Tổng quan khu vực mô hình trồng cây ăn quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất ổi đài loan tại mô hình khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 31)

* Vị trí địa lý

- Phía Bắc mô hình giáp với phường Quán Triều

- Phía Nam mô hình giáp với phường Thịnh Đán

- Phía Đông mô hình giáp với khu dân cư

- Phía Tây mô hình giáp với xã Phúc Hà

- Mô hình có diện tích: 7ha

* Đặc điểm khí hậu thủy văn

Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:

Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25 °C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5°C và 3°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến

22

2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

* Điều kiện tưới tiêu mô hình trồng cây ăn quả

Hệ thống vườn ươm bán cố định, đảm bảo nguồn nước tưới sạch sẽ, thuận lợi cho công tác chăm sóc và tưới tiêu.

* Hoạt động sản xuất tại mô hình

Mô hình trồng các loài cây ăn quả Ổi Đài Loan, Bưởi diễn, Cam vinh, Nhãn lồng, Hồng xiêm, Mít, nhằm phục vụ cho công tác kinh doanh, tham quan và nghiên cứu các loại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mô hình được xây dựng từ năm 2012 với cơ cấu khoảng 1000 cây đối với một loại cây ăn quả, mô hình đã cho thu sản phẩm ổn định từ 4 năm trở lại đây.

Mô hình vẫn đang định hướng mở rộng quy mô sản xuất cây ăn quả trong thời gian sắp tới.

23

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

*Giống Ổi Đài Loan 8 năm tuổi có tên khoa học là Psidium Guajava,

thuộc họ sim (Myrtaceae) nguồn gốc từ Đài Loan do Viện nghiên cứu cây ăn quả miền nam nhập nội năm 2002.

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

-Địa điểm nghiên cứu: Được tiến hành tại khu cây trồng cạn thuộc trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

-Thời gian thực tập: Từ ngày 01/02/2020, đến ngày 01/ 07 /2020

3.3 Nội dung thực hiện

-Đánh giá hiện trạng sản xuất của mô hình.

-Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất tại mô hình.

-Ứng dụng biện pháp kĩ thuật vào sản xuất cây ổi Đài Loan tại mô hình.

-Bài học rút ra từ quá trình đi thực tập tại mô hình trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.4 . Phương pháp thực hiện

3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu

Thu thập các số liệu thứ cấp từ số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của mô hình. Thu thập thông tin từ tài liệu trong và ngoài nước trên sách, báo, tạp chí, internet….Từ đó tổng hợp và phân tích các yếu tố trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng tới phát triển sản xuất của cây ổi Đài Loan.

3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp

- Phỏng vấn trực tiếp các công nhân làm ngoài đồng, chủ mô hình thông qua hệ thống các câu hỏi đóng và mở nhằm thu thập các thông tin về chủ mô hình, thông tin cơ bản như lao động, vốn, đất đai và những vấn đề liên quan

24

đến tình hình sản xuất Ôỉ Đài Loan của trang trại từ đó đánh giá được hiệu quả kinh tế sản xuất do cây ổi mang lại.

3.4.3. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Những khó khăn trong quá trình sản xuất ổi Đài Loan? Câu hỏi 2: Các loại sâu bệnh hại chủ yếu?

25

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả đánh giá hiện trạng sản xuất của mô hình

4.1.1. Tình hình sản xuất cây ăn quả của mô hình

Mô hình tập trung sản xuất một số loại cây ăn quả chính là ổi Đài Loan, bưởi diễn, nhãn muộn ngoài ra còn trồng một số loại như cam V2, mít thái, hồng xiêm xoài.

Dưới đây là bảng thể hiện diện tích sản xuất một số cây trồng chính trong mô hình trong 3 năm gần đây:

Bảng 4.1 Diện tích sản xuất 1 số cây trồng chính trong mô hình trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

Loại cây trồng

Diện tích (ha)

2018 2019 2020

Ổi Đài Loan 1,2 1,2 1,2

Bưởi diễn 0,7 0,7 0,7 Cam V2 0,4 0,4 0,4 Nhãn muộn 0,6 0,6 0,6 Mít thái 0,5 0,5 0,5 Hồng xiêm 0,1 0,1 0,1 Tổng 3,5 3,5 3,5

26

- Qua bảng 4.1 cho ta thấy diện tích đất trồng trong mô hình cây ăn quả của Tường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên không có gì thay đổi.

