Đảng CSVN, VK ĐH Đảng X, NXB CTQG, H, 006, trnag

Một phần của tài liệu THU HOẠCH kết hợp sức MẠNH dân tộc với sức MẠNH THỜI đại TRONG sự NGHIỆP xây DỰNG và bảo vệ tổ QUỐC VIỆT NAM xã hội CHỦ NGHĨA HIỆN NAY (Trang 31 - 40)

Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch khác đang từng ngày ra sức phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của chúng ta bằng mọi âm mưu thủ đoạn nham hiểm, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, kích động gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo, mua chuộc, dụ dỗ, bôi xấu làm thoái hoá biến chất đội ngũ cán bộ, Đảng viên, mặt khác, chúng còn nuôi dưỡng giúp đỡ các tổ chức phản động người Việt ở nước ngoài hoạt động chống đối chế độ ta, với trọng tâm là phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước, nhân dân, quân đội.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập cũng đang nảy sinh tiêu cực tác động phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tình hình kỷ cương phép nước nhiều lúc nhiều nơi không nghiêm, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp, trật tự an toàn xã hội còn phức tạp… Những diễn biến tiêu cực đó đã và đang làm cho yếu dần sức mạnh nội lực của đất nước và cản trở quá trình kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chưa đáp ứng với những yêu cầu mới của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặt ra.

Xuất phát từ quan điểm của Đảng về khối đại đoàn kết toàn dân: “Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay ở nước ngoài”(1). Cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân là giải 1 Đảng CSVN, VK ĐH Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB CTQG, H, 2001, trang 123

quyết hài hoà vấn đề lợi ích, công bằng, bình đẳng, chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng hợp pháp của các giai tầng, tầng lớp nhân dân, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội. Đoàn kết toàn dân tộc để quy tụ, tập hợp mọi người Việt Nam yêu nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc có sức mạnh to lớn thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hiện nay. Khắc phục những định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc cần thực hiện tốt một số nội dung:

- Tăng cường giáo dục tuyên truyền giác ngộ quần chúng về yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, nhằm nâng cao trình độ nhận thức, đề cao trách nhiệm công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong phát triển kinh tế thị trường, công tác giáo dục làm cho mọi người hiểu đường lối chính sách của Đảng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh là một vấn đề rất cần thiết để từ đó đề cao trách nhiệm của mỗi công dân trong giải quyết hài hoà lợi ích chung và lợi ích riêng, cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mặt khác, qua tuyên truyền từng bước làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, để xây dựng giữ vững niềm tin của nhân dân với Đảng và chế độ.

- Xây dựng các tổ chức chính trị xã hội vững mạnh làm cơ sở cho xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Phải xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vững mạnh trên cơ sở kiện toàn tổ chức, thực hiện đúng Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành. Có sự chỉ đạo thống nhất hoạt động của Mặt trận các cấp từ trên xuống dưới, nâng cao vai trò hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cơ sở để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân qua đó tăng cường đoàn kết toàn dân, tạo sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội.

Quan tâm xây dựng các tổ chức, đoàn thể quần chúng nhân dân, đặc biệt là Đoàn thanh niên, Công đoàn, Phụ nữ có hình thức hoạt động phù hợp để tập hợp lực lượng. Các tổ chức chính trị xã hội phải đi sát hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, phát huy nhân rộng những sáng kiến tích cực của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đại đoàn kết toàn dân tộc là nội lực có ý nghĩa quyết định trong kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là nhân tố cơ bản hàng đầu trong tạo dựng và phát triển cho thế và lực của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, muốn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng phát triển vững chắc và đạt nhiều thắng lợi phải ra sức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, xu thế toàn cầu hoá về kinh tế và những biến đổi mới của tình hình chính trị, kinh tế, quân sự thế giới đã quy định tầm quan trọng đặc biệt của công tác đối ngoại đối với việc kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng ta khẳng định “Nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố môi trường hoà bình tạo ra điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(1).

Đây là sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật ngoại giao của dân tộc, tư tưởng đối ngoại của Bác Hồ và những bài học kinh nghiệm về hoạt động đối ngoại nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở điều kiện lịch sử mới.

Hoạt động đối ngoại hiện nay phục vụ cho việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đứng trước những thuận lợi và khó khăn thử thách mới. Do xu thế toàn cầu hoá kinh tế, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại làm nảy sinh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc. Vấn đề vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong giải quyết các quan hệ lợi ích, vừa đối tác vừa đối tượng trong giải quyết các quan hệ lợi ích giữa các quốc gia, dân tộc trở nên cực kỳ phức tạp, quan niệm độc lập về kinh tế, về chính trị và nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ 1 Đảng CSVN, VK ĐH VIII, NXB CTQG, H, 1996, trang 35

quốc có những khía cạnh mới. Đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại vì lợi ích dân tộc là nhu cầu tất yếu của đất nước trong tình hình hiện nay.

Trong quá trình mở cửa hội nhập với thế giới nếu có chính sách đối ngoại đúng, biết tận dụng lợi thế và phát huy nội lực của mình, tranh thủ được các khả năng do mặt tích cực của toàn hoá kinh tế, ngăn chặn, hạn chế được mặt tiêu cực của nó sẽ tạo ra môi trường hoà bình để xây dựng đất nước, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để tranh thủ dư luận và sự giúp đỡ của quốc tế đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta.

