Đảng CSVN, VK ĐH Đảng IX, NXB CTQG, H, 001, trang

Một phần của tài liệu THU HOẠCH kết hợp sức MẠNH dân tộc với sức MẠNH THỜI đại TRONG sự NGHIỆP xây DỰNG và bảo vệ tổ QUỐC VIỆT NAM xã hội CHỦ NGHĨA HIỆN NAY (Trang 27 - 31)

Thực tế thành tựu của hơn 20 năm đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã và đang làm cho thế và lực của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế, đồng thời cho phép chúng ta ở thế chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong thời gian qua cũng còn nhiều hạn chế như Đại hội X đã chỉ rõ: “Thiếu lộ trình thật chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế, chưa gắn chặt chẽ tiến trình hội nhập với việc hoàn thiện pháp luật, thể chế chính sách và cải cách cơ cấu kinh tế, việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, của doanh nghiệp và của nền kinh tế chưa theo kịp với yêu cầu hội nhập”(1).

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là sự cần thiết và đòi hỏi khách quan. Để hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, giữ vững độc lập tự chủ, có hiệu quả kinh tế cao, khơi dậy và phát huy nội lực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cần phải tiến hành đồng bộ nhiều nội dung, biện pháp, dưới đây là một số biện pháp chủ yếu:

- Nhà nước tăng cường điều tiết đối với mọi hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế để tranh thủ được những thời cơ, lợi thế và hạn chế có hiệu quả những thách thức, những tác động tiêu cực đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế không phải bằng mọi giá, bất chất sự an ninh của Tổ quốc mà nó đòi hỏi mỗi bước tiến của hội nhập kinh tế quốc tế phải là một bước phát triển kinh tế củng cố quốc phòng, an ninh nhất là trong bối cảnh thế giới hiện nay. Vì vậy, đòi hỏi phải tăng cường điều tiết của Nhà 1 Đảng CSVN, VK ĐH Đảng X, NXB CTQG, H, 2006, trang 169

nước đối với mọi hoạt động hội nhập kinh tế sao cho tận dụng những cơ hội, vượt qua những thách thức, biến thách thức thành cơ hội. Điều đó phụ thuộc vào chính chủ thể của từng doanh nghiệp, từng ngành, địa phương, từ trung ương đến cơ sở. Mặt khác, nếu không quản lý chặt chẽ các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế thì sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức gay gắt.

Tăng cường sự điều tiết của Nhà nước trong quá trình hội nhập làm cho chúng ta có lộ trình hội nhập thích hợp với thế và lực và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để mang lại lợi ích tối đa, đảm bảo điều kiện tiên quyết hội nhập mà không hoà tan, giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường thực lực nền kinh tế và quốc phòng, an ninh.

- Nhà nước có chính sách phaá huy nội lực vào nâng cao sức mạnh của nền kinh tế để có đủ sức tiếp nhận nguồn ngoại lực bên ngoài làm tăng cường tiềm lực của đất nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế dựa trên thực lực mọi mặt của đất nước, để nâng cao hiệu quả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nước ta cần phát huy nội lực, phát huy sức mạnh của mọi người dân, mọi thành phần kinh tế, tăng cường vai trò của kinh tế Nhà nước, tích cực huy động nguồn vốn trong nước và sử dụng có hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo về phẩm chất và năng lực, đảm đương công việc hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy vai trò và năng lực

cạnh tranh của các doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh trên thị trường quốc tế.

Nhà nước cần có chính sách phát huy lợi thế của đất nước như tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu quốc tế, nguồn lao động dồi dào, sự ổn định chính trị để hội nhập kinh tế có hiệu quả. Đồng thời có chiến lược tạo dựng lợi thế mới, làm tăng thêm sức mạnh khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nếu không muốn bị thua thiệt hoặc bị tụt hậu nhất là giai đoanh hiện nay khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Như vậy, thông qua hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài thúc đẩy tiềm lực bên trong để sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phát triển nhanh, bền vững phụ thuộc và năng lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước vào thực lực của nền kinh tế và nỗ lực của các ngành, các cấp của mỗi người dân. Có như vậy, mới tranh thủ tốt sức mạnh thời đại vào phát huy sức mạnh dân tộc tạo thành hợp lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ba là, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đoàn kết toàn dân là một truyền thống quý báu của dân tộc ta đã được hình thành và phát triển trong lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài. Truyền thống đó tiếp tục được phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ lịch sử mới của dân tộc gắn với sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khẳng định sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp cách

mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết. Thành công, thành công đại thành công”. Tư tưởng ấy không chỉ đúng với Việt Nam mà còn đúng cả với thế giới “lịch sử thế giới đã chứng tỏ rằng không lực lượng phản động nào có thể chống lại lực lượng đoàn kết và đấu tranh của nhân dân”(1).

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay tiếp tục đòi hỏi sự cần thiết phát huy hơn nữa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bởi vì, trước yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xuất hiện nhiều đặc điểm mới tiến hành trong điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ phát triển nhanh với những bước tiến nhảy vọt, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc diễn ra gay go, quyết liệt dưới nhiều hình thức mới. Tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp. Vấn đề đặt ra đối với nước ta là phải đảm bảo môi trường hoà bình, ổn định lâu dài cho sự nghiệp xây dựng đất nước, vừa phải giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vừa phải tạo nên sức mạnh lớn nhất của đất nước, phát huy cao độ nội lực giành thế chủ động chiến lược trong mọi tình huống như Đại hội X đã khẳng định: “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc… là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(2).

Một phần của tài liệu THU HOẠCH kết hợp sức MẠNH dân tộc với sức MẠNH THỜI đại TRONG sự NGHIỆP xây DỰNG và bảo vệ tổ QUỐC VIỆT NAM xã hội CHỦ NGHĨA HIỆN NAY (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w