Thực trạng bảovệ và phát huy giá trị của di sản Tín ngưỡng thờ cúng

Một phần của tài liệu Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ (Trang 59)

3.1. Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị của di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Hùng Vương

3.1.1.Công tác bảo vệ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trước năm 2012

3.1.1.1. Công tác quản lý không gian văn hóa thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Tỉnh Phú Thọ hiện có 345 di tích liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, trong đó 35 di tích thờ Hùng Vương, 310 di tích thờ các nhân vật thời Hùng Vương. Về hiện trạng có 76 di tích còn kiến trúc, 96 phế tích; 1 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 37 di tích quốc gia, 134 di tích cấp tỉnh [PL 6, tr 174].

Các di tích (di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật) là không gian văn hóa thực hành, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, bị xuống cấp. Về kiến trúc, phần lớn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, trong hai cuộc kháng chiến tranh, do hạn chế về nhận thức của một số cấp chính quyền trong việc chống mê tín, cùng với sự tác động của thời gian, khí hậu tự nhiên, hầu hết (khoảng 90%) các di tích thờ tự (đình, đền...) của tỉnh Phú Thọ bị hủy hoại hoặc trở thành phế tích. Các di tích bị phá hủy nặng nhất vào các năm 1956 - 1957, 1961 và 1975 đã gây tổn hại lớn cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và PVT ở các làng xã.

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986, đặc biệt là sau Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đã được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, toàn xã hội quan tâm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân. Hầu hết các di tích thờ Hùng Vương và vợ con tướng lĩnh thời Hùng Vương đều là các di tích có giá trị cao về kiến trúc nghệ thuật, có lịch sử xây dựng từ lâu đời, nhất là các di tích tiêu biểu được bảo lưu gần như nguyên vẹn kiến trúc - nghệ thuật thời Hậu Lê và thời Nguyễn như đình Hùng Lô, đình Lâu Thượng, đình An Thái, đình Bảo Đà, đình Cao Xá, đình Đào Xá, đình Hữu Bổ v.v... Từ năm 2006 đến nay, việc đầu tư tu bổdi tích được tập trung có trọng điểm, nguồn vốn lớn tập trung cho các di tích có giá trị đặc biệt, giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, các di tích gắn liền với di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại hát Xoan Phú Thọ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, di tích lịch sử Đền Hùng; đền Mẫu Âu Cơ. Tuy nhiên, do chiến tranh và các yếu tố kinh tế, một số di tích đã bị mất hoàn toàn, một số được khôi phục trên cơ sở phế tích. Một số di tích khôi

phục chất lượng chưa cao, nhiều di tích chưa tuân thủ phục hồi kiến trúc truyền thống, nhiều di tích không còn bảo lưu được kiến trúc cổ, khi tu bổ, tôn tạo, phục hồi bằng bê tông cốt thép làm giảm giá trị kiến trúc truyền thống.

Các di tích thờ Hùng Vương đã được phát huy giá trị một cách tích cực, dưới nhiều mức độ khác nhau, đặc biệt là trong tổ chức lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, xây dựng các điểm du lịch... thu hút nhiều khách tham quan. Các di tích được bảo tồn, tôn tạo, phục hồi tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, khơi dậy các giá trị văn hoá truyền thồng tốt đẹp của dân tộc: Nơi thờ tự cầu cho quốc thái dân an, nơi tổ chức lễ hội thể hiện truyền thống tri ân công đức vua Hùng và các tướng lĩnh Hùng Vương. Đặc biệt, các di tích kiến trúc - nghệ thuật đã trở thành nơi gửi gắm tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân. Các di tích này chính là môi trường tổ chức các lễ hội truyền thống với những lễ nghi tín ngưỡng, những loại hình văn hoá văn nghệ dân gian thấm đẫm giá trị nguồn cội.

3.1.1.2. Quản lý, bảo vệ các nghi lễ, tục thờ cúng Hùng Vương tại các địa phương trên địa bàn tỉnh

* Việc quản lý tổ chức các lễ hội truyền thống liên quan đến thờ cúng Hùng Vương:

Cùng với di tích là sự tồn tại và phát triển của lễ hội, trong hai cuộc kháng chiến di tích bị tàn phá, lễ hội bị mai một hoặc chỉ tổ chức được phần lễ trong phạm vi hẹp trong điều kiện chiến tranh. Tuy nhiên thời kỳ này lễ hội Đền Hùng vẫn tồn tại và tổ chức với quy mô nhỏ.

