Điều trị bệnh rối loạn lo âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh nữ rối loạn lo âu tại bệnh viện tâm thần trung ương i năm 2018 (Trang 27 - 40)

2. 1.3 Rồi loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

2.2.1. Điều trị bệnh rối loạn lo âu

Có 2 phương pháp điều trị bệnh rối loạn lo âu

2.2.1.1. Dùng thuốc:

Có nhiều loại thuốc để giảm bớt triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu, cụ thể: + Các thuốc chống lo âu: Benzodiazepines là những thuốc an thần có ưu điểm làm giảm bớt lo âu trong vòng 30 - 90 phút. Nhược điểm của chúng là gây lệ thuộc thuốc nếu dùng quá vài tuần. Do đó, bác sĩ chỉ dùng thuốc này trong thời gian ngắn để giúp bạn vượt qua giai đoạn đặc biệt căng thẳng.

Các thuốc thường dùng gồm: Alprazolam (xanax), chlordiazepoxide (librium), clonazepam (klonopin), diazepam (valium) và lorazepam (ativan). Tác dụng phụ của những thuốc này có thế gây lảo đảo, choáng váng và mất phối hợp vận động. Dùng liều cao và trong thời gian dài có thể gây rối loạn trí nhớ. Không được lái xe và vận hành máy móc khi đang uống thuốc.

Dùng thuốc là một cách điều trị rối loạn lo âu

+ Buspirone (BuSpar) là một loại thuốc khác thường dùng để điều trị rối loạn lo âu. Đặc điểm của thuốc là phải mất vài tuần mới cải thiện được các triệu chứng, tuy nhiên ưu điểm của nó là không gây lệ thuộc thuốc. Tác dụng phụ thường gặp là cảm giác lâng lâng trong một thời gian ngắn xảy ra sau khi dùng thuốc. Những tác dụng phụ ít gặp hơn là nhức đầu, buồn nôn, cảm giác bồn chồn và mất ngủ.

+ Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc này ảnh hưởng đến hoạt động của một số chất dẫn truyền thần kinh được xem là có vai trò trong hình thành rối loạn lo âu. Các thuốc thường dùng gồm: Fluoxetine (prozac), paroxetine (paxil), imipramine (tofranil), venlafaxine (effexor), escitalopram (lexapro) và duloxetine (cymbalta).

2.2.1.2. Điều trị bằng tâm lý

- Tư vấn giúp bệnh nhân, gia đình bệnh nhân hiểu được bản chất của rối loạn lo âu (nguyên nhân, lâm sàng, tiến triển)

- Chiến lược kiểm soát lo âu và giảm stress:

+ Liệu pháp nhận thức hành vi

+ Tập thư giãn, tập thở, tập khí công, tập yoga

hoặc lôi cuốn bệnh nhân)

+ Tránh lạm dụng rượu, thuốc ngủ

2.2.2. Phục hồi chức năng

Bệnh rối loạn lo âu ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống người bệnh và làm cho họ mất đi nhiều khả năng sinh hoạt bình thường. Mặt khác, phần lớn người bệnh bắt đầu bị bệnh khi còn trẻ và bệnh rối loạn lo âu được coi như một bệnh mạn tính làm người bệnh mất đi hoặc suy yếu những khả năng sinh hoạt như: suy nghĩ, học hỏi, giao tiếp xã hội, làm việc, tình cảm, các mối quan hệ cá nhân cũng như quan hệ xã hội.

Ở nước ta từ năm 1999 khi Chính phủ đưa vào Chương trình mục tiêu Quốc gia Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng đã có những chương trình chăm sóc phục hồi khả năng sinh hoạt cho người bệnh, đây là một phần trong kế hoạch trị liệu bao quát cho người bệnh rối loạn lo âu sau khi họ đã tương đối ổn định, không còn các triệu chứng rối loạn tinh thần. Mục tiêu của việc chăm sóc và phục hồi cho người bệnh là đề cập tới các điểm chính như sau:

- Khả năng sống còn

Biết tự chăm sóc bản thân, biết cách ăn uống lành mạnh hợp với tình trạng sức khỏe, biết cách nấu ăn, mua sắm, giữ gìn vệ sinh thân thể, thu xếp chỗ ăn ở, biết cách sử dụng những phương tiện công cộng để đi lại.

- Khả năng giao tiếp xã hội

Người bệnh được hướng dẫn để dần dần lấy lại và tăng cường lòng tự tin, sự tự trọng, biết cách giao tiếp và đối thoại với người khác, biết cách giải quyết những khúc mắc, bất đồng ý kiến với người khác một cách thoả đáng.

