Hàng năm các viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa.
Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông qua công thức luân canh lúa xuân- lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa cây đậu thay thế lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất được tăng lên rõ rệt, nhờ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao. Ủy ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt.
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế, xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sang tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương" nông bất ly hương" đã thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Nhắc đến Nhật Bản ai cũng nghĩ đây là một nước kinh tế, kỹ thuật và khoa học rất phát triển, ít người nghĩ đến ngành Nông nghiệp Nhật Bản. Thật ra những người làm nông nghiệp của Nhật rất giàu có và sung túc. Nông nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng khoa học bền vững vì vậy có sản lượng rất cao, chất lượng rất tốt và đứng hàng đầu thế giới. Kỹ thật trồng cây trong nhà kính nhà lưới bằng phương pháp thủy canh là kỹ thuật trồng rau không cần đất,
rau được trồng trực tiếp trong các dung dịch dinh dưỡng pha sẵn. Dung dịch được chứa trong thùng xốp, cách nhiệt, tránh ánh sáng xuyên vào bộ rễ, dung dịch này phù hợp cho tất cà các loại rau. Cây được trồng vào các lỗ đục sẵn trên nắp hộp, một phần rễ nằm lơ lửng trên mặt nước, phần còn lại nhúng vào nước để cây vừa lấy được chất dinh dưỡng vừa có khí để hô hấp.
Một số chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 70,7 tỉ USD, chiếm 30,3% trong thu nhập của nông nghiệp, Canada tương ứng là 5,7 tỉ và 39,1%, Astraylia 1,7 tỉ và 14,5%, Nhật Bản 50,3 tỉ và 70,8%, cộng đồng Châu Âu 67,6 tỉ và 40,3%, Áo là 1,8 tỉ và 70,1%.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất rau công nghệ cao tại làng Kawakami Nhật Bản.
3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ giữa tháng 5 đến tháng 10 năm 2019
3.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu Nội dung 2: Thực trạng sản xuất rau của làng Kawakami Nhật Bản Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả sản xuất rau trong trang trại Yoshiomi Fujihara Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp khi áp dụng mô hình sản
xuất rau ở Nhật Bản vào Việt Nam
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Trên Internet các số liệu thống kê, tổng quan về đất nước Nhật Bản, về tình hình sản xuất nông nghiệp, về tình hình xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Các công nghệ đang được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp.
- Thu thập số liệu cụ thể về trang trại: Quy mô, diện tích, tình hình sản xuất của trang trại.
3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp
* Hiệu quả kinh tế
- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = 𝑝1. 𝑞1 + 𝑝2. 𝑞2 + ⋯ 𝑝𝑛𝑞𝑛 Trong đó:
p là khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm. q là đơn giá từng loại sản phẩm trên thị trường cùng thời điểm.
T là tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm. - Thu nhập thuần túy (N): N = T – Csx
Trong đó:
N là thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/năm.
Csx là chi phí sản xuất của 1 ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động.
- Hiệu quả sử dụng vốn (Hv): Hv = T/Csx
- Giá trị ngày công lao động = N/tổng số ngày công lao động/ha/năm.
Chi phí: giống, phân bón, nhân công,thuốc BVTV, nước tưới….. Tổng thu: sản lượng X giá bán
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Ngôi làng Kawakami Mura, huyện Minamisaku, tỉnh Nagano nằm ở phía Tây thủ đô Tokyo được người dân Nhật gọi bằng tên “Làng thần kỳ’’. Nơi đây từng là vùng đất đai cằn cỗi, nghèo nhất nước Nhật vào thập niên 60- 70 của thế kỷ 20. Chỉ nhờ trồng rau xà lách, Kawakami Mura ngày nay được xem như ngôi làng giàu có nhất nước.
