Các ưu điểm, nhược điểm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu tại bệnh viện tâm thần yên bái năm 2018 (Trang 31 - 34)

3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ RỐI LOẠN TÂM THẦN DO

3.2. Các ưu điểm, nhược điểm:

3.2.1. Ưu điểm:

- Luôn gần gũi, thân thiện, nhiệt tình, chu đáo, tận tình trong chăm sóc, phục vụ người bệnh.

- Điều dưỡng nhận định tình trạng người bệnh tương đối đầy đủ, phù hợp với tình trạng người bệnh từ đó có kế hoạch chăm sóc phù hợp giúp người bệnh sớm ổn định.

- Điều dưỡng chăm sóc, phục vụ người bệnh đảm bảo đúng quy trình, quy định của Bệnh viện ban hành, kết quả người bệnh đã dần đỡ, giảm và hết các triệu chứng loạn thần, khỏe mạnh, tăng cân.

- 100% người bệnh được chăm sóc điều trị ổn định ra viện, không để xảy ra trường hợp người bệnh tử vong nào do hậu quả của rượu.

- Người bệnh được uống và tiêm thuốc tại giường, đảm bảo thuốc được vào cơ thể người bệnh, đảm bảo an toàn sau khi dùng thuốc.

- Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe hoạt động hiệu quả giúp người bệnh và người nhà có thêm kiến thức về tác hại của rượu và cách chăm sóc. Người bệnh nhận thưc được tác hại của rượu từ đó thay đổi hành vi hứa và quyết tâm bỏ rượu.

- Người bệnh và người nhà tin tưởng, hài lòng với tinh thần, thái độ và chất lượng phục vụ, chăm sóc của nhân viên y tế trong bệnh viện.

- Điều dưỡng luôn theo dõi sát, phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường nên không xảy ra trường hợp sai xót nào làm ảnh đến an toàn tính mạng của người bệnh.

- Người bệnh trong quá trình điều trị được quản lý chặt chẽ không tiếp xúc và uống rượu.

- Khi người bệnh ổn định ra viện động viên người bệnh quyết tâm bỏ rượu, hướng dẫn người nhà cách quản lý thuốc, chăm sóc, quan tâm giúp người bệnh quyết tâm bỏ rượu.

3.2.2. Nhược điểm:

- Còn một vài trường hợp khi khai thác thông tin từ người bệnh điều dưỡng chưa mô tả được các dấu hiệu bất thường của người bệnh hoặc mô tả chưa phù hợp với tình trạng người bệnh.

- Một số người bệnh có dấu hiệu bệnh kèm theo nhưng điều dưỡng chưa khai thác kịp thời hoặc là khi Bác sỹ khai thác phát hiện diễn biến điều dưỡng mới biết và thực hiện chăm sóc.

- Ghi chéo hồ sơ điều dưỡng sơ sài, chưa mô tả được các dấu hiệu bất thường của người bệnh chủ yếu phụ thuộc vào nhận xét của Bác sỹ.

- Người bệnh chưa được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, phục hồi chức năng giúp người bệnh sớm tái hòa nhập cộng đồng. Bệnh viện mới chỉ có phòng để cho người bệnh xem tivi và góc truyền thông (tranh ảnh, tờ rơi, tạp chí...).

- Bệnh viện chăm sóc, điều trị với hệ thống quản lý mở, người bệnh có thể tự ý đi lại trong khuôn viên bệnh viện, chưa có khoa hoặc khu quản lý, điều trị riêng cho những người bệnh cai rượu nên việc quản lý, theo dõi, chăm sóc người bệnh cũng gặp nhiều khó khăn.

3.3. Nguyên nhân của các việc đã làm được và chưa làm được.

3.3.1. Nguyên nhân của việc đã làm được.

- Điều dưỡng thực hiện tốt "12 Điều Y Đức" của Bộ Y tế.

- Thực hiện tốt 12 nhiệm vụ trong Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 của Bộ Y Tế.

- Thực hiện đúng “Quy Tắc ứng xử của cán bộ ,viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế ” trong thực hiện nhiệm vụ.

- Thực hiện tốt các quy định của cơ quan, đơn vị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Báo cáo kịp những diễn biến bất thường, sự cố xảy ra để kịp thời xử lý nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.

3.3.2. Nguyên nhân của những việc chưa làm được:

- Chưa được đào tạo về chuyên ngành chăm sóc người bệnh tâm thần.

- Thiếu nhân lực, do đó điều dưỡng chưa có nhiều thời gian để giao tiếp với người bệnh.

- Cơ sở vật chất phục vụ người bệnh và nhân viên y tế còn hạn chế. - Chưa có khu quản lý, điều trị riêng cho người bệnh cai rượu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần do rượu tại bệnh viện tâm thần yên bái năm 2018 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)