L Ờ IC ẢM ƠN
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
Đất công ích được chính thức đưa vào quy định lần đầu tiên trong Luật đất đai năm 1993, từ đóđến nay quỹđất này được tồn tại ở hầu hết các địa phương trên toàn quốc. Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng quỹđất công ích trong thời gian qua thể hiện nhiều bất cập, hạn chế, kém hiệu quả. Do đó, có nhiều trung tâm nghiên cứu, các nhà khoa học và các bài báo viết về các vấn đề xung quanh việc quản lý sử dụng quỹđất công ích của các địa phương như:
- Bài báo của tác giả Nguyên Mai, đăng ngày 12 tháng 10 năm 2010 trên báo điện tử thành phố Hải Phòng “Sử dụng đất công ích của UBND xã, thị trấn: Quản lý kém, hiệu quả thấp”. Bài viết đề cập đến việc đất nông nghiệp công ích sử dụng kém hiệu quả, nguồn thu thấp ở một số xã phường như phường Hòa Nghĩa (quận Dương Kinh), xã Trường Thọ (huyện An Lão); đồng thời chứng minh xã Tân Viên (huyện An Lão) có quy hoạch, kế hoạch quản lý sử dụng đất nông nghiệp công ích nên hiệu quả tăng cao đáng kể.
- Bài báo của tác giả Minh Nghĩa, được đăng ngày 05 tháng 10 năm 2012 trên cổng thông tin điện tử BộTài nguyên và Môi trường: “Hà Nội quyết tâm thu hồi đất công ích vi phạm Luật”. Bài viết phản ảnh kết quảđánh giá hiện trạng quỹđất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích 5% trên địa bàn thành phố của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: Hiện nay công tác quản lý và khai thác quỹđất này đang gặp nhiều khó khăn. Phần lớn quỹđất nằm rải rác, xen kẽ với các thửa đất khác nên không xác định được ranh giới vị trí, không thuận lợi trong việc sản xuất nông nghiệp và không đáp ứng được nhu cầu xây dựng các công trình dân sinh phúc lợi. Trong khi đó, tình trạng cho thuê đất công tràn lan, trái quy định của pháp luật, gây lãng phí tài sản của Nhà nước đang diễn ra khá phổ biến trên địa bàn thành phố.
- Bài báo của tác giả Bá Sơn, đăng ngày 15 tháng 6 năm 2015 trên báo điện tử tỉnh Quảng Ngãi: “Quản lý quỹđất công ích: Còn nhiều bất cập”. Bài viết phản ánh: việc quản lý đất công ích ở một số địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua còn nhiều bất cập, gây bức xúc trong dư luận.
Tình trạng cho thuê đất trái thẩm quyền là câu chuyện không chỉ bây giờ mới diễn ra mà đã xảy ra khá lâu và vô cùng phức tạp. Việc thu tiền cho thuê cũng không rõ ràng, khi phát hiện sai phạm không truy thu và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm.
Để giải quyết những tồn tại trên Ông Phí Quang Hiển Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Trước thực trạng buông lỏng quản lý quỹđất công ích ở các địa phương, UBND tỉnh đã yêu cầu UBND các huyện, thành phố khẩn trương tiến hành rà soát lại toàn bộ diện tích đất công ích và các hợp đồng cho thuê đất công ích trên địa bàn; tổ chức ký hợp đồng cho thuê đất đối với diện tích đất đã giao khoán, nhưng chưa ký hợp đồng và diện tích còn lại chưa thực hiện giao khoán cho các hộ gia đình để tăng thu ngân sách. Các trường hợp ký hợp đồng cho thuê đất công ích không đúng theo quy định cần phải xử lý nghiêm.
- Đề tài nguyên cứu khoa học cấp Bộ của tác giả Đặng Thái SơnViện khoa học đo đạc và bản đồ, “Nghiên cứu thực trạng quỹđất công ích và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất công ích”. Bài nghiên cứu đã chỉ rõ nhiều tồn tại trong công tác quản lý đất công ích thời gian qua và đề xuất được những giải pháp phù hợp để quản lý và sử dụng quỹđất công ích hiệu quả.
