Ươm giống trong nhà lưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất cây hành negi tại công ty sohachi tỉnh akita nhật bản (Trang 36)

Nhà lưới dùng ươm giống loại nhà lưới có mái che, với độ cao từ 3,5 - 4m, không cần hệ thống điều chỉnh nhiệt độ tự động, nền được phủ kín bằng bạt và có tầng nền thứ hai cách nền thứ nhất khoảng 20cm để các khay cây

giống. Nhà lưới dùng để ươm giống chủ động được nguồn nước và thuận tiện cho quá trình theo dõi và chăm sóc cây giống.

Hình 4.5: Nhà lưới ươm cây giống

Tiêu chuẩn của cây giống đem trồng đạt chiều cao từ 12 – 15cm và ra được 1- 2 lá thật. Tốc độ sinh trưởng của cây giống tùy thuộc vào mùa vụ nên thời gian để cây giống trong nhà lưới khác nhau vào từng thời điểm gieo trồng. Thời gian để cây giống trong nhà lưới khoảng từ 2 – 3 tháng.

Thời gian ươm giống trong nhà lưới hoàn toàn không có sâu bệnh nên không cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng cần phải tưới nước hàng ngày để giữ độ ẩm thích hợp cho cây phát triển. Trước khi đem cây giống ra trồng thì cần phải tưới nhiều nước trong 2-3 ngày phun một lượt thuốc trừ sâu bệnh để tránh trường hợp cây con vừa mới trồng bị sâu bệnh ngoài ruộng tấn công, nhưng loại thuốc trừ sâu bệnh phải là thuốc trừ sâu sinh học tránh gây ảnh hưởng đến người sản xuất.

4.2.4. Kỹ thuật trồng hành Negi vào diện tích sản xuất.

Sau khi cây giống được khoảng 2,5 đến 3 tháng, chiều cây cây đạt 12 cm đến 15 cm, có từ 1 – 2 lá thật, đường kính thân từ 1.5 đến 2 mm, cây giống sẽ được vận chuyển ra ruộng. Trong quá trình vận chuyển cây giống tránh bị dập nát. Tiếp theo sẽ đến quá trình đưa khay cây giống lên máy trồng.

Để thuận lợi cho quá trình trồng cây giống trên máy trồng thì cần phải kiểm và bảo dưỡng máy trước khi trồng, xem máy có vận hành bình thường không. Sau đó đưa máy vào luống trồng, đặt khay giống vào vị trí, tiến hành vận hành máy trồng.

Kỹ thuật trồng hành Negi không khó nhưng đòi hỏi người trồng biết sử dụng máy móc một cách thành thạo, biết điều chỉnh máy trong những trường hợp khác nhau để tránh gây hỏng máy cũng như hỏng khay cây giống, về khoảng cách trồng giữa các cây và độ sâu gốc khi trồng đã có định mức cố định của máy (khoảng cách cây cách cây là 10 cm, độ sâu khi trồng là 3 cm).

Sau khi trồng cần phải cắm biển ghi rõ ngày tháng trồng để thuận lợi cho việc chăm sóc.

Hình 4.7: Ruộng hành Negi sau trồng 2 ngày

Hình 4.8: Kích thước luống trồng hành Negi

Khoảng cách luống 100-110 cm Độ rộng đáy luống 25 cm

Chiều cao luống 25 cm

4.2.5. Chăm sóc.

+ Vun gốc:

Trung bình thì hành Negi được vun gốc từ 6 – 7 lần. Nếu vun gốc nhiều hơn 7 lần trở lên thì thân cây sẻ nhỏ và dài, nếu vun gốc ít hơn 6 lần trở xuống thì thân cây sẽ to và ngắn ( hành thân nhỏ dài có giá trị kinh tế cao hơn hành thân to ngắn). Do vậy tùy vào yêu cầu của nhà thu mua mà công ty có số lần vun gốc khác nhau.

Nếu cây còn nhỏ mà vun gốc sớm thì thân cây sẽ bị nhỏ và dài nên ta không nên vun gốc sớm, khi lá có đường kính khoảng 5 cm thì ta tiến hành vun gốc lần thứ nhất ( Từ khi trồng đến khi vun gốc lần 1 khoảng 30 ngày). Những đợt vun gốc tiếp theo tiến hành khi đường kính lá tăng khoảng 3 mm (sau đợt vun gốc trước khoảng 20 ngày). Đất lấy từ 2 bên để vun vào, sau 2 lần vun gốc thì mặt rãnh của luống bằng với mặt đất, lưu ý khi vun gốc cần yêu cầu khoảng cách từ ngọn sinh trưởng xuống đến mặt đất là 10cm. Quá

trình vun gốc dùng máy đánh cỏ loại nhỏ có tác dụng vun gốc, diệt cỏ và làm tơi đất.

