- Điều tra hiện trạng sản xuất lê xanh tại một số vùng trồng chính của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nâng cao năng suất, chất lượng của lê xanh tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
3.2.2.Phương pháp nghiên cứu
3.2.2.1. Điều tra hiện trạng sản xuất lê xanh tại một số vùng trồng chính của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Phiếu điều tra đánh giá thực trạng sản xuất lê tại một số xã của huyện Bảo Lạc bao gồm 5 nhóm thông tin với các thông tin cần thu thập:
+ Nhóm thông tin chung: có 17 chỉ tiêu cần thu thập. + Nhóm thông tin về cây lê: có 20 chỉ tiêu cần thu thập.
+ Nhóm thông tin về các biện pháp kỹ thuật: có 21 thông tin cần thu thập. + Nhóm thông tin về thị trường, tiêu thụ sản phẩm: 3 thông tin cần thu thập. + Nhóm thông tin về kiến nghị của các hộ trồng lê: 1 thông tin cần thu thập. - Địa điểm: Công tác điều tra đánh giá thực trạng sản xuất lê xanh Cao Bằng được triển khai tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
- Thời gian: từ tháng 1 đến tháng 3/2019. - Phương pháp tiến hành:
Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA). Tổng số phiếu điều tra là 150 phiếu (150 hộ/huyện). Thu thập số liệu theo phiếu, phỏng vấn nông hộ, ghi nhận hình ảnh. Thu thập các số liệu thứ cấp tại Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV huyện về các chỉ tiêu như đất đai, khí hậu, độ dốc, độ tuổi và phương thức nhân giống cây lê, khả năng áp dụng các biện pháp kỹ thuật, mức độ phổ biến và đặc điểm riêng của giống lê xanh….
Tổng hợp phân tích số liệu xác định các yếu tố hạn chế, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế vườn lê xanh.
3.2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nâng cao năng suất, chất lượng của lê xanh tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của dạng phân bón (phân đơn và phân tổng hợp) đến năng suất, chất lượng của lê xanh
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí trên vườn trồng sẵn theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), gồm 4 công thức, mỗi công thức 3 cây với 3 lần nhắc lại. Tổng số cây thí nghiệm là: 36 cây.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
NL1 CT4 CT3 CT1 CT2
NL2 CT4 CT3 CT2 CT1
NL3 CT1 CT4 CT2 CT3
Các cây lê thí nghiệm đồng đều về độ tuổi (6 - 8 tuổi), tình hình sinh trưởng và cùng điều kiện canh tác. Tất cả các công thức thí nghiệm được thực hiện trên cùng một quy trình kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
Loại phân bón sử dụng là phân NPK tổng hợp (13:13:13+TE), NPK tổng hợp (15:15:15+TE) và phân đơn Urê: 46% N + Supe lân 21% P2O5 + Kali sunfat 50% K2O. Tỷ lệ bón là 1:1:1.
Công thức 1: 1,0 kg Urê + 2 kg supe lân + 1,0 kg kali sunfat Công thức 2: 4,0 kg NPK tổng hợp 13:13:13 + TE
Công thức 3: 3,0 kg NPK tổng hợp 15:15:15 + TE Công thức 4: Đối chứng
Đối chứng (chăm sóc theo tập quán canh tác của dân với lượng bón 1,5 kg urê + 2 kg supe lân + 0,7 kg kali sunfat)
- Thời gian và phương pháp bón : Đào rãnh bón theo hình chiếu tán cây. Một năm chia làm 3 lần bón :
Lần 1: tháng 2 trước khi hoa nở 2 tuần: 40% lượng NPK và phân đơn Lần 2: tháng 4 giai đoạn quả non bắt đầu lớn 30% lượng NPK và phân đơn Lần 3: tháng 6 - 7 giai đoạn quả lớn, trước thu hoạch 1 tháng 30% lượng NPK và phân đơn còn lại.
Nền thí nghiệm: Bón 30 kg phân hữu cơ truyền thống. Phân hữu cơ bón 1 lần sau thu hoạch (đầu tháng 10) kết hợp bón 2 kg vôi bột/cây.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm phun qua lá đến năng suất, chất lượng lê xanh Cao Bằng
Thí nghiệm được triển khai tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, trên vườn sản xuất có sẵn của hộ nông dân. Các cây thí nghiệm có độ tuổi 6 - 8 năm, đồng đều về sức sinh trưởng, hình thức nhân giống, chăm sóc cây theo quy trình kỹ thuật chung.