Hình 4.1. Vị trí từ thủ đô Tokyo đến làng Kawakami
- Làng KawaKami có diện tích khoảng 209,61km2 - Kinh độ: 138 độ 34’45”
- Vĩ độ: 35 độ 58’19”
- Độ cao trung bình so với mặt nước biển: 1.185m - Nơi cao nhất: 2595m
- Thấp nhất: 1.110m
- Đông bằng: 1.882 ha chiếm (9%) - Đất rừng: 11.864 ha chiếm (56,6%) - Đất ở: 155 ha chiếm (56,6%)
- Đất khác: 6.732 ha chiếm (32,1%) * Khí hậu
- Tháng 8 nhiệt độ cao nhất trên 30 độ c - Nhiệt độ thấp nhất tháng 2 (-18 độ c) - Lượng mưa nhiều nhất tháng 9 là 260mm - Lượng mưa thấp nhất tháng 11 là 20mm - Nhiệt độ trung bình/năm là 8,1 độ c
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là 20,6 độ c - Nhiệt độ trung bình thấp là (-3,7 độ c)
- Nhiệt độ trung bình năm 83,4 độ c
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Có một ngôi làng nhỏ bé nằm ở tỉnh Nagano của Nhật Bản mang tên Kawakami - đất đai cằn cỗi, nằm sâu trong vách núi, xa đường lớn, dân số khoảng 4.009 người và là làng nghèo nhất nước Nhật vào thập niên 60 - 70 của thế kỷ 20. Nhận thấy nhu cầu cao, năm 1980, một vị trưởng làng đã đứng lên kêu gọi người dân canh tác rau theo tiêu chuẩn chung của làng, những người vi phạm sẽ bị cấm sản xuất, kỹ thuật canh tác đảm bảo 100 hộ như một. Rau của làng Kawakami sản xuất ra có thể ăn tươi ngay tại vườn. Các công việc của nông dân Kawakami bao gồm - thu hoạch, vận chuyển, trồng cấy thường diễn ra trong 6 tháng (giữa tháng 4 đến tháng 10), 6 tháng còn lại do nhiệt độ xuống quá thấp (dưới âm 20 độ C) nên không thể canh tác được. Dù thời gian canh tác ít là vậy nhưng năng suất cao nên người dân Kawakami có thu nhập đáng ngưỡng mộ. Riêng năm 2018, Kawakami đã cung cấp ra thị trường trong nước được 67.000 tấn rau xà lách, thu về 17 tỉ yên.
Thống kê cho thấy thu nhập bình quân hàng năm của các hộ dân ở Kawakami đạt trên 25 triệu yên (tương đương hơn 200.000 USD), đưa Kawakami trở thành ngôi làng giàu có nhất Nhật Bản thời điểm hiện tại.
4.2. Thực trạng sản xuất, xuất khẩu và giá trị kinh tế rau của làng Kawakami
4.2.1. Khái quát chung về làng Kawakami
- Dân số của làng Kawakami là: 4.009 người
Bảng 4.1. Số dân năm 2019
STT Nam Nữ Tổng dân số
1 2.762 1.247 4.009
Nguồn: Làng Kawakami [2]
Bảng 4.2. Số dân sản xuất nông nghiệp năm 2019
STT Nam Nữ Tổng dân số
1 1.157 1.189 2.346
Nguồn: Làng Kawakami [2]
Bảng 4.3. Thu nhập của người dân làng Kawakami STT Số tiền thu nhập (đồng yên) Số hộ dân Tỷ lệ (%)
1 1.500-2.000 144 25
2 2.000-3.000 152 26
3 3.000-5.000 167 29
4 5.000-10.000 120 20
Nguồn: Làng Kawakami [2]
- Qua bảng cho thấy: thu nhập của người dân của làng Kawakami ngày càng ổn định.
- Số máy móc sản xuất có: 2.168 máy móc.
- Mỗi hội có 03 máy móc để sản xuất nông nghiệp
- Áp dụng các phương pháp và phương tiện để làm mát các tòa nhà trong mùa nóng bằng cách lắp đặt hệ thống làm mát bên trong tòa nhà, vòi phun nước hoặc sử dụng che bóng để giảm sự truyền dẫn bức xạ để giảm tải nhiệt
- Nghiên cứu phương pháp kỹ thuật nông học cho các nguyên mẫu kéo dài bằng cách áp dụng phương pháp kéo dài và kéo dài thời gian sản lượng và nâng cao năng suất với yêu cầu của thị trường.
