Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh nữ rối loạn lo âu tại bệnh viện tâm thần trung ương i năm 2018 (Trang 44 - 50)

4. Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hoạt động chăm sóc người bệnh nữ rố

4.3. Các giải pháp khác

4.3.1. Đối với cơ quan y tế

- Phối hợp với các cơ sở y tế để điều tra dịch tễ học rối loạn lo âu cấp cơ sở. Liên hệ với các tổ chức tại địa phương để tạo điều kiện cho bệnh nhân rối loạn lo âu tái hòa nhập cộng đồng như gọi điện mời họ tham gia vào các hoạt động hằng ngày của bạn và mọi người.

- Tăng cường công tác truyền thông trên loa đài, tờ rơi, áp phích tại các địa phương để người dân nắm bắt được tác hại do bệnh rối loạn lo âu gây ra và ý thức được về bệnh để họ sớm đưa người bệnh đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

- Đào tạo liên tục, đào tạo lại hàng năm cho các bác sĩ trẻ, các điều dưỡng viên, các bác sĩ trong các bệnh viện tâm thần nói chung để họ cập nhật được những kiến thức mới và những phương pháp điều trị mới để điều trị cho người bệnh đạt kết quả tốt hơn.

- Đối với các bệnh viện tâm thần trung ương hay tuyến tỉnh nên thành lập khoa điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm, có như vậy mới nâng cao chuyên môn và điều trị cho người bệnh đạt kết quả tốt hơn.

- Nâng cao hiệu quả quản lý người bệnh tại cộng đồng

+ Liên hệ thường xuyên với người thân của bệnh nhân rối loạn lo âu để cùng với gia đình của họ giải quyết các khó khăn mà bẹnh nhân cần giúp đỡ.

+ Tổ chức các lớp tập huấn cho gia đình người bệnh, để họ nắm chắc thêm kiến thức về bệnh như kỹ năng chăm sóc người bệnh, phát hiện các triệu chứng cấp cứu để đưa bệnh nhân đi điều trị.

+ Đối tượng học viên trong lớp là các thành viên trong gia đình bệnh nhân bị rối loạn lo âu.

+ Thời gian đào tạo bố trí phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ, tốt nhất là bố trí thời gian ngoài giờ.

4.3.2. Đối với gia đình người bệnh

loạn lo âu không phải chỉ dựa vào thuốc là đủ, mà cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình người bệnh, đặc biệt là chăm sóc tâm lý để giúp đỡ bệnh nhân tái hòa nhập với cuộc sống, xã hội.

- Gia đình luôn gần gũi, động viên, cảm thông chia sẻ những mặc cảm của người bệnh, tạo cho người bệnh tham gia lao động tập thể, học việc, học nghề, làm công việc bếp núc, nội trợ như nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa...

- Gia đình người bệnh cần nắm rõ được những nguy cơ làm cho bệnh ngày càng nặng lên như tâm trạng lo lắng, buồn chán, phiền muộn...

- Khi người bệnh ổn định trở về cộng đồng thì gia dình không để người bệnh rơi vào trạng thái thụ động hãy làm việc gì đó với họ như lao động nhẹ nhàng phù hợp với khả năng của người bệnh, đừng bắt họ làm việc quá khả năng của họ.

- Bố trí thời gian tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức về bệnh và chăm sóc bệnh nhân rối loạn lo âu.

- Quản lý thuốc chặt chẽ và cho người bệnh uống thuốc đều hàng ngày theo đơn và hướng dẫn của thầy thuốc.

- Phát hiện kịp thời các triệu chứng của bệnh hay tác dụng phụ của thuốc, để kịp thời báo cáo ngay cho bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

- Tuyệt đối gia đình không tỏ thái độ lạnh nhạt, thờ ơ, hành hạ, ngược đãi, khinh rẻ, mạt sát người bệnh.

- Gia đình không nên mê tín dị đoan, cúng bái cho người bệnh, khi có biểu hiện các triệu chứng của bệnh cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần xin khám và điều trị.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn công tác chăm sóc người bệnh nữ rối loạn lo âu tại Bệnh viện Tâm Thần Trung ương I, chúng tôi xin có một số kết luận sau:

1. Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh nữ rối loạn lo âu

- Điều dưỡng lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh còn sơ sài, chưa đáp ứng hết nhu cầu chăm sóc của người bệnh.