Thí nghiệm có 4 công thức:
Công thức 1: Phun BA (Benzylanine axít) 100ppm Công thức 2: Phun GA3 (Giberellin axít) 30ppm Công thức 3: Borric 20 ppm
Công thức 4: Đối chứng (phun nước lã)
Sơ đồ thí nghiệm: Dải bảo vệ Dải bảo vệ Nhắc lại 1 CT1 CT2 CT3 CT4 Dải bảo vệ Nhắc lại 2 CT4 CT3 CT2 CT1 Nhắc lại 3 CT3 CT1 CT4 CT2 Dải bảo vệ
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi công thức có 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 3 cây, trên mỗi cây theo dõi 4 cành theo 4 hướng, cành có đường kính TB 1,0 - 1,5cm, dài cành 50 - 60cm, mỗi cành theo dõi 10 quả.
Thời điểm phun các loại hóa chất:
+ Trước khi nở hoa + Sau khi hoa tàn + Sau đậu quả
Cây ở các công thức được cắt tỉa sau thu hoạch, loại bỏ toàn bộ cành khô, cành tăm, cành vượt và cành bị sâu bệnh; bón phân NPK tổng hợp 13:13:13+TE, với lượng 3,5 kg/cây + 30 kg phân hữu cơ + 2 kg vôi bột.
3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi
* Đặc điểm ra hoa, đậu quả:
Thời gian bắt đầu ra hoa, đậu quả: Tính từ khi có 5% số hoa, quả xuất hiện. Thời gian ra hoa tập trung: Khi có 25 - 75% hoa nở.
Thời gian hoa tàn: Khi có > 80% hoa rụng cánh.
Tỷ lệ đậu quả ở các ngưỡng thời gian khác nhau: Định 10 cành/cây; theo dõi số nụ, số hoa, số quả ban đầu và kết thúc.
Tỷ lệ đậu quả (%) = (Tổng số quả đậu tại thời điểm theo dõi/Tổng số hoa, quả non rụng + Tổng số quả đậu tại thời điểm theo dõi) * 100
* Động thái rụng quả: Đếm tổng số quả ở mỗi lần nhắc lại của mỗi công thức (mỗi lần nhắc lại 100 quả) sau khi cánh hoa rụng, mỗi cây theo dõi 4 cành phân bố đều ở các hướng, đếm tổng số quả đậu/cành, định kỳ 15 ngày theo dõi 1 lần. Động thái rụng quả được tính theo công thức sau:
Động thái rụng quả (%) =
Tổng số quả rụng
x 100 Tổng số quả theo dõi trên
cành
* Động thái sinh trưởng quả
Dùng thước Pamer đo đường kính quả và chiều cao quả, mỗi công thức đo 30 quả được đánh dấu cố định trên cây phân bố đều ở các hướng và các tầng tán, định kỳ 15 ngày theo dõi 1 lần.
* Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất
Số lượng quả/cây: Đếm trực tiếp số quả hoàn chỉnh của từng cây/từng công thức khi thu hoạch.
Năng suất quả/cây (kg/cây): Cân trực tiếp khối lượng quả/các cây của các công thức. Tính trung bình.
Năng suất lý thuyết (tấn/ha)= KL 1 quả (kg) x Số quả/cây x số cây/ ha 1.000
Năng suất thực thu (tấn/ha) =
Năng suất cá thể (kg/cây) x số cây/ha
1.000
Khối lượng trung bình quả (gam/quả): Cân khối lượng quả, mỗi công thức lấy 12 quả ở 4 hướng, ngang tán, 3 lần nhắc lại, tính trung bình.
* Chỉ tiêu về chất lượng
Các chỉ tiêu về chất lượng sinh hóa quả: độ Brix, đường tổng số, vitamin C, axit tổng số, tannin được phân tích tại Bộ môn kiểm nghiệm chất lượng rau quả của Viện Nghiên cứu rau quả.
- Hàm lượng đường tổng số (%): xác định theo phương pháp Bertrand - Hàm lượng vitamin C (mg %): xác định theo phương pháp Tilman. - Axít tổng số (%): xác định theo phương pháp chuẩn độ NaOH 0,1N. - Độ Brix (%): được đo trên máy chiết quang kế.
