Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng sản xuất và nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng giống lê xanh tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 41)

* Vị trí địa lý:

- Vị trí địa lý của huyện Bảo Lạc:

Bảo Lạc là một huyện vùng cao biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Cao Bằng trên Quốc lộ 34 đi Hà Giang, Bảo Lạc là một huyện nghèo trong số 62 huyện nghèo nhất cả nước được thụ hưởng các chính sách đặc thù theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Thị trấn huyện lỵ Bảo Lạc cách Thành phố Cao Bằng 140 km, huyện có 16 xã và 01 Thị trấn (Trong đó có 5 xã biên giới tiếp giáp với Trung Quốc với chiều dài đường biên 53,6 km). Tổng dân số tính đến năm 2013 có 51.297 người, gồm 7 dân tộc chính (Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô và một số dân tộc khác).

Địa hình của huyện Bảo Lạc phổ biến là núi cao và trung bình, xen kẽ các thung lũng là các bồn địa nhỏ hẹp, các dãy nui có độ cao trung bình so với mực nước biển 1.000m. Do địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi vì vậy việc thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu kinh tế, văn hóa xã hội và đi lại của nhân dân gặp nhiều khó khăn nhất là mùa mưa.

* Điều kiện khí hậu thời tiết

Nhìn chung Cao Bằng có khí hậu ôn hòa dễ chịu. Với khí hậu cận nhiệt đới ẩm, địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phương bắc. Tuy nhiên nhiệt độ của Cao Bằng chưa bao giờ xuống thấp quá 0°C, hầu như vào mùa đông trên địa bàn toàn tỉnh không có băng tuyết (trừ một số vùng núi cao có băng đá xuất hiện vào mùa đông).

Số liệu khí hậu của vùng nghiên cứu: Lượng mưa TB (mm), Ẩm độ TB (%), Nhiệt độ TB (0C), Nhiệt độ tối cao (0C), Nhiệt độ tối thấp (0C).

Qua các số liệu về điều kiện khí hậu của vùng nghiên cứu nhận thấy: Huyện Bảo Lạc có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,80C, nhiệt độ tối cao là 39,50C; nhiệt độ tôí thấp là 100C; ẩm độ trung bình năm cao nhất là 87,5%; thấp nhất là 75,5%; lượng mưa bình quân năm là 1.019,8mm. Với điều kiện khí hậu như trên rất thuận lợi cho cây lê vàng sinh trưởng và phát triển.

Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Cao Bằng là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa Đông và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam vào mùa Hè.

Số giờ nắng không nhiều, chỉ khoảng 1.500 - 1.600 giờ/năm

* Điều kiện đất đai

Cây lê thích ứng được với nhiều loại đất đai. pH thích hợp cho trồng lê là 6,2 – 6,8. Điều quan trọng nhất trong quá trình chọn đất trồng lê là độ sâu tầng canh tác và độ thoát nước. Lê có thể trồng trên đất ẩm nhưng rễ sẽ bị tổn thương nếu bị ngập úng. Vì vậy, đất trồng lê phải có mức nước ngầm sâu trên 2m, thoát nước tốt và độ dày tầng đất canh tác ít nhất là 1m.

4.1.2. Diện tích, năng suất lê ở các xã của huyện Bảo Lạc, Cao Bằng

Bảng 4.1: Diện tích và năng suất lê tại 3 xã huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng TB.DT vườn (m2/hộ) Cây lê/hộ (Cây) Năng suất (kg/cây)

Khối lượng quả (kg)

TB Max TB Max TB Max

Huy Giáp 904,0 8,7 100 28,6 300 0,33 1,2 Đình Phùng 784,9 3,2 12 28,8 300 0,31 0,8 Xuân Trường 590,2 2,7 5 38,4 300 0,34 1,0

Trung bình 759,7 4,8 31,9 0,33

Diện tích vườn/hộ trung bình là 759,7 m2, tương đương với 2,8 sào, diện tích này có thể trồng được 11 đến 18 cây tùy theo mật độ 8m x 8m hoặc 8m x 6m. Tuy nhiên số cây có trên vườn chỉ đạt 4,8 cây, bằng 1/2-1/3 so với yêu cầu. Như vậy để có được trung bình 50 cây lê/hộ cần có sự quy hoạch về vùng trồng, chuyển dịch 1 số diện tích trồng các cây lâm nghiệp, cây công nghiệp.... hiệu quả thấp sang trồng lê.