Loại cây trồng khá là phong phú, mô hình tập trung sản xuất chủ yếu là cây ổi Đài Loan, với diện tích là 1,2 ha, bưởi diễn 0,7 ha,ngoài các cây trồng chính mô hình còn sản xuất một số loại cây ăn quả khác như: hồng xiêm, mít thái với quy mô là 0,1 ha cho cây hồng xiêm 0,5ha cho cây mít thái

4.1.2 Những khó khăn trong sản xuất cây ăn quả trong mô hình

Do lĩnh vực chủ yếu là sản xuất cây ăn quả mới được trồng từ năm 2012 vì vậy mức đầu tư và trình độ thâm canh còn chưa cao, đặc biệt là cây ổi những khó khăn thưởng gặp phải là:

- Thiếu kiến thức khoa học và công nghệ đầu tư mở rộng sản xuất

- Về mức độ cơ giới hóa trong mô hình còn thấp, trình độ chuyên môn hóa của chủ mô hình và công nhân chưa cao hầu hết các kỹ thuật thực hiện theo khinh nghiệm.

- Chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp.

- Chưa có sự liên minh hợp tác giữa các mô hình

- Nguồi nước tưới chưa thật sự đảm bảo về chất lượng và độ an toàn - Mật độ cây trồng cao, nhiều loại cây trồng nên khó khăn trong việc phòng trừ sâu bệnh hại.

- Còn chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên môi trường như: mưa nắng thất thường, gió bão… các tác nhân đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại côn trùng, nấm bệnh, sâu bệnh phát triển hại cây trồng.

27

4.2 Kết quả đánh giá hiện trạng sản xuất của ổi Đài Loan trong mô hình

Qua điều tra sơ bộ cho thấy: Địa hình đất đai thuộc quản lý của mô hình là địa hình khá bằng phẳng, có độ phì nhiêu cao, hệ thống tưới tiêu tốt, rất thích hợp trồng cây ăn quả, chính vì vậy định hướng ban đầu của mô hình trong sản xuất cây ăn quả là đang phát triển diện tích trồng cây ăn quả, đặc biệt là diện tích trồng ổi Đài Loan.

Diện tích đất trồng ổi Đài Loan trong mô hình của ổi Đài Loan khoảng 1,2ha.

4.2.1 Tình hình sản xuất cây ổi tại mô hình

- Ổi Đài Loan là cây ăn quả nhiệt đới, có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh và có khả năng chịu hạn giỏi, vì vậy có thể tận dụng đất vườn tạp, đất đồi núi kém hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

28

- Quả Ổi Đài Loan được xem như là 1 loại trái cây bổ dưỡng thích hợp với nhiều lứa tuổi người tiêu dùng. Trong quả Ổi chứa 200 – 792 IU vitamin A, 100 – 500mg Vitamin C, chất béo 0,1 – 0,59mg, chất đạm 0,9 – 1,09, Ca 9,1 – 17mg, Fe 0,30 – 0,70mg... rất tốt cho sức khỏe con người nên nhu cầu thị trường đối với sản phẩm quả Ổi Đài Loan ngày càng cao.

- Tại các tỉnh phía Bắc cây Ôỉ Đài Loan được đưa vào cây ăn quả phổ biến trong vùng, tận dụng ưu thế về đất đai, khí hậu, tạo được công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

- Mô hình do mới bước đầu đi vào đầu tư kinh doanh trồng cây ăn quả nói chung và cây ổi Đài Loan nói riêng trong những năm gần đây, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc và bón phân không đúng kỹ thuật, trang trại còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại phát triển tấn công như: bọ nẹt, rệp, sâu ăn lá, dòi đục quả, bệnh sương mai, đốm quả,.... Từ đó tạo điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh phát triển,đồng thời kèm theo địa hình đất đai không phù hợp mưa nhiều gây ra nhiều khu vực trong vườn bị ngập úng gây ra nhiều bệnh về nấm cho cây, và một số cây có hiện tượng bị thối rễ làm giảm khả năng sinh trưởng cho cây. Quá trình chăm sóc và bón phân chưa hợp lý dẫn đến năng suất và chất lượng quả chưa cao, cần trú trọng hơn trong các khâu chăm sóc và phòng từ sâu bệnh hại.