Hình 4.9: Quá trình vun gốc cho Hành Negi

Vun đất lần thứ nhất sau 30 ngày trồng (Cần phải vun gốc cách đỉnh sinh trưởng 5 cm)

Vun đất lần thứ 2 sau lần 1, 20 ngày ( sau 2 lần vu đất mặt luống và mặt đất sẻ bằng nhau)

Vun đất lần thứ 3 sau lần 2, 20 ngày Vun đất lần thứ 4 sau lần 3, 20 ngày Vun đất lần thứ 5 sau lần 4, 20 ngày

Bón phân.

Cần bón phân tùy vào nhu cầu của cây và nhu cầu của cây và điều kiện đất đai cụ thể. Thông thường thì 1ha hành Negi cần 3000 Kg phân bón lót (bao gồm cả lượng phân xanh đã được trả lại cho đất), ngoài ra còn cần các loại phân khoáng .

Có 2 cách bón phân đó là giải toàn bộ lượng phân bón đã chuẩn bị lên mặt ruộng rồi tiến hành cày cho phân được trộn đều vào trong đất, sau đó để khoảng 1 đến 2 tháng rồi tiến hành làm đất (yêu cầu đất phải nhỏ mịn) và trồng hành. Cách thứ 2 là ta sẽ rải lượng phân bón trực tiếp vào trong rãnh khi trồng hành, cách này giúp cây hành Negi sử dụng được lượng phân bón tối đa hơn nhưng cũng phải lưu ý vì nó sẽ gây xót rễ dẫn đến cây bị chết.

Quá trình chăm sóc thì cần bón thúc cho cây hành Negi thêm từ 4 đến 5 lần phân nữa tùy vào nhu cầu của cây. Một điều đáng chú ý là nếu muốn rút ngắn thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch 5 năm tháng xuống còn 3,5 đến 4 tháng thì ta có thể bón tăng lượng phân bón để cây phát triển nhanh hơn, nhưng biện pháp này ít được áp dụng vì không đảm bảo chất lượng sản phẩm.

+ Làm cỏ cho hành Negi.

Có 3 cách làm cỏ là làm cỏ bằng tay, làm cỏ bằng máy đánh cỏ loại nhỏ, làm cỏ bằng phun thuốc diệt cỏ. Trong 3 cách làm cỏ này thì làm cỏ bằng máy và làm cỏ bằng tay được ưu tiên sử dụng nhất vì hiệu quả công việc khá cao, vừa có thể vun đất vào gốc cho hành Negi vừa có thể diệt cỏ và đảm bảo an toàn. Làm cỏ bằng tay thì mất rất nhiều công lao động. Thuốc diệt cỏ hạn chế sử dụng trong sản xuất hành lá, chỉ được sử dụng khi các biện pháp làm cỏ khác không có hiệu quả.

+Phòng trừ sâu bệnh.

Sử dụng những giống kháng sâu bệnh là biện pháp phòng trừ tốt nhất đối với hành Negi. Những biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc bảo vệ

thực vật được hạn chế sử dụng vì nó sẽ để lại tàn dư trên cây trồng, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nếu sâu bệnh phá hại quá nhiều phải đến cần sự can thiệp của thuốc bảo vệ thực vật thì cần đảm bảo sử dụng đúng liều lượng và thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật ít nhất là 30 ngày.

4.2.6. Thu hoạch.

Quá trình thu hoạch hành Negi tại công ty Sohachi bắt đầu vào khoảng tháng 8 và kết thúc vào cuối tháng 11 (khi tuyết đã phủ trắng ruộng). Quá trình thu hoạch được cơ giới hóa gần như hoàn toàn, từ khâu dùng máy thu hoạch ngoài ruộng đến bó thành bó lớn và vận chuyển về xưởng để sơ chế. Sau khi về đến xưởng sơ chế hành được đặt lên xe kéo để dễ vận chuyển khi cắt gốc và ngọn.

Hình 4.11: Hành đạt tiêu chuẩn thu hoạch

Hình 4.13: Máy thu hoạch hành Negi

Hình 4.14: Xe kéo giúp vận chuyển hành được dễ dàng

4.4.7. Sơ chế hành.

Sau khi hành Negi được mang về xưởng sơ chế sẽ được thực hiện các công đoạn sau.