- Khả năng thích nghi và đối phó với những khó khăn hàng ngày

Người bệnh được giúp đỡ và hướng dẫn trong việc tìm cách giảm bớt những căng thẳng tinh thần.

- Khả năng tổ chức cuộc sống

Người bệnh được hướng dẫn trong việc thu xếp và tổ chức cuộc sống hàng ngày sao cho có nề nếp, thành một thông lệ, có giờ giấc, biết sử dụng giờ rảnh một cách hữu ích và thoải mái.

- Khả năng làm việc

đã hoàn thành được một điều gì đó, tự tin vào khả năng của mình, đồng thời đóng góp phần của mình vào cuộc sống xã hội. Làm việc còn tạo cho con người cơ hội để giao tiếp với người khác, có bạn bè quan hệ tình cảm lành mạnh.

Chú ý: Việc điều trị bằng thuốc không thể phục hồi được những khả năng này một cách toàn vẹn. (Hiện nay có một số thuốc mới có khả năng cải thiện khả năng tư duy và nhận thức của người bệnh). Một số người bệnh đã từng nằm điều trị trong các bệnh viện tâm thần nhiều ngày và đã quen với lối sống phụ thuộc vào sự giúp đỡ, chỉ dẫn và chăm sóc của các bác sỹ, điều dưỡng và các nhân viên y tế khác trong mọi chuyện; họ thường không phải lo lắng đến việc ăn ở cho bản thân cũng như không phải lo cho gia đình. Sau nhiều ngày sống như vậy, nghị lực, tinh thần, óc sáng tạo, khả năng tháo vát, ứng biến với cuộc sống ngoài xã hội của họ bị ảnh hưởng nặng nề, cho đến khi họ phải trở về sống với gia đình thì họ trở thành gánh nặng cho gia đình. Nếu họ không được có cơ hội để làm lại cuộc đời thì họ sẽ tiếp tục là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chương trình chăm sóc và phục hồi khả năng sinh hoạt chính là cơ hội để họ có thể làm lại cuộc đời.

2.2.3. Chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu

2.2.3.1. Nhận định

- Người bệnh mắc rối loạn lo âu cần được sự đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ của người điều dưỡng và mọi thành viên trong gia đình người bệnh. Khi chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu mọi người cần phải biết rằng rối loạn lo âu là một bệnh chứ không phải là lười nhác hoặc giả vờ. Trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh rất hay than phiền về các rối loạn cơ thể của mình như mất ngủ, đau đầu, đau lưng, đau bụng, đánh trống ngực, chóng mặt…

- Ngoài ra người bệnh còn hay than phiền giảm trí nhớ, khó tập trung, luôn bi quan và chán nản. Chính những điều than phiền này của người bệnh khiến cho người điều dưỡng và người nhà người bệnh rất khó chịu khi người bệnh kêu ca. Khi đó họ quay ra cáu gắt, chế giễu người bệnh cho rằng người bệnh giả vờ, lười nhác không có ý chí phấn đấu, không chịu khắc phục khó khăn. Dẫn tới người bệnh sẽ dần cảm thấy mình mất chỗ dựa tinh thần, họ không dám thổ lộ với ai về bệnh tật của mình. Người bệnh sống khép kín, giấu mình, ngại tiếp xúc với xung quanh. Người bệnh rối loạn lo âu, buồn rầu cảm thấy cô đơn trong môi trường điều trị và cô đơn ngay chính trong gia đình mình.

- Việc chăm sóc người bệnh tại gia đình có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện cho người bệnh dễ dàng hòa nhập cộng đồng và phục hồi chức năng tâm lý xã hội.

* Nhận định triệu chứng

- Giai đoạn cấp tính: tùy thể lâm sàng mà có các triệu chứng khác nhau, người bệnh thiếu hòa hợp, trầm cảm có hoang tưởng bị tội dẫn tới hành vi tự sát. Ở giai đoạn này thông thường người bệnh phủ định bệnh.

- Giai đoạn thuyên giảm: Các triệu chứng lâm sàng trên không còn điển hình nữa, người bệnh có thể tiếp xúc được, tác phong hài hòa hơn nhưng vẫn chưa hoàn toàn ổn định, đôi khi vẫn có những biểu hiện kỳ dị khó hiểu, nói chung ở giai đoạn này bệnh nhân ăn được, ngủ được, ý thức được bệnh của mình và tự giác uống thuốc.