Sau Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 của BCH Trung ương (khóa VIII) của Đảng về

xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hệ thống di tích cùng các lễ hội truyền thống được khôi phục. Hầu hết các lễ hộitruyền thống đặc sắc của Phú Thọ được khôi phục lại trong thời kỳ này như: Lễ hội Trò Trám, lễ hội rước ông Khiu, bà Khiu, lễ hội Rước Chúa Gái, hội hát Xoan Kim Đức, Phượng Lâu…Đặc biệt, lễ hội Đền Hùng ngày càng phát huy giá trị với nhiều nghi lễ, trò chơi, trò diễn, hoạt động văn hoá hội tụ của các vùng miền trong cả nước. Giỗ tổ Hùng Vương, lễ hội đền Hùng 10 -3 hàng năm là tâm điểm của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có sức thu hút mạnh mẽ. Từ một lễ hội của làng, giỗ tổ Hùng Vương - lễ hội đền Hùng đã trở thành lễ hội của quốc gia dân tộc, đây là quá trình quốc tế hóa xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Các lễ hội truyền thống liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được nhân dân bảo tồn, phục hồi một cách phong phú trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và khắp cả nước đã phản ánh được tín ngưỡng thờ tổ tiên của dân tộc Việt Nam thông qua các nghi lễ thờ cúng Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương, phản ánh thế giới quan của cộng đồng người Việt thời đại Văn Lang về vũ trụ, về đời sống sản xuất sinh hoạt, đem lại giá trị nhân văn sâu sắc, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc duy trì và nâng cao tâm thức của người

Việt, bản sắc đạo đức và giáo dục về đạo lý uống nước nhớ nguồn, góp phần sâu sắc trong việc cố kết cộng đồng dân tộc.

Lễ hội quy mô quốc gia đến các lễ hội nhỏ phạm vi làng, xã có thờ cúng Hùng Vương đều phát huy được vai trò chủ thể của người dân, hoạt động lễ hội đã được xã hội hóa rộng rãi, huy động được nguồn lực lớn từ nhân dân. Nguồn tài trợ, cung tiến ngày càng tăng, nguồn thu qua công đức, lệ phí, dịch vụ phần lớn được sử dụng cho tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội nhằm bảo tồn các các phong tục, tập quán truyền thống và hoạt động phúc lợi công cộng. Phần lễ tổ chức trang trọng, linh thiêng và thành kính, phần hội phong phú, hấp dẫn, bảo tồn những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ. Quản lý và tổ chức các lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ Hùng Vương góp phần quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, tâm thức hướng về nguồn cội của cộng đồng. Các sinh hoạt lễ hội truyền thống tưởng nhớ, tri ân công đức tổ tiên, góp phần giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng.

Tuy nhiên trong thời kỳ này, một số lễ hội tại các làng thờ cúng Hùng Vương các yếu tố văn hóa Hùng Vương còn chưa đậm nét, thể hiện trong lễ vật dâng cúng, nghi lễ, diễn xướng dân gian; một số lễ hội có sự biến đổi cả về lễ vật, ý nghĩa của những vật thiêng bị suy giảm; hình thức tế lễ bị giản lược, một số hình thức sinh hoạt văn hóa chưa được phục dựng...Việc sưu tầm, tư liệu hóa, ghi chép về lịch sử di tích, văn hóa tín ngưỡng cũng như diễn trình lễ hội truyền thống địa phương gặp nhiều khó khăn. Thực trạng này dẫn đến sự rơi rụng, mất mát nguồn văn hóa phi vật thể quý báu vốn đã được sáng tạo, thực hành trong quá khứ, dẫn đến một số hoạt động văn hóa tín ngưỡng địa phương đơn điệu, chắp vá và mất đi bản sắc độc đáo, hấp dẫn vốn có. Vai trò quản lý của chính quyền cơ sở chưa được phát huy triệt để trong việc thực thi Luật di sản văn hóa và các quy định Nhà nước về quản lý lễ hội. Đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa cấp cơ sở còn hạn chế về năng lực, chưa biết cách phát huy vai trò cộng đồng trong tổ chức lễ hội và bảo vệ di sản.