- Tanin (%) được xác định bằng phương pháp Lowenthal (tiêu chuẩn ISO 9648)
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng các phần mềm Excel 2010, Sas 9.0
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều tra hiện trạng sản xuất lê tại một số vùng trồng chính tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng bảo lạc, tỉnh cao bằng
Kết quả điều tra có vai trò rất quan trọng, từ đó giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về vấn đề cần quan tâm về bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống xã hội. Tùy theo mục đích vấn đề cần điều tra mà chúng ta có nhiều phương pháp, có thể tiến hành trực tiếp, gián tiếp, tiến hành trong phạm vi rộng hay hẹp... Điều tra về hiện trạng sản xuất cây lê tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng chúng tôi tổng hợp và thu được những kết quả như sau:
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu:
* Vị trí địa lý:
- Vị trí địa lý của huyện Bảo Lạc:
Bảo Lạc là một huyện vùng cao biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Cao Bằng trên Quốc lộ 34 đi Hà Giang, Bảo Lạc là một huyện nghèo trong số 62 huyện nghèo nhất cả nước được thụ hưởng các chính sách đặc thù theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Thị trấn huyện lỵ Bảo Lạc cách Thành phố Cao Bằng 140 km, huyện có 16 xã và 01 Thị trấn (Trong đó có 5 xã biên giới tiếp giáp với Trung Quốc với chiều dài đường biên 53,6 km). Tổng dân số tính đến năm 2013 có 51.297 người, gồm 7 dân tộc chính (Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và một số dân tộc khác).
Địa hình của huyện Bảo Lạc phổ biến là núi cao và trung bình, xen kẽ các thung lũng là các bồn địa nhỏ hẹp, các dãy nui có độ cao trung bình so với mực nước biển 1.000m. Do địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi vì vậy việc thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu kinh tế, văn hóa xã hội và đi lại của nhân dân gặp nhiều khó khăn nhất là mùa mưa.
* Điều kiện khí hậu thời tiết
Nhìn chung Cao Bằng có khí hậu ôn hòa dễ chịu. Với khí hậu cận nhiệt đới ẩm, địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phương bắc. Tuy nhiên nhiệt độ của Cao Bằng chưa bao giờ xuống thấp quá 0°C, hầu như vào mùa đông trên địa bàn toàn tỉnh không có băng tuyết (trừ một số vùng núi cao có băng đá xuất hiện vào mùa đông).
Số liệu khí hậu của vùng nghiên cứu: Lượng mưa TB (mm), Ẩm độ TB (%), Nhiệt độ TB (0C), Nhiệt độ tối cao (0C), Nhiệt độ tối thấp (0C).
Qua các số liệu về điều kiện khí hậu của vùng nghiên cứu nhận thấy: Huyện Bảo Lạc có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,80C, nhiệt độ tối cao là 39,50C; nhiệt độ tôí thấp là 100C; ẩm độ trung bình năm cao nhất là 87,5%; thấp nhất là 75,5%; lượng mưa bình quân năm là 1.019,8mm. Với điều kiện khí hậu như trên rất thuận lợi cho cây lê vàng sinh trưởng và phát triển.
Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Cao Bằng là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa Đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam vào mùa Hè.
Số giờ nắng không nhiều, chỉ khoảng 1.500 - 1.600 giờ/năm
* Điều kiện đất đai
Cây lê thích ứng được với nhiều loại đất đai. pH thích hợp cho trồng lê là 6,2 – 6,8. Điều quan trọng nhất trong quá trình chọn đất trồng lê là độ sâu tầng canh tác và độ thoát nước. Lê có thể trồng trên đất ẩm nhưng rễ sẽ bị tổn thương nếu bị ngập úng. Vì vậy, đất trồng lê phải có mức nước ngầm sâu trên 2m, thoát nước tốt và độ dày tầng đất canh tác ít nhất là 1m.
4.1.2. Diện tích, năng suất lê ở các xã của huyện Bảo Lạc, Cao Bằng
Bảng 4.1: Diện tích và năng suất lê tại 3 xã huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng Xã TB.DT vườn (m2/hộ) Cây lê/hộ (Cây) Năng suất (kg/cây)
Khối lượng quả (kg)
TB Max TB Max TB Max
Huy Giáp 904,0 8,7 100 28,6 300 0,33 1,2 Đình Phùng 784,9 3,2 12 28,8 300 0,31 0,8 Xuân Trường 590,2 2,7 5 38,4 300 0,34 1,0
Trung bình 759,7 4,8 31,9 0,33
Diện tích vườn/hộ trung bình là 759,7 m2, tương đương với 2,8 sào, diện tích này có thể trồng được 11 đến 18 cây tùy theo mật độ 8m x 8m hoặc 8m x 6m. Tuy nhiên số cây có trên vườn chỉ đạt 4,8 cây, bằng 1/2-1/3 so với yêu cầu. Như vậy để có được trung bình 50 cây lê/hộ cần có sự quy hoạch về vùng trồng, chuyển dịch 1 số diện tích trồng các cây lâm nghiệp, cây công nghiệp.... hiệu quả thấp sang trồng lê.