- Điều dưỡng chưa thực sự lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người bệnh đẻ giúp đỡ họ về mặt tâm lý.

- Điều dưỡng chưa làm tốt việc giáo dục sức khỏe cho người bệnh, chưa cung cấp đủ kiến thức về bệnh trầm cảm cho người bệnh cũng như người nhà người bệnh.

- Hoạt động giám sát, đánh giá của điều dưỡng trưởng chưa thường xuyên, chưa hiệu quả.

- Điều dưỡng làm việc theo mô hình nhóm/ca, họ phụ trách 2 đến 3 buồng bệnh nên không có thời gian nhiều dành cho người bệnh.

- Việc tổ chức các hoạt động tập thể tại các khoa như thể dục thể thao, lao động làm vườn... gần như là không có.

2. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng chăm sóc người bệnh nữ rối loạn lo âu

- Xây dựng các văn bản pháp quy và hướng dẫn cụ thể cho người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh lo âu trầm cảm.

- Tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá các hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng.

- Nghiên cứu đề xuất mô hình chăm sóc phù hợp với đặc thù của khoa, bệnh viện chuyên ngành tâm thần.

- Từng bước hoàn thiệ các công trình hạ tầng giúp người bệnh có cơ sở để tham gia các hoạt động ngoại khóa với mục đích điều trị.

- Đào tạo liên tục cho điều dưỡng về chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu. - Phối kết hợp với các cơ sở y tế cơ sở trong quản lý người bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TiÕng ViÖt:

1. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Văn Siêm (2000), “Rối loạn trầm cảm” Bách khoa thư bệnh học, Tập 1, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội, tr 225-230.

2. Đinh Đăng Hoè, “Rối loạn lo âu“, Bài giảng chuyên đề Tâm thần, Viện sức khoẻ Tâm thần .

3. Nguyễn Văn Ngân, Ngô Ngọc Tản và cộng sự (2005), “Bệnh học tâm thần”, Giáo trình giảng dạy sau đại học, NXB Quân đội nhân dân, tr 218.

4. Nguyễn Văn Ngân (1996), “Các rối loạn khí sắc”, Một số chuyên đề Tâm thần học (Dành cho cao học và chuyên khoa), NXB Quân đội , tr 66-67.

5. Trần Viết Nghị, Trần văn Cường, Nguyễn Viết Thiêm, Nguyễn Văn Siêm, Lã thị Bưởi, “Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng các rối loạn trầm cảm tại một quần thể cộng đồng”, Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh Viện Bạch Mai 1999- 2000, tr503-509

6. Nguyễn Viết Thiêm, “lo âu”, Bài giảng chuyên đề Tâm thần, Đại học y Hà Nội. 2000

7. Tổ chức y tế thế giới (1992). “Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi” Tổ chức y tế thế giới Geneva.

8. Tổ chức y tế thế giới: Bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế kết hợp (CIDI Auto 2.1). 2002

9. Trần Đình Xiêm “Các rối loạn khí sắc”, “Các rối loạn lo âu” Tâm thần học, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. 1995,(Tr 80-84, 312-346)

TiÕng Anh:

10. American Psychiatric Association (1994). “DSM – IV = Diagnostic and statistical manual of Mental disorder”, fourth edition.

11. Angst. J, Genetic aspects of depression, Depressive illness- Hans Huber publishers bern Stuttgart- Vienna 1972, pag 28-35

12. Belanoff JK, Kalehzan. M, Sund. B and col. (2001). Cortisol activity and cognitive changes in psychotic major depression. Am J Psychiatry. 2001 Oct, 158(10): 1612-1616

13.Kaplan. I, Sadock's B. J, Grebb J.A (1994). “Synopsis of Psychiatry”, sevent edition, Lippincott Williams & Wilkins

14.Dan J.Stein (2009), ‘Generalized axiety disorders’ ,Textbook of anxity,American Psychiatric Publishing.

15.Michael E.Portrnan(2009), Generalized axiety disorder Across the lifepan, Springer, New York.

16.Richar G.Heimberg (2009). ), Generalized axiety disorder –Advances in reseach and practice, The Guilford Press, New York.

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁM CHỮA BỆNH , TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh nữ rối loạn lo âu tại bệnh viện tâm thần trung ương i năm 2018 (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)