3.1.1.3. Bảo vệ các tri thức dân gian, ẩm thực liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Tri thức dân gian là loại hình di sản PVT hiện diện hầu như trong tất cả các loại hình di sản văn hóa PVT khác, từ tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, ngữ văn truyền miệng, nghề thủ công truyền thống...Trong đó, tri thức dân gian liên quán đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương rõ nét nhất là tri thức về ẩm thực. Đó là các tri thức về cách sát sinh, hiến tế, cách chế biến lễ vật dâng cúng, cách bày cỗ, cách dâng lễ vật, thụ lộc trong lễ hội thờ Hùng

Vương; là các món ăn gắn với truyền thuyết Hùng Vương và đời sống sản xuất cây lúa nước. Việc chấn hưng các lễ hội kéo theo nhiều tục lệ ẩm thực trong hội làng được hồi sinh như thi làm bánh (bánh chưng, bánh giầy), thi nấu cơm, thi cỗ (gà béo, xôi dẻo) tục dâng bánh, dâng cỗ, tục thụ lộc... Các tri thức về ẩm thực của người Việt cổ, gắn với tín ngưỡng thờ Hùng Vương được đưa vào giới thiệu trong các lễ hội và thực hành trong đời sống, được nhân dân trong và ngoài tỉnh yêu thích như cơm lam, rượu mộng, lợn thui, cá nướng, xôi nếp, bánh chưng, bánh giầy…

3.1.2. Công tác bảo vệ và phát huy di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ 2012 đến nay

3.1.2.1. Sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ và thực hành di sản từ khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO ghi danh

Cộng đồng - Chủ thể sáng tạo, gìn giữ và phát huy giá trị di sản có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ và thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân đã tham gia vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, bảo tồn các tập quán tín ngưỡng, nhất là trong các dịp lễ hội Đền Hùng mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Người dân ở địa phương có di tích (đình, đền, miếu...) thờ Hùng Vương và các nhân vật lịch sử liên quan thời kỳ Hùng Vương tự nguyện tổ chức hoạt động tế lễ, rước kiệu về Đền Hùng, chuẩn bị các lễ vật từ đặc sản của địa phương để dâng cúng các Vua Hùng; tham gia các hoạt động văn hóa dân gian như: Đánh trống đồng, đâm đuống, thi chọi gà, thi nấu cơm, đấu vật, đu quay, bơi chải, bắn nỏ, gói và nấu bánh chưng, giã bánh giầy...

Trong việc thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và quá trình trao truyền cho thế hệ trẻ, các cụ cao tuổi, có uy tín ở địa phương đóng vai trò chính trong việc hướng dẫn cộng đồng thực hành tín ngưỡng và trao truyền các tập tục tín ngưỡng. Hàng năm, vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương, vào ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, các cụ trong Hội người cao tuổi xã Chu Hóa đã tập luyện công phu trong nhiều tháng, tổ chức tế lễ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân thành kính nhằm ca ngợi công đức của các bậc tiền nhân có công dựng nước và nhắc nhở các thế hệ mai sau ghi nhớ về cội nguồn. Ở một số địa phương, các bậc cao niên đã tự sưu tầm truyền thuyết, dịch các tư liệu chữ Hán ra chữ quốc ngữ, ghi chép các nghi lễ thờ cúng Hùng Vương để khôi phục, lưu giữ, truyền dạy cho lớp trẻ. Ông Thắng, người trông coi di tích đình Trẹo cho biết: “Cuối các buổi lễ, các bô lão, dân làng ai hiểu biết thế nào về Hùng Vương thì phát biểu để ghi âm, ghi chép lại xây dựng cuốn địa chí văn hóa Làng. Cái này đã làm được từ những năm 90 -91 rồi và bổ xung dần dần lưu lại cho đời con cháu mai sau” [PL7, BBPV số 3, tr 203]. Ý thức bảo tồn và duy trì tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng tại các làng/thôn/khudân cư