Có thể thấy rằng, đất công ích đã được quy định và tồn tại trong một thời gian dài. Đã có những công trình nghiên cứu, đánh giá, đề xuất được các giải pháp phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng địa phương. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh nói chung và thành phố Hà Tĩnh nói riêng chưa có công trình nghiên cứu nào đối với đất công ích đểđánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp cho công tác quản lý và sử dụng đất công ích. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này tại thành phố Hà Tĩnh là rất phù hợp và cần thiết ở thời điểm hiện nay.
Chương 2.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ quỹđất công ích trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại thành phố Hà Tĩnh.
Các số liệu thu thập phục vụ cho nghiên cứu được thu thập, tổng hợp từ năm 2010 đến năm 2016.
2.2. Nội dung nghiên cứu
+
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
a. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
- Điều tra, thu thập thông tin tại các cơ quan cấp tỉnh
Thu thập thông tin tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và một sốcơ quan khác về: Các thông tin, số liệu về hiện trạng sử dụng đất, thống kê đất đai hàng năm của ; điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hồsơ địa chính và hiện trạng sử dụng đất, thống kê đất đai hàng năm của thành phố Hà Tĩnh.
- Điều tra, thu thập thông tin tại các cơ quan cấp huyện, xã
Thu thập bằng phương pháp điều tra thông qua Phòng Tài Nguyên và Môi trường, UBND các xã, phường để thu thập số liệu đất công ích của từng xã, phường. Phương pháp này cung cấp số liệu chi tiết về tình hình ban hành văn bản để quản lý, lập hồsơ địa chính, công tác cho thuê, quản lý tài chính, thanh tra công tác quản lý và sử dụng quỹđất công ích ởđịa phương.
b. Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp
- Tham gia quan sát: Tham gia quan sát thực trạng sử dụng đất công ích trên một số diện tích của các địa phương.
- Phỏng vấn 10 người là lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn thuộc Văn phòng Đăng ký QSDĐ, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố bằng các phiếu phỏng
lý, sử dụng đất công ích của các địa phương; hiệu quả của việc sử dụng quỹđất công ích: về kinh tế, việc làm và môi trường; những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý đất công ích; đề xuất giải pháp quản lý đất công ích.
- Phỏng vấn trực tiếp, gồm: 15 người là lãnh đạo cấp xã; 15 người là cán bộ chuyên môn vềđất đai và tài chính của cấp xã; 50 người thuê đất công ích của các xã, phường. Nội dung chính để phỏng vấn bao gồm: thực trạng quản lý, sử dụng đất công ích của địa phương; phương thức, thời gian cho thuê đất công ích, tiền thuê đất và hiệu quả về kinh tế, việc làm; các kiến nghị, đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất công ích.
2.3.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu, tài liệu
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, chúng tôi đã tiến hành phân nhóm, thống kê các tài liệu, số liệu có nội dung đáng tin cậy về hiện trạng sử dụng, điều kiện sử dụng, hiệu quả sử dụng đất công ích,... ; tổng hợp phân tích các yếu tốtác động đến tình hình quản lý, sử dụng đất công ích theo các hình thức định tính và định lượng, từ đó xây dựng nội dung của luận văn, như:
- Sử dụng phần mềm Excel để:
+ Tổng hợp, xử lý các nội dung của phiếu điều tra.
+ Xây dựng các trường dữ liệu về diện tích, loại đất, tiền thuê đất. Kết quảđược trình bày bằng các bảng biểu số liệu kèm theo.
2.3.3. Phương pháp xây dựng bản đồ phân bổ quỹ đất công ích trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh
Dùng phần mềm MicroStation V8i để số hóa, biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Hà Tĩnh năm 2016 và Bản đồ phân bổ quỹ đất công ích trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh năm 2016, nhằm xác định được các vị trí đất công ích tại địa bàn các xã, phườngtrên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.
2.3.4. Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng đất công ích
- Hiệu quả kinh tế:
+ Tổng diện tích đã cho thuê hàng năm/Tổng diện tích đất công ích hàng năm. + Tổng nguồn thu của địa phương từcho thuê đất công ích hàng năm.