Năng suất trung bình lê tại 3 xã đạt 31,9 kg/cây, tương ứng 4,98 tấn/ha, trong đó NSTB cây lê tại xã Xuân Trường cao hơn so với 2 Đình Phùng và Huy Giáp, đạt 38,4 kg/cây, tương ứng 6 tấn/ha. Tuy nhiên năng suất này vẫn thấp so với thế giới. Để đạt được NSTB thế giới (14,8 tấn/ha), NSTB cây lê tại các huyện Bảo Lạc phải đạt 95 - 100 kg/cây, tăng gấp 3 lần so với hiện tại.

4.1.3. Thực trạng về đất trồng lê tại các xã của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Đất trồng lê chủ yếu là đất nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm kém, đất thường chua, một số nơi đất lẫn sỏi đá (đất đỏ vàng, xám đen, đất lẫn sỏi đá). Cần tăng cường phân hữu cơ để cải thiện lý tính đất, tăng keo đất, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng phân bón NPK cho cây lê sinh trưởng, phát triển và sử dụng vôi bột để cải thiện pH đất. Lê được trồng ở cả 4 độ dốc khác nhau, trong đó tập trung nhiều ở đất tương đối bằng phẳng đến dốc <100, chiếm gần 80%, diện tích đất dốc 10 - 200 chiến gần 20%, vì vậy chăm sóc lê trên cần chú ý các

biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc, bảo vệ đất canh tác và đảm bảo ẩm cho cây lê. Chính vì vậy cần phải điều tra thực trạng về đất trồng và độ dốc của đất để từ đó đưa ra các biện pháp kĩ thuật hợp lý. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Đất trồng lê xanh và độ dốc tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Loại đất (%) Độ dốc (%) Đỏ vàng Xám đen Chân đồi Lẫn sỏi đá Bằng <10 0 10- 200 >200 Xã Huy Giáp 10,0 35,0 25,0 30,0 0,0 95,0 5,0 0,0 Xã Đình Phùng 0,0 0,0 0,0 100,0 35,0 30,0 35,0 0,0 Xã XuânTrường 56,7 46,3 0,0 0,0 0,0 76,7 20,0 3,3 Trung bình 22,2 27,1 7,4 43,3 11,7 67,2 20,0 1,1

Số liệu điều tra tại huyện Bảo Lạc cho thấy:

- Đất trồng lê xanh trên địa bàn huyện Bảo Lạc cơ bản là xấu, nghèo dinh dưỡng và chua, chiếm đến 92,6% (đất đỏ vàng, đất xám đen, đất lẫn sỏi đá). Đất đỏ vàng lẫn sỏi đá nhiều nhất, chiếm tới 43,3%, đặc biệt đất trồng lê của xã Đình Phùng 100% đất lẫn sỏi đá, đất đỏ vàng và xám đen chiến 22,2 đén 27,1%. Đất chân đồi chất lượng khá chỉ chiếm có 7,4%. Để đảm bảo cho cây lê xanh sinh trưởng, phát triển tốt trên các loại đất trên (đặc biệt khu vực trồng lê xanh của xã Đình Phùng) cần tăng cường lượng phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ vi sinh chức năng hoặc tổ chức sản xuất phân hữu cơ từ phụ phẩm nông sản, cây phân xanh, chú ý chế độ dinh dưỡng NPK cân đối và tăng lượng vôi bột nhằm cải thiện lý tính đất và pH đất.

- Ở huyện Bảo Lạc lê xanh được trồng trên cả 4 độ dốc (từ đất bằng cho đến dốc >200), chủ yếu trên đất dốc < 100, chiếm 67,2% và có một số ít diện tích lê xanh được trồng trên đất dốc >200 (1,1%). Diện tích trồng lê xanh đất dốc 10 - 200 chỉ chiếm 20%. Vì vậy trong quá trình mở rộng diện tích lê xanh, lưu ý không bố trí trồng lê xanh trên đất có độ dốc >200, nếu có thể được sẽ tập trung mở rộng vùng sản xuất lê xanh ở đất bằng phẳng hoặc có độ dốc < 100.

4.1.4. Các giống lê phổ biến ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Khi điều tra về đặc điểm của một số giống lê tại huyện Bảo Lạc, Cao Bằng. Chúng tôi thu thập được hiện nay tại huyện có 3 giống lê trồng chủ yếu: lê vàng, lê xanh và lê Tai nông.

Đặc điểm về hình thái và năng suất được thể hiện quả bảng 4.3.