- Giai đoạn ổn định: Các triệu chứng ở giai đoạn cấp giảm nhiều, bệnh nhân ý thức được bệnh của mình, tiếp xúc tốt, sinh hoạt trở lại gần như bình thường, một số bệnh nhân trở lại làm việc như cũ tuy vẫn phải uống thuốc duy trì.

- Một số người bệnh mạn tính điều trị tuy ổn định nhưng không làm được việc như cũ, sống phụ thuộc vào gia đình, đôi khi có biểu hiện bất thường về tính cách nhưng nếu duy trì uống thuốc đều thì lại ổn định.

* Một số nhận định khác

- Toàn trạng: cân nặng, chiều cao, mạch, nhiệt độ, huyết áp

- Các cơ quan: tuần hoàn, tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, sinh dục, cơ - xương - khớp, tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt.

- Nhận định về thần kinh: + Dây thần kinh sọ não + Đáy mắt

+ Vận động + trương lực cơ + Cảm giác nông sâu + Phản xạ

- Nhận định về tâm thần: + Biểu hiện chung + Ý thức định hướng

Không gian: có định hướng được không? Thời gian: có định hướng được không? Bản thân: có định hướng được không? + Tình cảm, cảm xúc

+ Tri giác (khả năng nhận thức thực tại khách quan): có ảo giác không? Loại nào?

+ Tư duy

Hình thức: có hoang tưởng không ? Nội dung: nội dung hoang tưởng là gì ?

- Hành vi, tác phong: hoạt động hàng ngày của người bệnh thế nào? Đi lại, nói năng...?

+ Hoạt động bản năng:

Nhận định về dinh dưỡng của người bệnh: người bệnh ăn mấy bát cơm/ bữa, ngoài ra có ăn thêm gì không?

Vệ sinh: trang phục người bệnh thế nào? Người bệnh có tự vệ sinh không? Có phải nhắc nhở vệ sinh không?

Người bệnh ngủ thế nào? Bao nhiêu giờ một ngày? Giấc ngủ có sâu? + Trí nhớ: có mất nhớ hay giảm nhớ không?

- Các xét nghiệm cận lâm sàng

- Tiền sử của người bệnh và gia đình?

2.2.3.2. Những vấn đề cần chăm sóc

- Người bệnh có ý tưởng và hành vi tự sát do hoang tưởng, ảo giác

- Người bệnh có nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh - Người bệnh không tự chăm sóc được bản thân

- Người bệnh nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng - Người bệnh không dùng thuốc theo chỉ dẫn

2.2.3.3. Lập kế hoạch chăm sóc

Các mục tiêu chăm sóc cần đạt được

- Theo dõi đánh giá các triệu chứng để phân loại bệnh nhân, từ đó có kế hoạch chăm sóc cụ thể

- Làm giảm và mất hoang tưởng và ảo giác cho người bệnh - Đảm bảo cho người bệnh và người xung quanh được an toàn

- Cải thiện khả năng tự chăm sóc bản thân của người bệnh - Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh

- Đảm bảo đủ và đúng việc dùng thuốc cho người bệnh

2.2.3.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

* Làm giảm và mất hoang tưởng và ảo giác cho người bệnh: đây là một trong những cấp cứu trong tâm thần, có thể sử dụng các biện pháp:

- Loại bỏ các vật dùng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh như là dao, kéo hay bất cứ vật sắc nhọn nào, đề phòng người bệnh tự tử bằng chăn, màn...

- Theo dõi sát người bệnh, cần có sự phối hợp của điều dưỡng và người nhà, theo dõi 24/24h để phát hiện ngăn chặn kịp thời ý tưởng và hành vi tự sát của người bệnh.

- Thực hiện thuốc đầy đủ: thuốc là biện pháp tốt nhất để cắt hoang mang, ảo giác cho người bệnh, có thể sử dụng thuốc tiêm nếu nghi ngờ người bệnh giấu thuốc hay không chịu uống.

- Sử dụng liệu pháp tâm lý: nói chuyện với người bệnh, giải thích cho người bệnh về hoang tưởng, ảo giác là không có thật, giúp người bệnh có ý chí để vượt qua hoang tưởng, ảo giác, tuy nhiên không nên nhắc lại quá nhiều về hoang tưởng ảo giác vì có thể làm người bệnh nghĩ đó là thật.

- Nếu cần phải làm sốt điện cho người bệnh.

* Đảm bảo cho người bệnh và người xung quanh được an toàn

- Những người bệnh kích động phải cho nằm buồng riêng, trang bị những thứ thật cần thiết như giường chiếu, chăn màn, hệ thống điện phải ở trên cao.