Năng suất trung bình lê tại 3 xã đạt 31,9 kg/cây, tương ứng 4,98 tấn/ha, trong đó NSTB cây lê tại xã Xuân Trường cao hơn so với 2 Đình Phùng và Huy Giáp, đạt 38,4 kg/cây, tương ứng 6 tấn/ha. Tuy nhiên năng suất này vẫn thấp so với thế giới. Để đạt được NSTB thế giới (14,8 tấn/ha), NSTB cây lê tại các huyện Bảo Lạc phải đạt 95 - 100 kg/cây, tăng gấp 3 lần so với hiện tại.
4.1.3. Thực trạng về đất trồng lê tại các xã của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Đất trồng lê chủ yếu là đất nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm kém, đất thường chua, một số nơi đất lẫn sỏi đá (đất đỏ vàng, xám đen, đất lẫn sỏi đá). Cần tăng cường phân hữu cơ để cải thiện lý tính đất, tăng keo đất, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng phân bón NPK cho cây lê sinh trưởng, phát triển và sử dụng vôi bột để cải thiện pH đất. Lê được trồng ở cả 4 độ dốc khác nhau, trong đó tập trung nhiều ở đất tương đối bằng phẳng đến dốc <100, chiếm gần 80%, diện tích đất dốc 10 - 200 chiến gần 20%, vì vậy chăm sóc lê trên cần chú ý các
biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc, bảo vệ đất canh tác và đảm bảo ẩm cho cây lê. Chính vì vậy cần phải điều tra thực trạng về đất trồng và độ dốc của đất để từ đó đưa ra các biện pháp kĩ thuật hợp lý. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Đất trồng lê xanh và độ dốc tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
Xã Loại đất (%) Độ dốc (%) Đỏ vàng Xám đen Chân đồi Lẫn sỏi đá Bằng <10 0 10- 200 >200 Xã Huy Giáp 10,0 35,0 25,0 30,0 0,0 95,0 5,0 0,0 Xã Đình Phùng 0,0 0,0 0,0 100,0 35,0 30,0 35,0 0,0 Xã XuânTrường 56,7 46,3 0,0 0,0 0,0 76,7 20,0 3,3 Trung bình 22,2 27,1 7,4 43,3 11,7 67,2 20,0 1,1
Số liệu điều tra tại huyện Bảo Lạc cho thấy:
- Đất trồng lê xanh trên địa bàn huyện Bảo Lạc cơ bản là xấu, nghèo dinh dưỡng và chua, chiếm đến 92,6% (đất đỏ vàng, đất xám đen, đất lẫn sỏi đá). Đất đỏ vàng lẫn sỏi đá nhiều nhất, chiếm tới 43,3%, đặc biệt đất trồng lê của xã Đình Phùng 100% đất lẫn sỏi đá, đất đỏ vàng và xám đen chiến 22,2 đén 27,1%. Đất chân đồi chất lượng khá chỉ chiếm có 7,4%. Để đảm bảo cho cây lê xanh sinh trưởng, phát triển tốt trên các loại đất trên (đặc biệt khu vực trồng lê xanh của xã Đình Phùng) cần tăng cường lượng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh chức năng hoặc tổ chức sản xuất phân hữu cơ từ phụ phẩm nông sản, cây phân xanh, chú ý chế độ dinh dưỡng NPK cân đối và tăng lượng vôi bột nhằm cải thiện lý tính đất và pH đất.
- Ở huyện Bảo Lạc lê xanh được trồng trên cả 4 độ dốc (từ đất bằng cho đến dốc >200), chủ yếu trên đất dốc < 100, chiếm 67,2% và có một số ít diện tích lê xanh được trồng trên đất dốc >200 (1,1%). Diện tích trồng lê xanh đất dốc 10 - 200 chỉ chiếm 20%. Vì vậy trong quá trình mở rộng diện tích lê xanh, lưu ý không bố trí trồng lê xanh trên đất có độ dốc >200, nếu có thể được sẽ tập trung mở rộng vùng sản xuất lê xanh ở đất bằng phẳng hoặc có