. Người bệnh nhận thưc được tác hại của rượu từ đó thay đổi hành vi quyết tâm bỏ rượu.

- Điều dưỡng luôn theo dõi sát, phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường nên không xảy ra trường hợp sai xót nào làm ảnh đến an toàn tính mạng của người bệnh.

4.1.2. Tồn tại

- Chưa mô tả được các dấu hiệu bất thường của người bệnh hoặc mô tả chưa phù hợp với tình trạng người bệnh.

- Còn một vài trường hợp điều dưỡng chưa khai thác, phát hiện kịp thời dấu hiệu bệnh kèm theo.

- Ghi chéo hồ sơ điều dưỡng sơ sài, chưa mô tả được các dấu hiệu bất thường của người bệnh chủ yếu phụ thuộc vào nhận xét của Bác sỹ.

- Chưa có khoa phục hồi chức năng, chưa có khu vui chơi giải trí.

- Bệnh viện chăm sóc, điều trị với hệ thống quản lý mở, chưa có khoa hoặc khu quản lý, điều trị riêng cho những người bệnh cai rượu.

4.2. Để khắc phục một số tồn tại nêu trên tôi xin đưa ra những giải pháp để cải thiện chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu tại Bệnh viện tâm thần Yên Bái như sau:

4.2.1. Đối với Điều dưỡng:

* Khi người bệnh nằm điều trị tại bệnh viện cần:

- Theo dõi sát, phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường để lập kế hoạch chăm sóc toàn diện cho từng người bệnh cai rượu cụ thể từng giai đoạn bệnh.

- Ghi chép cụ thể, đầy đủ, rõ ràng, chính xác dấu hiệu bệnh vào hồ sơ điều dưỡng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe.

- Gần gũi, tìm hiểu tâm tư của người bệnh, động viên người bệnh yên tâm điều trị.

- Hướng dẫn người bệnh tập luyện phục hồi chức năng, cách tự chăm sóc bản thân.

- Sử dụng các liệu pháp tâm lý – xã hội để tác động đến tâm lý người bệnh. - Tuyên truyền về quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm của người bệnh như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia vào các hoạt động của cộng đồng.

* Khi người bệnh ra viện:

- Động viên người bệnh sau khi ra viện về gia đình tự giác bỏ rượu. - Động viên gia đình luôn quan tâm giúp người bệnh bỏ rượu.

- Hướng dẫn gia đình người bệnh cách dùng thuốc cho người bệnh tại nhà và cách quản lý thuốc

4.2. Đối với Bệnh viện Tâm Thần Yên Bái:

- Có khoa riêng biệt để quản lý, chăm sóc, điều trị người bệnh cai rượu. - Xây dựng kế hoạch và thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện trên toàn bệnh viện.

- Bệnh viện nâng cấp cơ sở vật chất, thành lập Khoa phục hồi chức năng, khu vui chơi giải trí cho người bệnh.

- Công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh điều trị nội trú được thực hiện thường xuyên trong thời gian người bệnh nằm viện.

- Tăng cường công tác truyền thông trên thông tin đại chúng, loa đài, tờ rơi, áp phích tại các địa phương, để người dân nắm bắt được tác hại của việc uống rượu nhiều gây ra và ý thức được về bệnh nghiện rượu để họ sớm đưa người bệnh đến cơ sở y tế khám và điều trị.

- Bố trí, tạo điều kiện cho các điều dưỡng được đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chuyên ngành Điều dưỡng tâm thần, tổ chức các lớp tập huấn về chăm sóc người bệnh tâm thần tại bệnh viện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trương Tuấn Anh (2017), Bài giảng Rối loạn tâm thần thực tổn, Bộ

môn Tâm - Thần kinh, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

2. Nguyễn Hoàng Điệp (2013), "Các tác hại của rượu", Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.

3. Cao Tiến Đức (2017), Các rối loạn tâm thần cấp cứu và điều trị,

Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Thanh Hà (2008 ) , Nghiên cứu thực trạng nghiện rượu

và các rối loạn tâm thần thường gặp do rượu ở xã Khánh Hà Huyện ThườngTín Tỉnh Hà Tây.

5. Đỗ Thị Hoa (2010), "Vai trò của Điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe tâm thần", Theo T/c NursingeJournal.

6. Nguyễn Mạnh Hùng (2009 ), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và biến

đổi một số chỉ số cận lâm sàng ở người bệnh sảng rượu , Luận án Tiến Sĩ y học, Học Viện Quân Y, Hà Nội.

7. Ngô tích Linh (2005), Rối loạn tâm thần do rượu,Tâm thần học, Nhà

xuất bản Y học, Chi nhánh TPHCM.

8. Trần viết Nghị (2000), Loạn thần do rượu với hoang tưởng và

ảo giác chiếm ưu thế, Tập bài giảng giành cho sau đại học, Đại học Y, Hà

Nội.

9. Nguyễn Thị Ngọc Sương (2015), "Chăm sóc người nghiện rượu",

Báo sứckhỏe đời sống.

10. Nguyễn Viết Thiêm (2000), Lạm dụng rượu rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần, Tập bài giảng giành cho sau đại học, Đại học Y, Hà Nội.

Tiếng Anh

11. Howard H. goldman (2000), Review of general psychiatry, pp. 263-

12. KAPLAN & SADOCKS, “ Alcohol – Related Disorders” Substance- Related Disorders, Synopsis of psychiatry, Bihavoral Sciences Clinical Psychiatry, Senventhedition, pp. 396-410

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu tại bệnh viện tâm thần yên bái năm 2018 (Trang 35 - 41)