- Những bệnh nhân ở mức độ trung bình cho nằm phòng chung, không cho mang các thứ nguy hiểm vào trong phòng bệnh, các dụng cụ sinh hoạt dùng bằng đồ nhựa.

- Tiêm thuốc kịp thời cho người bệnh - Chăm sóc ăn uống đầy đủ

- Tiếp xúc với người bệnh với thái độ hài hòa, niềm nở nhưng cũng cần cương quyết nếu người bệnh chống đối.

* Cải thiện khả năng tự chăm sóc

- Hướng dẫn cho người bệnh những cách hợp lý để họ thực hiện các hoạt động tự chăm sóc như: vệ sinh răng miệng, mặc quần áo, quét nhà...

- Khuyến kích người bệnh tự làm càng nhiều càng tốt, chỉ trợ giúp khi người bệnh không tự làm được.

- Nếu người bệnh không ngủ được hay khó ngủ có thể dùng thuốc an thần, khuyên người bệnh nên tập luyện như đi dạo, tập thể dục trước khi ngủ...

- Cung cấp một chế độ ăn đủ năng lượng để người bệnh có thể tập luyện.

* Đảm bảo đủ dinh dưỡng

- Những người bệnh không chịu ăn do hoang tưởng, ảo giác chi phối cần động viên cho người bệnh ăn, nếu không được phải đặt ống thông dạ dày để bơm thức ăn.

- Người bệnh tâm thần có thể thích người này hay người khác cho ăn, tìm hiểu xem người bệnh yêu quý ai để người đó có thể giúp người bệnh ăn, thậm chí có người bệnh không chịu ăn khi có người nhưng khi để họ một mình họ tự lấy cơm ăn.

- Sử dụng liệu pháp tâm lý để người bệnh yên tâm, có một số người bệnh lo sợ bị đầu độc trong thức ăn do hoang tưởng, có thể để người bệnh tham gia vào quá trình chế biến thức ăn hoặc mua thực phẩm đóng gói để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn cho người bệnh.

- Thức ăn phải đủ và cân đối về thành phần dinh dưỡng, đủ năng lượng (2000 - 2400 kcalo/ngày) có thể chia ăn làm nhiều bữa cho người bệnh.

* Đảm bảo việc dùng thuốc cho người bệnh

- Sử dụng liệu pháp tâm lý để người bệnh yên tâm chữa bệnh và thực hiện đầy đủ nội quy buồng bệnh, khi người bệnh ổn định về tâm lý họ sẽ chấp nhận bệnh và chấp nhận việc dùng thuốc.

- Đối với người bệnh nặng, có hoang tưởng, ảo giác có thể sử dụng thuốc tiêm cho người bệnh, khi tiêm cần lưu ý là phải có người giữ đề phòng người bệnh chống đối dẫn đến gãy kim tiêm, thực hiện 3 nhanh: đâm kim nhanh, bơm thuốc nhanh và rút kim nhanh.

- Theo dõi sát tình trạng người bệnh sau khi dùng thuốc để phát hiện kịp thời những người bệnh cố ý không dùng thuốc, đặc biệt là theo dõi tác dụng phụ của thuốc vì các thuốc an thần kinh có rất nhiều tác dụng phụ.

-Việc chăm sóc được coi là có kết quả khi: Các triệu chứng giảm và hết, người bệnh tiếp xúc và sinh hoạt bình thường, chấp hành tốt nội quy bệnh phòng, có thể trở lại làm việc được, người bệnh ý thức rõ được bệnh của mình, tự giác dùng thuốc, thực hiện tốt các liệu pháp điều trị.

3. Thực trạng chăm sóc người bệnh nữ rối loạn lo âu tại Bệnh viện Tâm thần TW1

Bệnh viện Tâm Thần Trung ương I, được thành lập vào ngày 7/6/1963 ban đầu là trạm chăm sóc cán bộ miền nam tập kết ra bắc, sau nay đổi tên là Bệnh viện Tâm Thần Trung ương I. Bệnh viện gồm 18 khoa, bao gồm 13 khoa lâm sàng, 05 khoa cận lâm sàng và 05 tổ phục vụ cho công tác xã hội, với đội ngũ nhân viên la 558 cán bộ viên chức trong đó 01 PGS, 05 Tiến sỹ, 10 Bác sỹ chuyên khoa II, 18 Thạc sỹ, 35 Bác sỹ chuyên khoa I và 28 cán bộ đại học khác, Điều dưỡng là 257 người.

Thựctế người bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm ở Bệnh viện Tâm Thần Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh nữ rối loạn lo âu tại bệnh viện tâm thần trung ương i năm 2018 (Trang 27 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)