Tổng quan khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng của cây lan phi điệp (dendrobium anosmum) tại vườn lan trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 25)

* Vị trí địa lý

Đề tài được tiến hành tại vườn lan Trung Tâm ĐT, NC&PT Thủy sản vùng Đông Bắc, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, thuộc địa bàn xã Quyết Thắng.

Căn cứ vào bản đồ địa lý Thành Phố Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau:

- Phía Bắc giáp với phường Quan Triều - Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán - Phía Tây giáp với xã Phúc Hà

* Địa hình

Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung bình 10 - 15°, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

* Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Vườn lan làm nghiên cứu nằm trong khu vực xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa, song chủ yếu là hai mùa chính: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Cây lan Phi Điệp (Dendrobium anosum) được lấy từ cây mẹ đã thuần hóa tại vườn lan trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của ba loại phân bón super hume, NPK, phân hữu cơ đến sinh trưởng của cây lan Phi Điệp trong giai đoạn sinh trưởng đầu.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Vườn Lan tại Trung Tâm ĐT, NC&PT Thủy sản vùng Đông Bắc, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, thuộc địa bàn xã Quyết Thắng.

-Thời gian nghiên cứu: Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 01/2020 đến tháng 6/2020.

3.3. Nội dung Nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu, khóa luận nghiên cứu các nội dung chính sau: Nội dung 1:

+ Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng số chồi cây lan Phi Điệp + Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều cao chồi cây lan Phi Điệp

Nội dung 2:

+ Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính gốc của cây lan Phi Điệp

+ Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra rễ cây lan Phi Điệp

Nội dung 3:

+ Ảnh hưởng của phân bón đến động thái ra lá của cây lan Phi Điệp + Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng cây lan Phi Điệp

Nội dung 4:

+ Tình hình sâu bệnh hại cây lan Phi Điệp và biện pháp phòng trừ.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu, kết quả của các đề tài đã nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trước đây.

- Tổng hợp và phân tích số liệu điều tra: từ những số liệu thu thập qua các mẫu điều tra trên mô hình bố trí thí nghiệm, tiến hành tổng hợp và phân tích thí nghiệm bằng các phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp.

3.4.2. Chuẩn bị, bố trí thí nghiệm và các bước tiến hành.

Bước 1: Chuẩn bị công cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu

- Giống lan Phi Điệp được thu thập từ nguồn giống cây mẹ đã được thuần hóa tại vườn lan Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Thước đo cao (Thước nhựa 50 cm, chia tới mm), thước dây, thước Panme (Thước kẹp thép không gỉ 150mm - H245)

- Bảng biểu, vở ghi chép, bút. - Bình phun điện dung tích 20 lít. - Các loại phân bón:

*Phân Super Hume

Thành phần của phân Super Hume: Humic Axid 4,5%, bổ sung hàm lượng cao Axid Fulvic

- Liều lượng bón: 20g/20 lít nước.

- Thời gian bón: Sau khi cây xuất hiện chồi non tiến hành bón phân để giúp cây nhanh ra chồi mới, thân lá phát triển nhanh, tăng sức chống chịu khi gặp thời tiết xấu. Tiến hành phun 7 ngày một lần.

Hình 3.1: Phân bón Super Hume *Phân NPK

Thành phần:

N Urê = 20%; P205 supe lân = 20%; K20 Kaliclorua = 20%; B bo vi lượng = 200ppm; Đồng Cu = 500ppm; Sắt Fe = 1000ppm; Kẽm Zn = 500ppm; Độ ẩm 1%,

- Liều lượng bón: 20g/20 lít nước

- Thời gian bón: Sau khi cây xuất hiện chồi non tiến hành bón phân để giúp cây nhanh ra chồi mới, thân lá phát triển nhanh, tăng sức chống chịu khi gặp thời tiết xấu. Tiến hành bón phân 7 ngày một lần.

*Phân hữu cơ

- Phân dê có dạng hình viên tròn, nhẹ, khô như phân cừu, khô hơn phân bò, phân ngựa. Phân ít mùi nên không có cảm giác khó chịu khi sử dụng.

Liều lượng bón: 200gram cho một gốc.

Thời gian bón: Sau khi cây ra rễ tiến hành bón phân.

Hình 3.3: Phân hữu cơ

Bước 2: Bố trí thí nghiệm,

Tiến hành lập và bố trí thí nghiệm theo 4 công thức thí nghiệm. Mỗi công thức thí nghiệm lặp lại 3 lần, 30 gốc cho mỗi lần lặp.