Bảng 4.3: Đặc điểm chung của một số giống lê tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

TT

Quả

Chỉ tiêu

Lê vàng Lê xanh Lê Tai nông

1 Hình dạng quả

Chủ yếu hình cầu, một số ít hơi dẹt hoặc cao thành

Có hình hơi thuôn dài, đáy quả tròn, đỉnh quả hơi thót lại

Chủ yếu hình cầu, một số ít hơi dẹt 2 Màu sắc vỏ quả Vỏ quả khi chín có những đốm nâu sẫm trên nền nâu vàng (chủ yếu), hoặc nâu phớt xanh (một số ít) Vỏ quả khi chín có màu xanh vàng, xanh vàng đỏ, một số ít quả có các đốm nâu đen rải rác trên vỏ quả. Vỏ quả khi chín có những đốm nhỏ màu nâu sẫm trên nền nâu vàng phớt xanh. 3 Khối lượng quả TB 300-400g, tối đa 1,0-1,2 kg TB 300-350g, tối đa 0,5-0,8 kg TB 300-350g, tối đa 0,5-0,8 kg

4 Mùi vị Ngọt, chát, chua, có hương

thơm tự nhiên. Ngọt nhạt, không có hương thơm tự nhiên. Ngọt nhạt, không có hương thơm tự nhiên. 5 Thịt quả

Cùi giòn, nước vừa phải, màu trắng, sau bổ ít phút bị biến màu. Chứa nhiều chất xơ nên khi ăn có cảm giác gợn sạn.

Cùi không giòn, nước khá nhiều, cùi trắng, không bị biến màu khi bổ. Chất xơ nhiều nên khi ăn có cảm giác gợn sạn.

Cùi không giòn, nước khá nhiều, cùi trắng, không bị biến màu khi bổ. Chất xơ nhiều nên khi ăn có cảm giác gợn sạn

Qua bảng số liệu 4.3 điều tra chúng tôi thấy:

- Lê vàng: Trong thành phần dinh dưỡng của lê vàng có chứa nguyên tố vi lượng sắt với lượng tương đối khá (0,5 mg/100g cùi). Sắt trong cơ thể giúp tạo hồng cầu, vận chuyển oxy đến các mô trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực, khả năng làm việc trí óc, chức năng miễn dịch. Khi bổ quả lê vàng, sau vài phút chất sắt trong cùi quả bị oxy hóa biến màu, đây là điểm khác biệt rõ nhất của lê vàng bản địa với các giống lê xanh và lê tai nông. Ngoài ra vị chát và hương thơm tự nhiên của lê vàng cũng tạo nên nét riêng biệt, trong một số trường hợp người dân địa phương sử dụng quả lê bản địa thay quả táo mèo để làm rượu hoa quả có vị thơm rất hấp dẫn. Vị chua của lê vàng được tạo nên bởi lượng Vitamin C khá cao (4 mg), nên khi ăn vị chua, vị chát, vị ngọt và hương thơm quện với nhau tạo một cảm giác rất đặc biệt.

Quả lê vàng khi còn nhỏ có thể có nền vỏ quả màu nâu vàng hoặc vàng xanh, có những đốm màu nâu sẫm nhỏ chi chít. Khi chín vỏ quả thường chuyển màu nâu vàng ánh đồng, một số ít có thể có màu nâu vàng nhưng phớt xanh.

- Lê xanh: Theo các cụ cao niên giống lê xanh được mang từ Trung Quốc về trồng từ rất lâu. Giống lê này quả nhỏ hơn lê vàng, ăn nhạt, nhiều nước nên cùi không giòn, bổ ra thịt trắng, không bị biến màu, không có các vị đặc chưng của giống lê vàng, nên chưa được nhiều người dân khu vực ưa thích, giá bán cũng thấp hơn so với giống lê vàng.

- Lê Tai nông: Theo đánh giá của các hộ trồng giống lê tai nông thì giống này có sức sinh trưởng khá, sai quả, năng suất cao, quả to đẹp, nhưng ngọt nhạt, nhiều nước nên cùi không giòn, không có hương thơm tự nhiên, không có vị đặc chưng của giống lê vàng, nên chưa được nhiều người ưa thích, giá bán cũng thấp hơn so với giống lê vàng.

4.1.5. Thực trạng phân bố các giống lê tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng phân bố 3 giống lê chủ yếu tại 3 xã: Đình Phùng, Huy Giáp và Xuân Trường của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Số liệu thu được thể hiện ở bảng 4.4

Bảng 4.4: Mức độ phổ biến của giống lê xanh tại huyện Bảo Lạc

STT Địa điểm Lê xanh Ghi chú

1 Xã Xuân Trường +

2 Xã Đình Phùng *

3 Xã Huy Giáp **

Ghi chú: +Số lượng ít, dưới 5 cây/hộ;

** Gặp không phổ biến; co cụm trong 1 vài hộ. * Lác đác một số cây.

Giống lê xanh được trồng tại huyện và có mặt ở cả 3 xã tiến hành điều tra, có mức độ phổ biến ít. Phỏng vấn nhanh các cán bộ kỹ thuật cơ sở, lãnh đạo các xã, các lão nông tại các xã điều tra cũng cho kết quả tương ứng.

