Tác giả bài thơ “Hạnh phúc” quan niệm “hạnh phúc bình thường và giản dị

Một phần của tài liệu Bộ đề đọc hiểu ngữ văn 9 ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, phát triển phẩm chất năng lực (Trang 81 - 82)

- Trong bài phát biểu, cô bé vừa xưng “tôi” vừa xưng “chúng tôi”: ý nói cô

3. Tác giả bài thơ “Hạnh phúc” quan niệm “hạnh phúc bình thường và giản dị

lắm”. Còn em, em quan niệm như thế nào về hạnh phúc? Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày câu trả lời của mình.

GỢI Ý:

1 Tìm câu thơ khái quát nội dung chính của đoạn.

- Câu thơ khái quát nội dung đoạn; hạnh phúc bình thường và giản dị lắm.

2

Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

- Nghệ thuật: Điệp cấu trúc: hạnh phúc là…; là…

- Tác dụng: nhấn mạnh, làm rõ cho người đọc thấy hạnh phúc không phải những điều cao sang, xa vời mà là những điều rất dung dị, nhỏ bé, gần gũi với cuộc sống của chúng ta.

3

Tác giả bài thơ “Hạnh phúc” quan niệm “hạnh phúc bình thường và giản dị lắm”. Còn em, em quan niệm như thế nào về hạnh phúc? Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày câu trả lời của mình.

Hạnh phúc là những điều bình dị quanh ta. Hạnh phúc là khi: + Được ở bên cạnh những người thân yêu.

+ Khi quan tâm và chăm sóc những thân thương của mình.

+ Hạnh phúc là khi được giúp đỡ những người xung quanh, giúp họ vượt qua khó khăn, để cuộc sống của họ được ấm no, tốt đẹp hơn.

ĐỀ SỐ 50: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lí muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lí đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỉ tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hi Lạp cổ đại A-ri-xtot đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.

(2) Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt đau khổ vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng “ngoài trời còn có trời” (cao hơn) “ngoài núi còn có núi” (cao hơn), mình tài giỏi còn có người tài hơn.

Một phần của tài liệu Bộ đề đọc hiểu ngữ văn 9 ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, phát triển phẩm chất năng lực (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w