Một số kinh nghiệm quốc tế về bảovệ di sản văn hóa phi vật thể

Một phần của tài liệu Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ (Trang 85)

Qua quá trình nghiên cứu các chính sách văn hóa và kinh nghiệm của một số quốc gia về bảo vệ DSVHPVT cho thấy hầu hết các quốc gia đều có chính sách bảo vệ các DSVHPVT rất cụ thể; mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ đều có chính sách bảo vệ di sản riêng tùy từng thể chế chính trị và giai đoạn lịch sử cụ thể, các chính sách của các quốc gia đều có sự điều chỉnh phù hợp với đặc điểm, sự phát triển và các công ước quốc tế về bảo vệ di sản. Trong phạm vi của luận án, NCS lựa chọn nghiên cứu năm quốc gia mang tính đại diện như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản, Canada, Hồng Kông qua đó rút ra những bài học thực tiễn, vận dụng vào quá trình bảo vệ các DSVHPVT ở Việt Nam. Trong đó Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản là quốc gia đại diện khu vực Châu á, có nhiều nét văn hóa tương đồng với Việt Nam, các quốc gia này có nhiều chính sách bảo vệ DSVHPVT và nhiều DSVHPVT được UNESCO ghi danh; Canada là quốc gia liên bang vùng Bắc Mỹ có các chính sách bảo vệ di sản ở cấp độ từng bang và cấp độ toàn liên bang; Hồng Kông là vùng lãnh thổ có thể chế chính trị đặc biệt “Một quốc gia, hai chế độ”, là nơi giao thoa văn hóa đông tây, các chính sách bảo vệ di sản của vùng lãnh thổ này rất đáng nghiên cứu.

4.1.1.Kinh nghiệm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc

Về các chính sách và biện pháp bảo vệ DSVHPVT: Trước khi UNESCO ban hành Công ước 2003 về bảo vệ DSVHPVT, việc xác nhận các DSVHPVT ở Trung Quốc chưa được chính phủ và các nhà khoa học quan tâm. Về quan điểm học thuật, các nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc cho rằng: “Do Trung Quốc là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc nên rất khó có thể thiết lập một tiêu chuẩn hoạt động chung. Chỉ sử dụng văn hóa để đánh giá không có tính khả thi đồng thời sẽ tạo ra sự phức tạp trong nhiều bộ phận sắc tộc. Một tiêu chuẩn được đặt ra dựa trên sự đa dạng các dân tộc không chỉ phản ánh được tư duy học thuật mà còn gìn giữ được nét đặc trưng và sự đa dạng của các nhóm dân tộc. Hơn nữa việc xác định và nghiêncứu trên cùng một tiêu chuẩn sẽ thúc đẩy quá trình lưu truyền các DSVHPVT” [120]. Công ước 2003 là một tài liệu chính thức của UNESCO, đối tượng hướng đến là tất cả các quốc gia và các nền văn hóa, nó không tương thích hoàn toàn với hoàn cảnh của Trung Quốc. Do vậy khi thực hiện Công ước này, ngày 26 tháng 3 năm 2005 Trung Quốc đã ban hành Phương sách tạm thời cho việc áp dụng và đánh giá DSVHPVT quốc gia. Đây là sự bổ sung cho Công ước 2003 đồng thời phù hợp hơn với hoàn cảnh và nền văn hóa Trung Quốc. Các tiêu chuẩn xác định lại DSVHPVT

được nêu trong Phương sách tạm thời được xác định: “DSVHPVT là sự đa dạng các hình thức văn hóa truyền thống (như các hoạt động dân gian, nghệ thuật biểu diễn, tri thức và kỹ thuật truyền thống, dụng cụ, đồ vật và đồ tạo tác) và các không gian văn hoá truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của các dân tộc đất nước Trung Hoa, gắn bó mật thiết với cuộc sống con người” [120].

Sau Phương sách tạm thời, ngày 25 tháng 2 năm 2011 Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa X, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã ban hành Luật Di sản văn hóa phi vật thể, luật này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2011. Đây là bước tiến lớn trong việc ban hành các chính sách nhằm bảo vệ DSVHPVT trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Đặc biệt là luật này quy định rõ ràng các hình thức lưu giữ di sản của Nhà nước bằng việc xác nhận, ghi chép, lưu trữ và bảo vệ di sản thông qua