Bước 1: Cắt gốc và ngọn

Bước 2: Dùng máy nén khí để lột vỏ hành Bước 3: Phân loại

Hình 4.15: Dây chuyền cắt gốc và ngọn hành

Hình 4.16: Hành sau khi được cắt gôc và ngọn

Hình 4.18: Hành sau khi được lột vỏ

4.2.8. Bảo quản sau sơ chế hành Negi.

Sau khi được lột lớp vỏ bên ngoài 1 cách cẩn thận, cây hành sẽ được lau khô và đóng vào thùng 15kg. Cứ 30 thùng thì sếp thành 1 ba lết lớn, sau đó được vận chuyển vào kho lạnh để bảo quản trong thời gian chờ xuất bán. Nhiệt độ kho lạnh khi bảo quản là -8 độ.

Hình 20: Kho lạnh bảo quản hành Negi

4.2.9. Xử lý đất sau thu hoạch.

Sau khi thu hoạch ruộng được thu dọn tàn dư cây trồng, nhưng do lá của hành Negi vẫn còn tươi nên công việc thu dọn rất khó khăn, vì vậy người ta sẽ phơi ruộng khoảng 3 - 5 ngày cho lá khô bớt sau đó sẽ tiến hành thu dọn. Lá khô của hành được thu gom thành đống rồi vận chuyển đi ủ cùng với gốc và ngọn hành để làm phân hữu cơ

Do điều kiện khí hậu chỉ cho phép làm 1 vụ nên sau khi thu hoạch hành Negi đất được bõ hóa cho đất nghỉ và cỏ dại cũng giúp làm sạch đất bằng cách hút chất dinh dưỡng dư thừa còn tồn dư trong đất giúp đất làm sạch 1 cách tự nhiên. Đất được để hoang hóa như vậy cho đến mùa vụ năm sau, sử dụng máy trộn đất, trộn nhiều lần làm cho cỏ dại bị vùi lấp và chết, đây là nguồn phân xanh bổ ích cho đất ở vụ tới.

4.3. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất hành Negi tại công ty Sohachi.

Trồng hành Negi đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho nông dân làng Ogata, tỉnh Akita, Nhật Bản. Thời gian cho 1 vụ hành Negi là 5 tháng, Ở tỉnh Akita do điều kiện thời tiết mùa đông khắc nghiệt nên nông nghiệp chỉ có thể làm 1 vụ trên năm.

lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty Sohachi. Giám đốc của công ty Sohachi ông Masakazu Miyagawa cho biết, toàn bộ hành của công ty sẽ được xuất cho công ty chế biến thực phẩm với giá 100 yên/kg (21.000 VNĐ/kg) điều này giúp sản phẩm của công ty có được đầu ra ổn định. Như vậy sau khi trừ toàn bộ chi phí (Phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công, hao phí máy móc,...) thì 1 ha hành Negi cho thu hoạch thương phẩm sau sơ chế trung bình là 45 tấn/ha có thể cho lợi nhuận là 2,3 triệu yên (tương đương 500 triệu VNĐ). Với diện tích là 15 ha thì mỗi năm hành Negi mang lại lợi nhuận cho công ty khoảng 7,5 tỷ VNĐ (kết quả điều tra tại công ty Sohachi vụ hè năm 2019). Tại Việt Nam có rất nhiều mô hình sản xuất rau xanh công nghệ cao, nhưng mô hình sản xuất hành Negi tì chưa có mà chỉ có sản xuất hành lá, hành củ, tỏi tây bằng các phương thức sản xuất thủ công , nhỏ lẻ chưa có tính chủ động trong trồng trọt. Qua tìm hiểu quy trình sản xuất hành Negi công nghệ cao tại công ty Sohachi, làng Ogata, tỉnh Akita, Nhật Bản cho thấy cây trồng này hoàn toàn có thể trồng tại Việt Nam. Bởi nước ta có điều kiện đất đai và nguồn nhân lực phù hợp cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Từ đó mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân. Ở các công ty và hộ gia đình có điều kiện về đất đai và kinh tế nên phát triển cây hành Negi, đây cũng là hướng đi mới cho người dân để có thể phát triển kinh tế ở địa phương. Nên áp dụng mô hình sản xuất hành Negi để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn cung cấp cho người tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu.

4.4. Bài học kinh nghiệm trong thời gian thực tập tại công ty Sohachi.

Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại công ty Sohachi, làng Ogata, tỉnh Akita, Nhật Bản, em đã thu được một số kết quả cho tri thức và kỹ năng như sau:

Bổ sung, củng cố kiến thức từ thực tế

dụng những kiến thức đã học vào công việc, được làm tất cả các công việc thực tế ... Em thấy kiến thức còn hạn chế của bản thân từ đó tiếp tục hoàn thiện tri thức. Đồng thời, với sự giúp đỡ của những người có kinh nghiệm tại nơi thực tập, em có thêm những bài học kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình làm việc thực tế sau này.