+ Thu nhập của người dân từthuê đất công ích. - Hiệu quả xã hội:
- Hiệu quảmôi trường: + Hệ số sử dụng đất công ích.
+ Diện tích đất công ích có cây trồng lâu năm, có rừng (tỷ lệ che phủ của đất công ích).
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vịtrí địa lý
Thành phố Hà Tĩnh được giới hạn tọa độ từ 180- 18024’ vĩ độ Bắc, 105053’ - 105056’ kinh độ Đông. Thành phố nằm trên trục Quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội khoảng 340 km về phía Nam, thành phố Vinh 50 km về phía Nam; cách thành phố Huế khoảng 314 km về phía Bắc và cách đường bờ biển Đông12,5 km. Địa giới hành chính của thành phốđược giới hạn:
Tây Bắc giáp thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà Tây Nam giáp xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà
Đông Nam giáp xã Cẩm Bình, xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
( Nguồn: UBND thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh )
Thành phố có địa hình thấp, bằng phẳng, đất đai được tạo thành do bồi tích sông, biển, độ cao từ 0,5 m - 3 m. Thành phố Hà Tĩnh được che chắn bởi ngọn Rào Cỏ thuộc Trường Sơn Bắc phía Tây huyện Hương Khê nên ít bị ảnh hưởng bởi gió Lào. Tổng diện tích tự nhiên là 5654,96 ha. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, đến nay thành phố Hà Tĩnh có 16 đơn vị hành chính bao gồm 10 phường: Bắc Hà, Nam Hà, Tân Giang, Trần Phú, Đại Nài, Hà Huy Tập, Thạch Linh, Nguyễn Du, Thạch Quý, Văn Yên và 6 xã: Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Trung, Thạch Đồng, Thạch Hưng và Thạch Bình.
3.1.1.2. Địa hình - địa mạo
Thành phố Hà Tĩnh nằm trong dải đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, nét nổi bật của địa hình nơi đây là hẹp ngang và dốc nghiêng từtây sang đông với độ cao trung bình 4,33 m so với mực nước biển nên khảnăng thoát nước về mùa lũ tương đối tốt.
Địa hình thành phố Hà Tĩnh chủ yếu là đồng bằng, ngoài núi Nài là hiện tượng đột khởi, phần lớn diện tích là bằng phẳng. Thành phố nằm trọn trên giải đồng bằng phía nam của tỉnh. Giống như những đồng bằng ven biển miền trung, đồng bằng ởđây hẹp, tầng đất canh tác mỏng. Một số xã, phường có địa hình lòng máng, độ phèn chua cao, chủ yếu là đất thịt, ba phía sông nước bao bọc.
cổ lục của Lebreton thì đây là vùng đầm phá núi Nam Giới. Phía tây là dãy Trà Sơn - Báu Đài - Nhật Lệ; phía Đông là biển. Địa hình được kiến tạo bởi phù sa và cát biển. Với lợi thế ba mặt có sông, thông ra Cửa Sót, tạo cho vùng này có cảnh quan tự nhiên phong phú, tác động quan trọng đến mọi mặt hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội. Hơn nữa, với ưu thếđịa hình ba mặt có sông nên vùng này trũng ít, lưu lượng nước từ trên cao đổ về, từdưới biển dâng lên được thoát ra từ ba con sông này và được che chắn bởi hệ thống đê bao nên vùng trông cây lương thực của thành phố ít bị nhiễm mặn. Mặc dù đất không thực sự màu mỡ, song vùng này lại được thiên nhiên ưu đãi. Phía Tây có ngọn Rào Cỏ nằm dưới chân dãy Trường Sơn che chắn gió Lào, phía Đông Bắc có núi Nam Giới chở che giông bão.
3.1.1.3. Khí hậu
Nhiệt độ không khí trung bình qua các năm là 240C. Trong năm khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt:
- Mùa nắng kéo dài từ tháng IV đến tháng X, khí hậu khô nóng nhất từ tháng V đến tháng VIII. Mùa này thường nóng bức, nhiệt độ có thể lên tới 400C, thỉnh thoảng có mưa rào xuất hiện đột ngột.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng X đến tháng III năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 14,10C (tháng I) đến 23,50C (tháng X).