2 biện pháp chính là kế thừa và quảng bá di sản. Luật đã xác định bảo vệ DSVHPVT ở Trung Quốc tập trung vào 3 yếu tố chính đó là tính xác thực, tính toàn diện và thừa kế. “Việc bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể cần tập trung vào tính xác thực, tính toàn diện và thừa kế của di sản và cách thức này giúp cho nền văn hóa Trung Quốc được công nhận mạnh mẽ hơn, duy trì sự thống nhất đất nước, sự thống nhất của quốc gia và thúc đẩy sự hài hòa xã hội cũng như phát triển bền vững” [71]. Khác với Việt Nam, nếu ở Việt Nam Quốc hội ban hành Luật Di sản văn hóa, Chính phủ ban hành các Nghị định, Bộ VHTTDL ban hành các thông tư hướng dẫn liên quan đến bảo vệ di sản, còn ở Trung Quốc mọi nội dung, biện pháp, trách nhiệm của nhà nước, chính quyền và nhân dân liên quan đến bảo vệ DSVHPVT đều được quy định cụ thể trong Luật.

Nhà nước Trung Quốc cũng quy định người thừa kế di sản và được thể chế hóa trong luật này: “Bộ phận phụ trách văn hóa thuộc Hội đồng Nhà nước và các sở phụ trách văn hoá của chính quyền nhân dân các tỉnh, khu tự trị và đô thị trực thuộc Trung ương có thể xác định người thừa kế di sản văn hoá đại diện cho DSVHPVT của chính quyền nhân dân cùng cấp để công bố” [71]. Tiêu chí để lựa chọn và công nhận người thừa kế đại diện cho DSVHPVT phải đảm bảo tối thiểu 3 điều kiện: Quen thuộc với DSVHPVT họ thừa kế; Là đại diện trong khu vực cụ thể và có ảnh hưởng đáng kể ở một số khu vực; Chủ động thực hiện các hoạt động thừa kế. Luật cũng quy định nghĩa vụ của người thừa kế đại diện gồm: “Thực hiện các hoạt động thừa kế và phát huy; Giữ đúng các hạng mục và thông tin liên quan; Hợp tác với các sở phụ trách văn hoá và các sở liên quan khác trong việc điều tra DSVHPVT; Và Tham gia vào việc quảng bá phúc lợi công cộng cho DSVHPVT” [71]. Nếu người thừa kế DSVHPVT đại diện cho một DSVHPVT không thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản trên mà không có căn cứ hợp pháp, thì Sở phụ trách Văn hoá có thể thu hồi

chứng nhận của người thừa kế đại diện và xác định lại người thừa kế đại diện của hạng mục đó. Quy định này rất có giá trị thực tiễn trong việc đảm bảo cho DSVHPVT được tồn tại, sự ràng buộc trách nhiệm của Nhà nước với nghĩa vụ của người thừa kế đại diện là những biện pháp hữu hiệu trong bảo vệ di sản, có thể coi đây là một trong những chính sách tiến bộ đáng chú ý trong xây dựng luật pháp bảo vệ DSVHPVT ở Trung Quốc.

Về hệ thống bảo vệ di sản văn hóa PVT Trung Quốc: Thể chế quản lý di sản văn hóa PVT Trung Quốc được hình thành ở 4 cấp do nhà nước trực tiếp quản lý. Nhà nước lấy việc quản lý sự nghiệp văn hóa làm chức năng, nhiệm vụ quan trọng của chính quyền các cấp, từ Trung ương (Bộ Văn hóa - Thể thao) tới chính quyền các tỉnh (khu tự trị, tỉnh, thành phố, châu, trấn) đều có bộ máy quản lý chuyên môn thay mặt nhà nước làm công tác quản lý các hoạt động văn hóa. Ở cấp Trung ương, Chính phủ điều hành và quản lý di sản thông qua Bộ văn hóa Trung Quốc. Bên cạnh Bộ văn hóa, năm 2006 Trung tâm bảo vệ di sản văn hóa Trung Quốc được thành lập. Ở cấp địa phương, chính quyền địa phương Trung Quốc đóng một vai trò quantrọng trong quá trình bảo vệ DSVHPVT. Bên cạnh các Sở Văn hóa, cơ quan quản lý văn hóa cấp tỉnh, khu tự trị và đô thị trực thuộc Trung ương cũng thành lập Trung tâm bảo vệ DSVHPVT trên toàn Trung Quốc. Cùng với việc áp dụng đánh giá các kiệt tác văn hóa phi vật thể quốc gia, các tỉnh thành, khu tự trị cũng áp dụng đánh giá kiệt tác DSVHPVTcấp tỉnh và thiết lập hệ thống thư mục bốn cấp DSVHPVT ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố, thị xã - huyện. Trung quốc cũng quy định chính quyền nhân dân cấp quận/huyện phải đưa việc bảo vệ và bảo tồn DSVHPVT vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia với cùng cấp độ cũng như quỹ bảo vệ và được bổ sung vào ngân sách tài chính.