+ Được tiếp cận với khoa học nông nghiệp hiện đại, nắm vững quy trình trồng hành Negi công nghệ cao và rèn luyện nhiều kỹ năng nghề nghiệp.

Có tinh thần ham học hỏi, không sợ sai và tự tin

+ Với vai trò là sinh viên thực tập sinh tại nước ngoài, những điều gì không biết và không hiểu em luôn cố gắng học hỏi, trao đổi với mọi người xung quanh.

+ Không ngại ngùng và sợ sai mà không dám hỏi những vấn đề mình thắc mắc, chính những lỗi lầm mắc phải sẽ giúp em ghi nhớ và đứng lên từ những sai lầm đó. Chính tinh thần ham học hỏi đó cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cộng sự làm em tiến bộ hơn và ngày càng hoàn thiện bản thân mình.

+ Tự tin giao tiếp, đưa ra ý kiến của bản thân, đây chính là yếu tố quyết định sự thành công trong công việc.

Chủ động trong công việc

+ Chủ động là bài học rất lớn mà khi đi thực tập em học hỏi được. Chủ động tìm hiểu công việc tại nơi thực tập, chủ động làm quen với mọi người, chủ động đề xuất và cùng làm việc với mọi người... Tất cả đều giúp em hoà nhập với môi trường mới tốt hơn.

+ Khi đến thực tập, mỗi người ở đó đều có những công việc riêng và không có thời gian quan tâm và theo sát chỉ bảo cho em được vậy nên em luôn chủ động học hỏi nắm bắt những cơ hội trong thực tiễn.

+ Đang là một sinh viên thực tập nên tinh thần trách nhiệm trong công việc là rất quan trọng, biết được điều đó em luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

+ Qua chuyến thực tập tại Nhật Bản em đã học được tính chịu khó, chịu khổ, chịu áp lực trong công việc của người Nhật. Học được kỹ luật trong lao động , tinh thần làm việc, tuân thủ giờ giấc của người Nhật.

Phần 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận.

- Công ty Sohachi sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại làng Ogata, tỉnh Akita, Nhật Bản với tổng diện tích là 35 ha với các trang thiết bị hiện đại (máy cày,máy phun thuốc, ô tô vận tải...) rất thuận lợi cho quá trình sản xuất, giảm được chi phí cho công lao động mang lại hiệu quả kinh cao.

-Nhờ vào những ứng dụng cơ giới hóa và kỹ thuật vào trong sản xuất mà diện tích sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng với nhiều loài cây trồng hơn. Hiệu quả kinh tế mang lại cho công ty mỗi năm ước tính khoảng 15 triệu yên ( hơn 30 tỷ VNĐ).

- Công ty Sohachi trồng hành Negi với diện tích lớn nhất (15 ha).

- Quy trình sản xuất hành Negi của công ty Sohachi rất hiệu quả, được vận hành chính xác ở mỗi giai đoạn để đảm bảo năng suất cao và chất lượng tốt. Quy trình được khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

- Chuyến đi thực tập tại Nhật Bản đã giúp em học tập được nhiều kiến thức mới tiên tiến về nông nghiệp, đã có cơ hội trải nghiệm thực tế về ngành học của mình từ đó giúp bản thân hoàn thiện giữa kiến thức lí thuyết và kiến thức thực tế giúp nâng cao tay nghề và bản thân trưởng thành hơn.

5.2. Đề nghị.

- Nhà trường nên quan tâm và tìm hiểu thông qua những thực tập sinh đã trở về để nắm bắt được tình hình của thực tập sinh.

-Luôn bổ sung những thông tin mới nhất về các chương trình đi du học nước ngoài tới sinh viên.

-Đào tạo ngoại ngữ cho các sinh viên có trình độ nhất định trước khi sang nước ngoài thực tập.

-Mở ra những buổi tọa đàm, hướng nghiệp để định hướng cho sinh viên ngay từ khi bước vào trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu tiếng Việt

1. Hoàng Thị Chấp và cs.(2013). “Giáo trình mô đun trồng, chăm sóc, thu hoạch

và tiêu thụ hành ”.Nxb Hà Nội 2013.

II. Tài liệu Nhật Bản

2. Công ty Sohachi (2019), “Tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất cây hành negi tại công ty sohachi tỉnh akita nhật bản (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)