Hiện nay tình hình thế giới và khu vực phức tạp, âm mưu, thủ đoạn của Mỹ luôn thực hiện mưu đồ thôn tính nước ta trên các mặt chính trị, kinh tế, ngoại giao kể cả quân sự khi có điều kiện. Điều đó, đặt ra cho hoạt động đối ngoại cần có đường lối đúng đắn, chính sách ngoại giao năng động, mềm dẻo, khôn khéo để vừa giữ vững độc lập tự chủ, đồng thời mở rộng quan hệ quốc tế, tránh xung đột, đối đầu, ngăn chặn đẩy lùi nguy cơ chiến tranh xâm lược, tạo môi trường hoà bình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để phát huy vai trò của công tác đối ngoại với việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cần thực hiện tốt các vấn đề sau đây:

- Công tác đối ngoại phải xuất phát, phục tùng và nhằm thực hiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng.

Công tác đối ngoại phải bảo vệ lợi ích tối cao của dân tộc, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh quốc gia. Phải xuất phát từ lợi ích dân tộc chân chính mà mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ mọi khả năng có thể tranh thủ được để xây dựng phát triển đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

- Tiếp tục thực hiện sáng tạo đường lối đối ngoại độc lập tự chủ mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá, tranh thủ tối đa mặt đồng thuận hạn chế mặt bất đồng nhằm tạo môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hoạt động ngoại giao cần tiếp tục kết hợp chặt chẽ giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao Nhà nước, ngoại giao nhân dân, trên cơ sở giữ vững nguyên tắc nhưng năng động, linh hoạt. Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế; xử lý đúng đắn và khôn khéo khi trên thế giới xuất hiện các vấn đề tế nhị, nhạy cảm về chính trị… tránh rơi vào tình trạng đối đầu, bị đối phó, hoặc bị cô lập trong quan hệ quốc tế trên các vấn đề cụ thể.

Mở rộng quan hệ đối ngoại hợp tác quốc tế nhưng phải đi liền với củng cố quốc phòng, an ninh ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả âm mưu thủ đoạn, “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Chính sách đối ngoại rộng mở, tạo điều kiện tránh được đối đầu, xung đột lớn với các nước, các thế lực, nhưng đồng thời cũng phải đối phó với nhiều âm mưu, tính toán của các thế lực khác nhau, uy hiếp chủ quyền an ninh và lợi ích

quốc gia. Vì vậy, phải tỉnh táo và có giải pháp xử lý phù hợp, từng bước làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch chống Việt Nam trên mọi lĩnh vực trong đó có các vấn đề về dân chủ, nhân quyền.

Tiếp tục làm tốt nghĩa vụ quốc tế trong điều kiện hiện nay phù hợp với khả năng để gắn nhân tố dân tộc với nhân tố quốc tế làm cho sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại hoà làm một với tinh thần giúp bạn tức là tự giúp mình, chống tư tưởng ban ơn, tư tưởng nước lớn, cũng như tâm lý ỷ lại, dựa dẫm trong khi làm nghĩa vụ quốc tế.

- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại với hoạt động quốc phòng, an ninh, kết hợp đối ngoại quốc phòng, an ninh với các nhiệm vụ đối ngoại trên các lĩnh vực khác, cùng hướng vào mục tiêu chung bảo vệ độc lập chủ quyền an ninh quốc gia sự toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường trong nước cũng như quốc tế thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Công tác đối ngoại trong điều kiện mới của thế giới có vị trí cực kỳ quan trọng đối với kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các thành tựu của công tác đối ngoại sẽ góp phần phát huy những nhân tố quốc tế thuận lợi phục vụ cho lợi ích dân tộc, tăng cường sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay. Giải quyết hiệu quả những vấn đề nêu trên chính là nhằm phát huy vai trò công tác đối ngoại đối với việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới của cách mạng.

KẾT LUẬN

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin, là quan điểm tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, là quy luật và bài học kinh nghiệm lịch sử của cách mạng nước ta. Nhờ khéo léo kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại mà Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đạt được những thắng lợi vĩ đại như ngày nay.

Hiện nay, chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào, trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế kẻ thù đang tận dụng ưu thế về khoa học - công nghệ, quân sự để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

Nước ta đang trong quá trình thực hiện một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bên cạnh những mặt tích cực, những thành tựu do công cuộc đổi mới mang lại thì mặt trái của nó đang là những lực cản, là những nhân tố gây mất ổn định chính trị, xã hội và cản trở sự phát triển kinh tế xã hội.

Bối cảnh đó sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta đòi hỏi phải phát huy hơn nữa sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, là vấn đề vừa mang tính chiến lược, vừa cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Đồng thời, cần có những

nhận thức mới, nội dung và yêu cầu mới phù hợp với tình hình, để chúng ta phát huy tối đa sức mạnh dân tộc và tranh thủ các điều kiện thuận lợi của các nhân tố thời đại thực hiện thành công công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hiện nay./.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH kết hợp sức MẠNH dân tộc với sức MẠNH THỜI đại TRONG sự NGHIỆP xây DỰNG và bảo vệ tổ QUỐC VIỆT NAM xã hội CHỦ NGHĨA HIỆN NAY (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w