4.2.2. Thực trạng xuất khẩu rau của làng Kawakami
* Quy mô, diện tích
Bảng 4.4. Cơ cấu diện tích đất canh tác của làng Kawakami năm 2018 STT Tên loại rau Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Xà lách 1.554 54 2 Cải thảo 644 23 3 Xà lách xanh 184 7 4 Xà lách tím 262 9 5 Bắp cải tròn 33 1 6 Rau khác 166 6 Tổng 2.853 100
Nguồn: Báo cáo sản xuất rau tại làng Kawakami[5]
- Theo kết quả bảng trên ta thấy diện tích đất trồng rau được tăng thêm 0,5%, giảm diện tích đất bỏ hoang xuống còn 6,1%. Trang trại có tổng diện tích là 2.853 ha trong đó nhiều nhất là đất trồng xà lách và cải thảo, 2 loại cây trồng chính.
- Xà lách là loại cây xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản trong vài năm qua, để hỗ trợ người trồng. Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài chính của Nhật Bản đã đến với nhau để khuyến khích nông dân để lây lan ra tăng trưởng cây trồng
của họ đồng đều hơn, và do đó làm cho họ vững vàng hơn để thay đổi điều kiện kinh tế.
- Sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng, điều đó đã làm người dân hăng hái sản xuất để xuất khẩu rau sản lương rau tăng lên 10% so với năm 2018.
Bảng 4.5. Số lượng xuất khẩu rau của làng Kawakami năm 2019 STT Tên loại ra rau Số lượng xuất khẩu rau
(1000 tấn) Tỷ lệ (%) 1 Xà lách 6.604 59 2 Xà lách xanh 3.934 3 3 Xà lách tím 5.305 4 4 Cải thảo 5.005 39 5 Bắp cải tròn 1.556 1 6 Rau khác 5.222 4 Tổng 128.670 100
Nguồn: Báo cáo sản xuất rau tại làng Kawakami[5]
- Qua bảng ta thấy số lượng xuất khẩu rau tăng không ngừng tổng số rau xuất khẩu là:128.670 tấn.
* Giá trị kinh tế rau thu được
- Mỗi năm chỉ trồng một vụ, bắt đầu từ giữa tháng 4 đến tháng 10, kết thúc thu hoạch sẽ bắt đầu dọn cánh đồng và bón phân cho vụ sau.
- Lao động chính là các sinh viên Việt Nam và người Nhật. Ngoài ra còn nhận thêm nguồn lao động tu nghiệp sinh của Trung Quốc và một số người Philitpin, Indonexia khi vào vụ thu hoạch. Cây rau phát triển rất nhanh nên thường xuyên phải làm cỏ bên cạnh xung quanh luống rau và luồng giữa để xe đi thu hoạch, khi phát triển tối đa có thể cao tới 10-15cm nên việc chăm
sóc khá vất vả. Cây giống được trồng từ giữa tháng 4 đên giữa tháng 8, sau thời gian trồng xong cây đã phát triển chăm sóc và thu hoạch, các loại rau bán với giá khác nhau.
Bảng 4.6. Giá trị kinh tế thu được sản lượng rau bán ra năm 2019 STT Tên loại rau Số tiền thu được
(triệu yên) Tỷ lệ (%) 1 Xà lách 818,045 51 2 Cải thảo 428,109 27 3 Xà lách xanh 9,845 6 4 Xà lách tím 131,046 7 5 Bắp cải tròn 195,425 8 6 Rau khác 97,183 1 Tổng 159,2376 100
Nguồn: Báo cáo sản xuất rau tại làng Kawakami [5]
Bảng 4.7. Tổng thu và tiêu thụ sản lượng sản xuất rau làng Kawakami qua các năm
(Đơn vị: Nghìn tấn)
STT Tên loại rau Sản lượng 2017 Sản lượng 2018 Sản lượng 2019 1 Cải thảo 3.057,943 3.124,050 3.276,061 2 Xà lách 5.353,695 5.248,684 5.869,009 3 Xà lách xanh 1.200,590 1.349,617 1.466,783 4 Xà lách tím 862.596 521.716 533.064
Nguồn: Báo cáo sản xuất rau tại làng Kawakami [5]
- Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng sản xuất và tiêu thụ rau tăng giảm theo từng năm và theo từng cơ sở.
+ Xà lách chiếm sản lượng cao nhất là: Năm 2019, thấp nhất là: Năm 2018. + Xà lách xanh chiếm sản lượng cao nhất là: Năm 2019, thấp nhất là: Năm 2017.