Một số mô hình bảo vệ di sản văn hóa PVT ở Trung Quốc

Mô hình Khu bảo tồn sinh thái văn hóa quốc gia. Khu bảo tồn sinh thái văn hóa là một trong những mô hình giúp phát huy tối đa vai trò chủ động của khu vực trong việc bảo vệ DSVHPVT, đảm bảo tính bền vững trong bảo vệ di sản bao hàm cả yêu tố vật thể và PVT. Cương yếu quy hoạch phát triển văn hóa của Đại hội đại biểu Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 15 đã đề ra yêu cầu xây dựng các khu bảo tồn văn hóa sinh thái dân gian các dân tộc. Trung Quốc sẽ thiết lập 10 khu vực bảo vệ sinh thái văn hoá dân tộc và văn hoá dân gian cho các khu vựcvà lựa chọn khu thực nghiệm bảo vệ sinh thái Minnan (bao gồm ba địa điểm ở phía nam của tỉnh Phúc Kiến - Tuyền Châu, Chương Châu và Hạ Môn) làm mô hình thử nghiệm. Sau mô hình ở Minnan, các tỉnh An Huy thiết lập khu sinh thái văn hóa Huệ Châu; tỉnh Hồ Nam thiết lập khu bảo tồn sinh thái văn hóa Hương Tây Miêu và Thổ Gia; tỉnh Quảng Tây thiết lập khu bảo tồn sinh thái văn hóa khu tự trị dân tộc Choang …

Mô hình cộng đồng tự quản lý di sản: Theo mô hình này, Nhà nước Trung quốc chỉ hỗ trợ về mặt pháp lý liên quan đến công tác quản lý, giữ gìn, quy hoạch và định hướng phát triển DSVHPVT theo luật pháp quy định. Cộng đồng sẽ tự quyết định các biện pháp quản lý, trao truyền, thừa kế, trình diễn di sản của chính họ. Điển hình của mô hình này là phương thức quản lý di sản hát dân ca của dân tộc Đồng thuộc các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Quảng Tây. Theo mô hình này, hội đồng già làng, các nghệ nhân phối hợp với hội người cao tuổi, đoàn thanh niên và cácđoàn thể cùng quản lý và tổ chức hoạt động. Do đó hát dân ca dân tộc Đồng được lưu truyền và thực hành ở cả 3 thế hệ: người già, trung niên và thế hệ trẻ.

Chương trình bảo tồn văn hóa dân gian các dân tộc ở Trung Quốc. Tháng 1 năm 2003, Bộ Văn hóa và Bộ Tài chính Trung Quốc cùng các đơn vị có liên quan đã khởi động

chương trình bảo tồn văn hóa dân gian các dân tộc ở Trung Quốc. Đây là một biện pháp nhằm cứu vãn các giá trị văn hóa của các dân tộc khác nhau đang phải đối mặt với nguy cơ bị mai một và biến mất; Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác bảo tồn các DSVHPVT của các dân tộc. Đối tượng chủ yếu của chương trình bảo tồn bao gồm các giá trị văn hóa dân gian truyền thống quý giá, có giá trị lịch sử của các dân tộc, có tính đại diện, đặc thù cho dân tộc, khu vực cần được bảo tồn. Nội dung của Chương trình bảo tồn tập trung vào 9 lĩnh vực, trong đó trọng tâm là công tác điều tra, sưu tầm toàn diện đến từng hộ gia đình, xây dựng quy hoạch bảo tồn văn hóa dân gian các dân tộc; Xác lập hệ thống bảo tồn và chế độ bảo tồn theo từng cấp, xây dựng danh mục các di sản cần bảo tồn ở cấp quốc gia và cấp địa phương; Áp dụng các thành tựu kỹ thuật của khoa học hiện đại tiến hành bảo tồn và phục hồi một cách hợp lý các giá trị di sản văn hóa các dân tộc ở Trung Quốc; Hình thành cơ chế bồi dưỡng và xác định người kế thừa (đơn vị kế thừa), tích cực cổ vũ việc kế thừa và truyến bá các giá trị văn hóa này; hình thành các khu vực, các làng bảo tồn văn hóa sinh thái dân tộc; khai thác hợp lý nguồn tài nguyên văn hóa, đẩy mạnh việc đưa văn hóa dân gian truyền thống vào cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người dân; Phổ cập tri thức bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc, nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc của toàn xã hội...Thông qua chương trình bảo tồn, Trung Quốc xác định đến năm 2020 các giá trị di sản văn hóa quý giá của đất nước sẽ được bảo tồn một cách tương đối hiệu quả, bước đầu hình thành hệ thống bảo tồn và chế độ bảo tồn di sản văn hóa dân gian dân tộc, trên cơ sở ý thức tự giác về bảo tồn văn hóa dân gian của dân tộc được hình thành, thực hiện một cách cơ bản việc bảo tồn toàn diện.