Qua quá trình điều tra đánh giá sơ bộ cây ổi Đài Loan tại mô hình.

- Diện tích trồng cây ổi Đài Loan là 1,2 ha chiếm 34,43% trong tổng diện tích trồng cây ăn quả, và tổng số cây ổi Đài Loan trồng tại mô hình là 1000 cây với tuổi cây là 8 năm tuổi. Tôi đánh giá trong ba ô. Mỗi ô điều tra là 30 cây, với tổng số cây ổi điều tra tại mô hình là 90 cây, có được bảng số liệu như sau:

29

Bảng 4.2 Theo dõi khả năng cho quả của cây ổi Đài Loan trong mô hình

Ô điều tra

Số cây

cho quả Số quả

Sản lượng (kg) Số cây không cho quả Tỷ lệ cây cho quả (%) OTC 1 28/30 89 26,7 2 93,33 OTC 2 24/30 70 21 6 80 OTC 3 25/30 82 24,6 5 83,33

Qua bảng số liệu ta thấy được số cây cho quả ở từng ô điều tra là khác nhau:

- Ở ô điều tra thứ nhất là ô có số cây ra quả cao nhất với số cây là 28 cây với tỷ lệ cây cho quả là 93,33% , ô điều tra thứ 2 là ô có số cây cho quả ít nhất với số cây cho quả là 24 với phần trăm cây cho quả là 80% và cuối cùng là ô số 3 là ô có số cây chô quả tương đối cao với số cây cho quả là 25 cây và phần trăm cây cho là 83,33%.

- Qua bảng số liệu ta thấy được số quả trung bình/cây ở các ô điều tra, ở ô thứ nhất số quả trung bình trên cây 89 quả/cây và ở ô thứ 2 cho số quả trung bình trên cây 70 quả/cây.

-Cây ổi Đài Loan ngoài có giá trị về kinh tế mà nó còn có giá gị về xã hội, thẩm mĩ, thực phẩm, là nguyên liệu cho ngày công nghệ chế biến,….

4.2.2 Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất ổi Đài Loan tại mô hình

4.2.2.1 Thời vụ

Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng ổi Đài Loan là mùa xuân (Tháng 2 - 4) hoặc mùa thu (tháng 7 – 8). Nhưng tốt nhất trong điều kiện tưới tiêu chủ động, cây giống trong bầu, có thể trồng quanh năm.

4.2.2.2 Mật độ

30

4.2.2.3 Phân bón và kỹ thuật bón phân

Trong quá trình điều tra theo dõi trực tiếp trong mô hình cho thấy cây ổi được bón theo 4 lần như sau:

Bảng 4.3 mức sử dụng phân bón cho cây ổi Đài Loan trong mô hình

STT Số lần bón Phân chuồng (kg) Đạm (kg) Lân (kg) Kali (kg) Vôi bột 1 Lần 1 8 0,2 0,5 0,3 0,3 2 Lần 2 7,3 0,1 0,5 0,3 0,2 3 Lần 3 7,2 0,1 0,4 0,4 0,2 4 Lần 4 7,5 0,2 0,5 0,4 0,3 Tổng 4 30 0,6 1,9 1,4 1,0

Qua bảng số liệu ta thấy được số lần bón cho cây ổi ở từng lần bón là khác nhau:

-Qua điều tra, ô điều tra thứ nhất có số cây cho quả cao nhất là 28 cây với tỉ lệ cây cho quả đạt 93,33%, ô điều tra có ít cây cho quả nhất là ô điều tra số 2 đạt 80% số cây cho quả của mô hình, và cuối cùng ô điều tra có số cây cho quả tương đối là ô số 03 với số cây cho quả là 25 cây đạt 83,33% tổng số cây cho quả.

-Qua điều tra, đối với cây ổi để cây cho NS cao chất lượng quả tốt thì ta cần bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho từng thời kì của cây, vì vậy 1 năm với cây ổi Đài Loan áp dụng 4 lần bón phân cho cây:

+ Lần 1: Bón sau khi cắt tỉa vào tháng 1 (chuẩn bị cho cây ra lộc Xuân): Rạch rãnh xung quanh hình chiếu của tán cây với chiều rộng 20-30 cm (tính từ hình chiếu tán ra phía ngoài), sâu 10-15 cm, rắc phân đều vào rãnh rồi lấp đất.