Các công thức phân bón như sau: Công thức 1 - Phân bón Super Hume Công thức 2 - Phân bón NPK

Công thức 3 - Phân hữu cơ

Công thức 4 - Công thức đối chứng (không sử dụng phân bón) Và các công thức được bố trí theo sơ đồ sau:

CT1 CT2 CT3 CT4

CT4 CT3 CT2 CT1

CT2 CT4 CT1 CT3

Bước 3: Chăm sóc thí nghiệm

- Chăm sóc

Chăm sóc cây lan Phi Điệp trong thời gian thí nghiệm, các biện pháp chăm sóc được thực hiện giống như nhau trên tất cả các công thức thí nghiệm: - Tưới nước: Tưới đủ ẩm. Định kì tưới cây vào sáng sớm và chiều tối cho cây. Thí nghiệm phải đảm bảo luôn giữ độ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng.

- Làm cỏ trong giò lan: nhổ sạch sẽ cỏ trong giò lan.

- Sâu bệnh hại: Trong quá trình chăm sóc thí nghiệm, thường xuyên theo dõi sâu, bệnh hại cây lan Phi Điệp, phun thuốc phòng sâu bệnh cho cây theo định kỳ.

* Thời gian đo đếm các chỉ tiêu về sinh trưởng được tiến hành theo định kỳ. Trong mỗi CTTN theo dõi 90 gốc. Các cây được đánh dấu trong các công thức thí nghiệm và được đánh số thứ tự cho từng cây để tránh nhầm lẫn cho các lần đo sau:

- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn): sử dụng thước đo chiều cao và độ chính xác là 0,1cm. Đặt thước sát gốc đến ngọn cây.

- Đo đường kính gốc(D00): Nơi chồi nảy mầm từ thân mẹ.

- Số lá: đếm số lá non mới ra theo thứ tự của các cây đo chiều cao, đường kính cổ gốc của các công thức.

- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần lặp lại, 30 gốc/công thức/1 lần lặp. Tiến hành đo đếm chỉ tiêu sinh trưởng của cây con, sâu, bệnh hại 30 ngày/lần. Các chỉ tiêu theo dõi: Doo, số rễ, chiều dài rễ, Hvn, số lá, chất lượng được ghi vào mẫu biểu 3.1:

Mẫu biểu 3.1: Phiếu đo các chỉ tiêu Rễ, mầm, chồi, chất lượng của cây Phi Điệp

Lần đo: Công thức Ngày tháng năm 2020 Lần lặp: Người đo đếm: STT D00 (cm) Số rễ Chiều dài rễ (cm) Số chồi Hvn (cm) Số lá (lá)

Chất lượng cây Ghi chú Tốt Xấu TB Lần đo 1 1 2 TB Lần lặp 1 1 2 TB Lần lặp 2 1 2 TB

Điều tra sâu bệnh hại

Sâu hại. Thường xuyên quan sát khi thấy các loại sâu hại phải tiến hành các biện pháp bắt diệt sâu hại bằng phương pháp cơ giới. Nếu số lượng sâu tới mức gây hại không bắt được hết, cần phải phun thuốc.

Bệnh hại lá: Thường xuyên quan sát khi thấy các loại bệnh hại phải tiến

hành các biện pháp bắt diệt bệnh hại bằng phương pháp cơ giới. Nếu số lượng bệnh nhiễm quá nhiều phun thuốc hoặc nhổ bỏ.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Tổng hợp, xử lý và phân tích các chỉ tiêu thống kê trên chương trình Microsoft Excel 2010. Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để tính các chỉ tiêu theo các công thức sau:

Hvn = 1

n∑ni=1Hi ; D00= 1

n∑ni=1Di

Trong đó: Hvn: là chiều cao vút ngọn trung bình D00: là đường kính gốc trung bình Di: là giá trị đường kính gốc của một cây Hi: Là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây

n: Là dung lượng mẫu điều tra i: Là thứ tự cây thứ i

Từ những số liệu thu thập được qua công tác ngoại nghiệp, tiến hành sử dụng ANOVA để so sánh sự khác nhau về sinh trưởng về đường kính, chiều cao, động thái ra lá của các công thức thí nghiệm.

Để có bảng phân tích phương sai một nhân tố ANOVA:

Ta thực hiện trên phần mềm excel như sau: Nhập số liệu vào bảng tính.