4.1.6. Điều tra về các biện pháp kỹ thuật phổ biển tại địa phương

* Phương pháp nhân giống và độ tuổi của cây lê

Trong phạm vi huyện điều tra bao gồm xã Đình Phùng, Huy Giáp và Xuân Trường, chúng tôi nhận thấy có 04 phương pháp nhân giống phổ biến đó là: chiết, ghép, giâm cành và gieo hạt và cây lê thuộc 3 độ tuổi: < 5 tuổi, từ 5- 10 tuổi và > 10 tuổi. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Phương pháp nhân giống và độ tuổi của cây lê xanh tại huyện Bảo Lạc

Phương pháp nhân giống (%) Độ tuổi Chiết Ghép Giâm rễ Gieo hạt <5 tuổi 5-10 tuổi >10 tuổi Xã Huy Giáp 12,7 87,3 0,0 0,0 0,0 0,0 100,0 Xã Đình Phùng 0,0 100,0 0,0 0,0 25,0 45,5 29,5 Xã XuânTrường 0,0 100,0 0,0 0,0 4,9 12,3 82,8 Cộng 4,2 95,8 0,0 0,0 10,0 19,3 70,7

Tại huyện Bảo Lạc lê xanh được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép (95,8%) vì lí do việc ghép cành lê chiếm tỷ lệ cao trong kĩ thuật nhân giống tại địa phương do đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cây lê: cây ghép sinh trưởng phát tốt nhờ sự phát triển và hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép, hệ số nhân giống cao, số còn lại nhân giống bằng phương pháp chiết (4,2%), không có cây giâm rễ và cây gieo hạt. Tuy nhiên các vườn cây tại huyện khá lớn tuổi, các cây > 10 năm chiếm 70,0%, khá nhiều cây > 20 năm tuổi. Số cây < 10 năm tuổi chiếm 29,3%. Số cây này có chiều cao đến 8 - 10m, nhiều cành chết khô, sâu bệnh đa dạng, có năng suất thấp, không ổn định nên ảnh hưởng rất lớn đến NSTB cây và sản lượng lê của huyện. Để nâng cao NSTB lê của huyện cần có kế hoạch thâm canh các vườn cây < 10 năm tuổi, cải tạo các vườn cây cao niên bằng phương pháp ghép cải tạo và trồng thay thế các cây già cỗi bằng cây ghép được nhân giống từ các cây ưu tú trong khu vực.

4.1.7. Kỹ thuật chăm sóc trên vườn lê xanh

Kết quả điều tra tại 3 xã thuộc huyện Bảo Lạc cho thấy hầu như các hộ trồng lê xanh đều ít đầu tư chăm sóc cho vườn cây, cá biệt có hộ không chăm sóc, chủ yếu trồng theo dạng quảng canh, số hộ áp dụng quy trình kỹ thuật, TBKT mới vào thâm canh vườn rất ít, một số hộ sau khi lê tắt hoa, đậu quả mới tiến hành phát cỏ, bón phân (chủ yếu là phân chuồng hoặc NPK Lâm Thao). Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trên vườn có thể nhóm lại thành:

- Nhóm các biện pháp kỹ thuật chăm sóc như làm cỏ vườn, phát cỏ trên vườn và quanh vườn, cắt tỉa sau thu hoạch, xới sáo, tưới nước, ....

- Nhóm các biện pháp kỹ thuật trong sử dụng phân bón và các chất điều tiết sinh trưởng tăng tỷ lệ đậu hoa, quả, hạn ché rụng quả, nứt quả như bón phân qua gốc, phun phân qua lá, chủng loại phân, lượng phân, cách bón, các chất điều tiết sinh trưởng....

- Nhóm các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại như nhận diện đối tượng gây hại, thành phần sâu bệnh hại, thuốc BVTV sử dụng, nồng độ, liều lượng, số lần phun, thời điểm phun, bảo hộ lao động, dụng cụ phun...

Bảng 4.6: Bảng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trên vườn lê xanh tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Kỹ thuật chăm sóc Phân bón và chấ ĐTST Sâu bệnh hại và phòng trừ Hộ thâm canh Xuân Trường +++ ++ + * Huy Giáp +++ ++ + * Đình Phùng ++ + + *

Ghi chú: +++ Số hộ thực hiện > 20% các biện pháp kỹ thuật; ++Số hộ thực hiện 10 - 20% các biện pháp kỹ thuật;

+ Số hộ thực hiện <10% các biện pháp kỹ thuật; * Có hộ thâm canh

Số liệu thu được cho thấy:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra thực trạng sản xuất và nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng giống lê xanh tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)