Chương trình phục hồi di sản văn hóa dân gian Trung Quốc: Đây là chương trình lớn nhằm phục hồi, sưu tầm và chỉnh lí văn hóa dân gian do Bộ Văn Hóa Trung Quốc phối hợp với Hội liên hiệp văn hóa phát động và thực hiện. Nội dungcủa chương trình này bao

gồm: xuất bản hơn 2000 tập sách “Trung Quốc dân tục chí” giới thiệu về phong tục văn hóa của các dân tộc trên toàn lãnh thổ Trung Quốc; xây dựng các kho tư liệu hình ảnh và website về văn hóa dân gian Trung Quốc; hình thành các làng văn hóa văn nghệ dân gian; xây dựng “Danh mục di sản văn hóa dân gian Trung Quốc”, xác định các danh mục di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để làm hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa... Đây là chương trình đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc nhằm sưu tầm phục hồi và chỉnh lí các di sản văn hóa dân gian của Trung Quốc một cách có hệ thống và toàn diện nhất. Việc thực thi chương trình này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác bảo tồn văn hóa PVT Trung Quốc.

4.1.2.Chính sách của Hàn Quốc về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Hàn Quốc là quốc gia có chính sách về DSVHPVT từ rất sớm, năm 1962 Hàn Quốc đã ban hành Luật Bảo vệ Di sản Văn hoá (Đạo luật số 961, ngày 10 tháng 01 năm 1962) nhằm bảo vệ có chọn lọc di sản văn hóa có nguy cơ biến mất do quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Theo luật này, DSVHPVT quan trọng sẽ được chính quyền trung ương chỉ định, bao gồm những di sản có giá trị lịch sử, khoa học và nghệ thuật cao trong các tài sản văn hóa như kịch nghệ, âm nhạc, các điệu muá và kỹ năng tay nghề thủ công. Đạo luật này đã tạo điều kiện để Hàn Quốc thiết lập hệ thống các tổ chức nhằm bảo vệ di sản như hệ thống giáo dục truyền dạy, các học viện và tổ chức liên kết. Trong quá trình thực hiện các chính sách bảo vệ di sản, vào những năm 90, Cơ quan Quản lý di sản Văn hóa (Cục Di sản văn hóa ngày nay của Hàn Quốc) đã thành lập Phòng Di sản văn hóa PVT để phụ trách các chính sách liên quan đến DSVHPVT; do vậy các chính sách liên quan tới DSVHPVT Hàn Quốc đã được cải cách và tăng cường như chính sách thiết lập mới hệ thống bản gốc danh dự (2001), chính sách công nhận các tín chỉ học thuật cho các nhà truyền tải DSVHPVT (2001). Khi Công ước 2003 UNESCO về bảo vệ DSVHPVT ra đời, năm 2005 Hàn Quốc đã tham gia phê chuẩn Công ước và bắt đầu sửa đổi, điều chỉnh hệ thống Luật pháp liên quan đến bảo vệ DSVHPVT Hàn Quốc tương xứng với các tiêu chuẩn quốc tế.

Qua quá trình thực hiện các chính sách bảo vệ DSVHPVT ở Hàn Quốc theo các đạo luật đã ban hành đã xuất hiện những mâu thuẫn và hoàn cảnh cần cải cách, đó là chính sách bảo tồn có chọn lọc qua việc chỉ định các DSVHPVT quan trọng và nguyên tắc bảo tồn các hình thức nguyên bản được coi là yếu tố cốt lõi trong bảo tồn di sản vô hình đã cản trở sự sáng tạo trong công tác truyền dạy và phát triển trong bối cảnh sự thay đổi xã hội không ngừng. Để giải quyết vấn đề này, ngày 27 tháng 3 năm 2015, Hàn Quốc đã thông qua Đạo Luật bảo vệ và quảng bá DSVHPVT (đạo luật số 13248). Đạo luật này đã đáp ứng sự thay đổi thực tế của DSVH, thoát khỏi chính sách bảo vệ các giá trị nguyên bản và bảo vệ có chọn lọc, đồng thời vẫn duy trì các nguyên tắc nền tảng của đạo luật Bảo vệ DSVH.

Các chính sách bảo vệ DSVHPVT của Hàn Quốc được ban hành rất sớm và trong quá trình thực thi đã được điều chỉnh, bố sung sửa đổi phù hợp với các quy định quốc tế theo Công ước 2003 của UNESCO đã mang lại hiệu quả tích cực đối với sự tồn tại và phát triển

Một phần của tài liệu Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w