+ Xà lách tím chiếm sản lượng cao nhất là cơ sở: Năm 2017, thấp nhất là: Năm 2018.
Bảng 4.8. Tỷ lệ (%)sản lượng sản xuất rau của làng Kawakami
(Đơn vị tính %)
Tên loại rau
năm 2017 năm 2018 năm 2019
Cơ sở 1 Cơ sở 2 Cơ sở 3 Tổng 3 cơ sở Cơ sở 1 Cơ sở 2 Cơ sở 3 Tổng 3 cơ sở Cơ sở 1 Cơ sở 2 Cơ sở 3 Tổng 3 cơ sở Cải thảo 56 21 22 - 54 21 25 - 56 2 23 - Xà lách 57 24 19 - 57 24 20 - 56 24 19 - Xà lách xanh 50 17 33 - 51 18 31 - 53 21 27 - Xà lách tím 62 11 27 - 61 10 29 - 60 12 27 -
Nguồn: Báo cáo sản xuất rau tại làng Kawakami [5]
- Qua bảng số liệu ta thấy tỷ sản xuất và tiêu thụ rau tăng giảm theo từng năm và theo từng cơ sở.
+ Cải thảo chiếm tỷ lệ cao nhất là cơ sở 1 năm 2017 và năm 2019, thấp nhất là cơ sở 2 năm 2018.
+ Xà lách chiếm tỷ lệ cao nhất là cơ sở 1 năm 2017 và năm 2018, thấp nhất là cơ sở 3 năm 2017.
+ Xà lách xanh chiếm tỷ lệ cao nhất là cơ sở 1 năm 2019, thấp nhất là cơ sở 2 năm 2017.
+ Xà lách tím chiếm tỷ lệ cao nhất là cơ sở 1 năm 2017, thấp nhất là cơ sở 2 năm 2018.
4.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất rau của trang trại Yoshiomi Fujihara
4.3.1. Quy mô, diện tích
- Với diện tích khoảng 5,2 ha đất để canh tác ông Yoshiomi Fujihara đã không ngừng tạo ra những sản phẩm tươi, ngon từ trên các cánh đồng của mình và quy mô trong nhà kính, đã đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng một cách an toàn, đảm bảo được độ tươi, ngon ngoài ra còn đưa sản phẩm được tạo ra để xuất khẩu cho bạn bè Quốc Tế và phục vụ trong nước.
4.3.2. Loại cây trồng trong trang trại
- Cây trồng trong trang trại này chủ yếu là cây rau xà lách xanh và rau xà lách tím. Hai loại rau này được cùng nhau trồng trên một quy mô trong trang tại và được tách nhau ra trên quy mô canh tác. Cứ một bên là trồng rau xà lách xanh còn bên kia là trồng ra xà lách tím.
- Hai loại rau này được chăm sóc giống nhau qua từng gia đoạn chăm sóc đến thu hoạch. Rau được trồng bắt đầu từ giữa tháng 4 đến mùa vụ thu hoạch tháng 10 cứ tiếp diễn như vậy.
Hình 4.2. Hai loại rau xà lách xanh và xà lách tím được trồng xen kẽ nhau trên một quy mô diện tích
4.3.3. Công nghệ và quy trình sản xuất rau của trang trại Yoshiomi Fujihara
* Tháng 4 (gieo hạt)
- Thời điểm này có nhiều nắng nhẹ thích hợp chuẩn bị cho mùa vụ mới là lúc gia đình bắt đầu chuẩn bị cây giống, sửa chữa lại công cụ, thực hiện công tác kiểm tra ban đầu, vào thời gian này việc thực tập sinh nước ngoài (Trung Quốc, Cam Pu Chia, Việt Nam ...) đến vùng hỗ trợ gia đình thực hiện mùa vụ là hết sức cần thiết.
* Hạt giống
- Đối với rau xà lách thời gian là từ giữ tháng 3 tới giữa tháng 8. Rau sẽ được thu hoạch và sản xuất đi vào giữa tháng 6 đến đầu tháng 10.
* Tháng 5 (cải tạo đất trồng, tạo luống đất, ươm giống)