Click Tools Data Analysis ANOVA: Single Factor. Trong hộp thoại ANOVA: Single Factor.

Input range: Khai vùng dữ liệu (...) Grouped by:

Nếu số liệu nhắc lại của từng công thức thí nghiệm sắp xếp theo hàng thì đánh dấu Rows và mục Label in Firt Column nếu trong vùng dữ liệu vào có chứa cột tiêu đề.

Nếu số liệu nhắc lại của từng công thức thí nghiệm sắp xếp theo cột thì đánh dấu vào Columns và mục Label in Firt Rows nếu trong vùng dữ liệu vào có chứa hàng tiêu đề.

Alpha: Nhập (0.05) hay (0.01).

Input range: Khai vùng xuất kết quả.

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng số chồi cây lan Phi Điệp cây lan Phi Điệp

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến số chồi của cây lan Phi Điệp được thể hiện qua bảng 4.1:

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của phân bón đến số chồi của cây lan Phi Điệp (số chồi)

Số chồi CTTN Lần đo 1 (30 ngày) Lần đo 2 (60 ngày) Lần đo 3 (90 ngày) Lần đo 4 (120 ngày) Lần đo 5 (150 ngày) CTTN 1 1,24 1,29 1,34 1,86 1,96 CTTN 2 0,62 0,93 1,07 1,64 1,81 CTTN 3 0,02 0,04 0,11 0,73 1,13 CTTN 4 0 0 0,27 0,67 0,73

Hình 4.1: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến số chồi của cây lan Phi Điệp

1.24 1.29 1.34 1.96 0.62 0.93 1.07 1.64 1.81 0.02 0.04 0.11 0.73 1.13 0 0 0.27 0.67 0.73 1.86 0 0.5 1 1.5 2 2.5 Lần đo 1 (30 ngày) Lần đo 2 (60 ngày) Lần đo 3 (90 ngày) Lần đo 4 (120 ngày) Lần đo 5 (150 ngày) Ngày Số chồi CTTN 1 CTTN 2 CTTN 3 CTTN 4

Kết quả bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy:

-Ở lần đo 1 (sau 30 ngày): Số chồi cây lan phi điệp cao nhất ở công thức 1 (super hume) đạt trung bình là 1,24 chồi, ở công thức 4 (không sử dụng phân bón) chưa nhận thấy sự sinh trưởng về chồi

- Ở lần đo 2 (60 ngày): Số chồi cây lan phi điệp cao nhất ở công thức 1 (super hume) đạt trung bình là 1,29 chồi, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) chưa có sinh trưởng về chồi

- Ở lần đo 3 (90 ngày): Số chồi cây lan phi điệp cao nhất ở công thức 1 (super hume) đạt trung bình là 1,34 chồi, thấp nhất là công thức 3 (phân hưu cơ) đạt trung bình 0,11 chồi

- Ở lần đo 4 (120 ngày): Số chồi cây lan phi điệp cao nhất ở công thức 1 (super hum) đạt trung bình là 1,86 chồi, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt trung bình 0,67 chồi

- Ở lần đo 5 (150 ngày): Số chồi cây lan phi điệp cao nhất ở công thức 1 (super hume) đạt trung bình là 1,96 chồi, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt trung bình 0,73 chồi.

Như vậy, từ việc phân tích trên cho thấy các loại phân bón ảnh hưởng tốt tới khả năng ra chồi của lan Phi Điệp. Nhưng sự ảnh hưởng này ở các công thức thí nghiệm là không như nhau. Công thức 1 sử dụng phân bón Super Hume có ảnh hưởng tốt nhất đến khả năng ra chồi của lan Phi Điệp, tiếp đến là phân NPK, và cuối cùng là phân hữu cơ. Để khẳng định ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến sinh trưởng chồi lan Phi Điệp một cách chính xác tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố 3 lần lặp lại.

Kết quả phân tích phương sai một nhân tố ANOVA (phụ biểu 01) cho thấy: FA(số chồi ) = 8,38 > F05 (số chồi ) = 3,49. Vậy nhân tố phân bón có tác động không đồng đều đến sinh trưởng số chồi của lan Phi Điệp. Có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. Sau 150 ngày theo dõi, công thức sử dụng phân bón Super Hume cho ra số chồi là cao nhất đạt trung bình đạt là 1,96 chồi.