chủ yếu thuộc lứa tuổi trung niên trở lên, thể hiện qua các hành động đóng góp công sức và vật lực cụ thể. Nếu như trước kia, thành phần tham gia sinh hoạt Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chủ yếu là lứa tuổi cao niên, thì đến nay đặc biệt từ khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO ghi danh, thành phần tham gia thực hành tín ngưỡng được mở rộng đến lực lượng thanh niên, trai tráng trong làng/thôn. Thế hệ trẻ và những người cao tuổi ngày càng quan tâm đến việc truyền dạy những hình thức diễn xướng dân gian liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Riêng sinh hoạt lễ hội đã được mở rộng ra nhiều lứa tuổi, cả nam và nữ. Đặc biệt ở các địa phương có nhiều lễ hội truyền thống như huyện Cẩm Khê, Lâm Thao, thành phố Việt Trì thành phần tham gia thực hành hội đã mang tính cộng đồng sâu rộng, được sự hưởng ứng của mọi lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau. Việc thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ được cộng đồng thực hiện tại di tích mà cộng đồng còn thực hành tại nhà riêng của từng hộ. Tại làng Trẹo thị trấn Hùng Sơn huyện Lâm Thao, các nghi lễ liên quan đến giỗ Tổ Hùng Vương của làng đều do cộng đồng chuẩn bị và tổ chức thực hiện, người dân tự góp giỗ để dâng cúng vua Hùng tại đình làng và dâng cúng tại gia đình mình: “cứ đến ngày 10 -3 thì theo truyền thuyết tâm linh 90% gia đình riêng đều có mâm cỗ thắp hương để tưởng nhớ đến các Vua Hùng, gia tộc, tổ tiên” [PL7, BBPV số 2, tr 201].

Trong hoạt động tu bổ, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa - không gian văn hóa thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đã huy động được sự đóng góp lớn của nhân dân như: Đình Cả, đình Đông (TT.Hùng Sơn), đình Cả (xã Tiên Kiên), đình Hữu Bổ Thượng (xã Kinh Kệ). Cho đến nay, phần lớn các sinh hoạt tín ngưỡng gắn với việc thờ phụng các vua Hùng tại các di tích thuộc 13 huyện, thị, thành ở Phú Thọ đã được cộng đồng dân chúng sở tại quan tâm, khôi phục. Người dân tự nguyện đóng góp tiền và hiện vật ngày càng nhiều hơn để bảo tồn, tu bổ, phục hồi các không gian thờ cúng và thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Trong 3 năm 2013 - 2015, đã huy động gần 30 tỷ đồng từ nguồn lực cộng đồng. Đa số các địa phương, việc phục hồi các cơ sở tín ngưỡng đều do cộng đồng dân chúng đóng góp và hợp sức xây dựng.

Cộng đồng cư dân các tỉnh/thành trong cả nước tự nguyện tham gia, dâng cúng lễ vật trong giỗ Tổ Hùng Vương theo Đề án góp giỗ hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, các tỉnh/thành phố, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân có thể tham gia góp giỗ và tổ chức các hoạt động giỗ Tổ tại Khu di tích lịch sử đền Hùng hàng năm; tổ chức giỗ Tổ tại các tỉnh thành phố có đền thờ các vua Hùng; và đóng góp nguồn lực để trùng tu, tôn tạo khu di tích lịch sử đền Hùng. Các doanh nghiệp và cộng đồng cư dân người Việt ở trong nước và nước ngoài đã tích cực tham gia, ủng hộ

nguồn lực để trùng tu, tôn tạo Khu di tích lịch sử đền Hùng, một số hạng mục công trình như đền Hạ, đền Giếng đã được các doanh nghiệp từ Quảng Ninh, Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu tài trợ. Các đoàn nghệ thuật, các nghệ nhân dân gian từ khắp mọi miền đất nước đã tham gia các chương trình biểu diễn, diễn xướng dân gian tạo nên không gian văn hóa truyền thống giàu bản sắc cội nguồn dân tộc.

Cộng đồng đã chủ động thực hiện các nghi lễ thực hành tín ngưỡng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng bằng các hoạt động văn hóa tạo không gian thiêng cho hoạt động lễ

Một phần của tài liệu Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w