31

Hình 4.1 Bón phân cho cây ổi

+ Lần 2: Bón vào tháng 4 (thúc hoa, quả)

+ Lần 3: Bón vào tháng 6 (thúc hoa, quả).

+ Lần 4: Bón vào tháng 8 (thúc quả, dưỡng cây).

Đối với bón đợt 2, 3 và 4, có thể hòa phân tưới hoặc rắc trực tiếp xung quanh gốc theo hình chiếu tán vào trong gốc rồi xới nhẹ cho phân bị vùi vào đất. Bên cạnh đó, bổ sung phân bón giữa các đợt bón nếu cây có các biểu hiện thiếu dinh dưỡng.

Lưu ý: Trong giai đoạn thời tiết mưa nhiều, ẩm độ đất cao, tuyệt đối không được bón phân chuồng, đào rãnh, gây ảnh hưởng đến rễ cây.

32

Nhằm hạn chế sâu bệnh hại tấn công, nên tiến hành bao trái khi trái non có đường kính khoảng 2,5-3cm, Vật liệu bao trái phổ biến hiện nay là dùng bao nilong đã được đục lỗ để bao. Những trái được bao lại sẽ có vỏ bóng đẹp hơn và dễ tiêu thụ hơn những trái ổi không được bao trái lại. Dùng bao xốp bên trong, bao nilong có đục lỗ ngoài, khi quả có đường kính khoảng 3,0-3,5cm. bao vào ngày thứ 2 sau khi sử lí sâu bệnh bằng cách phun sherpa 25Ec kết hợp với Score 250EC.

Hình 4.2 Bao trái ổi

4.2.2.5 Tỉa cành tạo tán xử lí ra hoa cho cây ổi a.Tỉa cành cho cây ổi

-Sau khi thu hoạch cắt các сành sau:

+ Cắt bỏ những cành mọс xà, cành mọc ở dưới không cho trái hoặc trái nhỏ.

+ Cắt bỏ những cành la, сành vượt không chо trái, những cành mọc cao quá сũng cần bỏ.

+ Tỉа bỏ những cành mọc chồng chéo lên nhau tạo tán cây thông thoáng và sử dụng tốt ánh sáng mặt trờі.

33

Hình 4.3 Cắt tỉa cành cho cây ổi

a.Cắt tỉa cành xử lý ra hoa:

Ổi có thể ra hoa trái quanh năm, tuy nhiên trong sản xuất để сó sản lượng tậр trung vào thời điểm nhất định, hạn chế sâu bệnh phá hại cũng như bán được giá cao, ổі được xử lý rа hoа đồng loạt.

– Trường hợp nhánh ổi chưa ra hoa, dùng kéо bấm bỏ đọt sao cho trên nhánh đó chỉ còn mang 3 cặp lá kép.

34

– Đối vớі nhánh ổi đã ra hoa, nếu thấy mới có 1 cặр hoa (nụ) thì bấm bỏ đọt nhưng chừa phía trên cặp hoa đó một cặp lá để có thể ra thêm một cặp nụ mới từ cặp lá đó.

– Sau khi trên nhánh ổі có đủ 2 cặр nụ thì cắt đọt hết, không chừа cặp lá nào phía trên cặp nụ trên cùng nữa để nhánh ổi có thể tậр trυng dinh dưỡng nυôi quả.

– Việc bấm đọt đượс tiến hành thường xuyên 1-2 tuần/lần.

– Đốn đаu: Để trẻ hóa những vườn câу đã già, dùng kéo hoặc cưa cắt hết các loại cành.

Chỉ để lại một đoạn gốc của cành lớn ra trong năm trước Sаu khi đốn đau sẽ phát sinh nhіều сành

Nếu là các cành vượt thì ta nâng được tán cây cаo dần lên. Còn những cây đã lớn, tán quá rộng, có hình dù thì đốn cụt, có táс dụng thu hẹp tán lại bằng những cành mới.

– Ѕau khi cành mọc lại tiến hành tỉa сành, tạо tán như bình thường, cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sản xuất ổi đài loan tại mô hình khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 31)