4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều cao chồi của cây lan Phi Điệp Phi Điệp

Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng chiều cao chồi của cây lan Phi Điệp được thể hiện qua bảng 4.2:

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều cao chồi lan Phi Điệp (cm)

𝐇̅𝐯𝐧 (cm) CTTN Lần đo 1 (30 ngày) Lần đo 2 (60 ngày) Lần đo 3 (90 ngày) Lần đo 4 (120 ngày) Lần đo 5 (150 ngày) CTTN 1 2,88 5,14 9,68 17,89 21,35 CTTN 2 0,41 1,07 2,32 5,96 8,39 CTTN3 0,03 0,06 0,17 1,57 3,72 CTTN4 0 0 0,24 1,44 2,25

Hình 4.2: Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều cao chồi của cây lan Phi Điệp

2.88 5.14 9.68 21.35 0.41 1.07 2.32 5.96 8.39 0.03 0.06 0.17 1.57 3.72 0 0 0.24 1.44 2.25 17.89 0 5 10 15 20 25 Lần đo 1 (30 ngày) Lần đo 2 (60 ngày) Lần đo 3 (90 ngày) Lần đo 4 (120 ngày) Lần đo 5 (150 ngày) Ngày Cm CTTN 1 CTTN 2 CTTN 3 CTTN 4

Kết quả bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy:

-Ở lần đo 1(30 ngày): Sinh trưởng chiều cao trung bình của chồi cây lan Phi Điệp cao nhất ở công thức 1 (super hume) đạt 2,88cm, thấp nhất ở công thức 4 (không sử dụng phân bón) chưa nhận thấy sự sinh trưởng về chiều cao

-Ở lần đo 2 (60 ngày): Sinh trưởng chiều cao trung bình của chồi cây lan Phi Điệp cao nhất ở công thức 1 (super hume) đạt 5,14cm, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) chưa có sinh trưởng về chiều cao.

-Ở lần đo 3 (90 ngày): Sinh trưởng chiều cao trung bình của chồi cây lan Phi Điệp cao nhất ở công thức 1 (super hume) đạt 9,25cm, thấp nhất là công thức 3 (phân hưu cơ) đạt 0,17cm.

-Ở lần đo 4 (120 ngày): Sinh trưởng chiều cao trung bình của chồi cây lan Phi Điệp cao nhất ở công thức 1 (super hume) đạt 17,89cm, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt 1,44cm.

-Ở lần đo 5 (150 ngày): Sinh trưởng chiều cao trung bình của chồi cây lan Phi Điệp cao nhất ở công thức 1 (super hume) 21,35cm, thấp nhất là công thức 4 (không sử dụng phân bón) đạt 2,25cm.

Như vậy, từ việc phân tích trên cho thấy các loại phân bón ảnh hưởng tốt tới sinh trưởng chiều cao chồi lan Phi Điệp. Nhưng sự ảnh hưởng này ở các công thức thí nghiệm là không như nhau. Công thức 1 sử dụng phân bón Super Hume có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao chồi lan Phi Điệp, tiếp đến là phân NPK, và cuối cùng là phân hữu cơ. Để khẳng định ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến sinh trưởng chiều cao chồi của lan Phi Điệp một cách chính xác tôi tiến hành phân tích phương sai một nhân tố 3 lần lặp lại.

Kết quả phân tích phương sai một nhân tố ANOVA (phụ biểu 02) cho thấy: F(Hvn) = 7,73 > F05(Hvn) = 3,49. Vậy nhân tố phân bón có tác động không đồng đều đến sinh trưởng chiều cao chồi của lan Phi Điệp. Có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại.

4.3. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính gốc cây lan Phi Điệp Phi Điệp

Kết quả nghiên cứu về đường kính gốc của cây lan Phi Điệp được thể hiện ở bảng 4.3:

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng đường kính gốc của cây lan Phi Điệp (cm)

𝐃̅00 (cm) CTTN Lần đo 1 (30 ngày) Lần đo 2 (60 ngày) Lần đo 3 (90 ngày) Lần đo 4 (120 ngày) Lần đo 5 (150 ngày) CTTN 1 0,29 0,45 0,78 1,19 1,39 CTTN 2 0,07 0,16 0,32 0,72 1,07 CTTN3 0,004 0,008 0,03 0,22 0,43

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng của cây lan phi điệp (dendrobium anosmum) tại vườn lan trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 25)