Bảng 3.1. Biến trình nhiệt độcác năm
Yếu tố thống kê Năm
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Ttb năm (0C) 23,4 24,3 24,5 23,0 24,7 24,1 24,7 Ttb tháng cao nhất (0C) 33,1 33,9 35,8 32,7 34,5 33,8 35,5 Ttb tháng thấp nhất (0C) 17,0 17,5 16,9 17,0 18,5 17,4 18,3 Biên độgiao động nhiệt TB năm (0C) 16,1 16,4 18,9 15,7 16 16,4 17,2
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh)
Nhìn chung độẩm không khí tương đối cao. Biên độ giao động độẩm không khí qua các năm không đáng kể, từ 81 ÷ 85,3%. Thời kỳđộ ẩm cao nhất vào khoảng tháng XI đến tháng III năm sau; thời kỳđộ ẩm thấp nhất vào khoảng tháng VI và VII, ứng với thời kỳ gió Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh.
Bảng 3.2. Đặc trưng độẩm không khí qua các năm
Độẩm Năm
Độẩm Năm
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Độẩm không khí TB (%) 84,83 83,75 83,67 84,50 82,3 83,5 85,0 Độẩm KK TB tháng min (%) 49,33 43,58 45,67 52,17 50,92 48,25 45,0
(Nguồn: Đài Khí tượng thuỷvăn Hà Tĩnh)
- Lượng mưa trên khu vực xả nước thải không đồng đều qua các tháng trong năm. Mùa Đông thường kết hợp giữa gió mùa Đông Bắc và mưa dầm, lượng mưa mùa này chiếm khoảng 25% lượng mưa hàng năm. Lượng mưa tập trung trong năm vào mùa Hạ và mùa Thu, chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm, đặc biệt cuối Thu thường mưa rất to. Qua số liệu thu thập từTrung tâm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh thì: Lượng mưa trung bình từnăm 2009 đến 2015 tại khu vực xả thải là 2.627,7 mm/năm.
- Lượng bốc hơi vào các tháng mùa Hạ thường cao hơn cảlượng mưa nên vào các tháng mùa Hạthường xảy ra khô hạn.
Bảng 3.3. Tổng hợp lượng mưa, bốc hơi qua các năm
Đặc trưng Năm
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng lượng mưa (mm) 1.284,2 1.847,4 2.070,7 2.376,0 1.551,6 2.704,4 1.640 Lượng mưa Nmax(mm) 314,1 222,9 202,0 146,8 122,0 355,0 391,5 Tổng lượng bốc hơi (mm) 848,9 711,1 891,2 653,8 913,1 791,0 847,1
Tổng lượng mưa TB 6 năm 2.627,7 mm
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh)
- Thành phố Hà Tĩnh là khu vực chịu tác động của hoàn lưu gió mùa rõ rệt, đó là gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hạ. Gồm các đặc điểm sau:
+ Gió mùa mùa Đông: Trong các tháng (XII, I, II) hướng gió thịnh hành là Đông Bắc, thời kỳ cuối Đông từ tháng III trởđi hướng gió thay đổi dịch chuyển dần từĐông Bắc sang Đông.
+ Gió mùa mùa Hạ: Hướng gió thịnh hành là Tây Nam và Nam, thường bắt đầu từ giữa tháng V, thịnh hành vào tháng VI, tháng VII và suy yếu vào tháng VIII.
Tốc độ gió khu vực xả thải được thể hiện chi tiết ở bảng sau:
Tháng Hướng gió Bắc Đông Bắc Đông Đông Nam Nam Tây Nam Tây Tây Bắc Lặng I 2 2 1 2 1 1 1 2 - II 1 2 1 1 1 1 1 2 - III 1 1 1 1 1 2 1 1 - IV 1 1 1 1 1 1 1 1 - V 1 1 2 2 2 2 1 1 - VI 1 1 1 2 2 2 1 1 - VII 2 1 1 1 2 2 1 2 -