Việt Nam trong quá trình HNKTQT
Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, sự nghiệp cách mạng Việt Nam đứng trước những thách thức rất lớn, từ bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp. Đó là những thách thức trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng, quốc phòng, an ninh. Những thách thức đó vừa mang tính chất thời đại vừa mang tính đa dạng, phức tạp có những thách thức mang tính nhất thời, song phần lớn là những thách thức lâu dài, có những thách thức đã lộ diện, có thể dự đoán nhưng lại có những thách thức đột xuất, diễn biến và hậu quả khó lường như thách thức nảy sinh từ khủng hoảng kinh tế châu á năm 1997, từ cuộc khủng bố 01/9/2001 vào nước Mỹ và Mỹ lợi dụng chống khủng bố để thực hiện chiến lược bá chủ toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình thế giới và độc lập các dân tộc. Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức thể hiện trên những vấn đề sau:
Trong những năm qua, mặc dù nước ta đã đạt được nhiều những thành tựu kinh tế xã hội quan trọng, nhưng về cơ bản nước ta vẫn là nước nghèo đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp, GDP bình quân đầu người vào loại thấp trên thế giới. Hội nhập vào thế giới đang toàn cầu hóa, các nước đang phát triển không thể chấp nhận điểm xuất phát tương ứng với các nước phát triển cho nên đã xảy ra tình trạng một số sản phẩm của Việt Nam bị mất thương hiệu trên thị trường quốc tế.
Hiện nay, nước ta đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Gia nhập WTO là phương tiện để đạt được mục tiêu phát triển của đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra. Vì thế vào WTO không phải là cú sốc, cũng như không phải là bước ngoặt nhưng nó ghi một mốc quan trọng trên con đường phát triển của nước ta. Một thực tế là WTO chiếm khoảng 90 % dân số thế giới, 95 % GDP và 95% giá trị thương mại toàn cầu, nhưng hơn nửa sự giàu có của toàn thế giới, bao gồm cả bất động sản và tài sản tài chính, đang nằm trong tay những người giàu nhất địa cầu –
tầng lớp ít ỏi chiếm chưa đến 2% dân số. Của cải tập trung mạnh ở khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu và các nước Châu á Thái Bình Dương có thu nhập cao. Người dân ở quốc gia này tổng cộng nắm giữ 90% tài sản toàn thế giới, nửa dân số dưới đáy cùng của xã hội chỉ sở hữu vỏn vẹn 1%(1). Đó là báo cáo mới nhất từ Viện nghiên cứu phát triển Liên hợp quốc công bố ngày 5/12/2006. Nhiều nước đã là thành viên của WTO từ hành thập kỷ nay, nhưng nền kinh tế vẫn không hề khởi sắc. Nước ta, sau gần một năm gia nhập WTO, nền kinh tế vẫn không có gì khởi sắc. Cho đến nay, không có nước nào xin ra khỏi WTO, nhưng cũng không phải bất cứ nền kinh tế nào khi trở thành thành viên WTO đều “cất cánh”.
Năng lực cạnh tranh tăng trưởng quốc gia giảm từ thứ 60/101 nước năm 2003, giảm thứ 77/104 nước và 81/117 nước năm 2005. Trong khi đó doanh nghiệp là đội quân chủ lực, nhân vật trung tâm trong phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế cũng sụt giảm khả năng cạnh tranh. Năm 2004, về cạnh tranh doanh nghiệp, Việt Nam xếp thứ 79/104
nước; năm 2005 xếp thứ 80/116 nước(2). Nếu như giai đoạn trước chúng ta đạt tăng trưởng phần nhiều theo chiều rộng, dựa trên yếu tố số lượng là chủ yếu thì trong giai đoạn tới phải phát triển theo chiều sâu, phải nâng cao chất lượng tăng trưởng, phải dựa vào những yếu tố về “chất”: hiệu lực quản lý của Nhà nước, chất lượng hoạt động của các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chất lượng lao động, chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, khả năng tiếp nhận công nghệ hiện đại và phát triển khoa học công nghệ nội sinh…
Như vậy, vào WTO, cơ hội đối với chúng ta là tiềm năng, nhưng thách thức là hiện thực. Tuy nhiên thách thức cũng sẽ trở thành cơ hội, nếu chúng ta một lần nữa vượt qua chính mình. Thách thức từ bên ngoài chính là sức ép để chúng ta quyết tâm và phải thực sự đổi mới cho phù hợp với những gì đã cam kết, không có đường lùi và không còn con đường nào 2 Theo Phạm Lan Chi “Cải cách hành chính trong bối cảnh phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập”. Kỷ yếu Hội thảo “cải cách hành chính và doanh nghiệp”. Hà Nội, tháng 12/2006.
khác. Tín hiệu đổi mới và những cam kết đổi mới rất mạnh mẽ của Việt Nam đã phát đi, và như vậy sẽ có rất nhiều việc phải làm cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
Do tác động của toàn cầu hóa, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, miền ngày càng tăng. Đó là những vấn đề nan giải do mặt trái của toàn cầu hóa đem lại. Mặc dù bản chất của chế độ ta khác với các nước tư bản; Đảng, Nhà nước ta có chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn, thực hiện xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả cao, song chúng ta không thể loại bỏ được hoàn toàn mặt trái của toàn cầu hóa, trong đó vấn đề thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo gia tăng, kéo theo những vấn đề xã hội phức tạp khác.
Cuối cùng, một thách thức kinh tế mang tính tổng hợp là việc giữ vững độc lập kinh tế trong quá trình HNKTQT.
Xương sống của quá trình toàn cầu hóa hiện nay là do hơn 60.000 công ty xuyên quốc gia với hơn 500.000 chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới hợp thành. Các công ty này có tham vọng cùng nhau thống trị kinh tế thế giới; một nền kinh tế nhỏ bé rất khó có thể đương đầu với chính sách xâm nhập bành
trướng của các công ty xuyên quốc gia này. ở nước ta việc các doanh nghiệp trong nước bị mất thị phần ngay trên thị trường trong nước đã xảy ra, nhiều doanh nghiệp liên doanh (trong đó phía Việt Nam đóng góp vốn 30% nhờ đóng góp vốn mặt bằng, nhà đất) vì nhiều lý do đã chuyển thành công ty 100% vốn nước ngoài. Nếu tình trạng này tiếp tục sẽ làm tăng nguy cơ mất độc lập về kinh tế. Việc giữ vững độc lập về kinh tế gặp khó khăn do sức cạnh tranh yếu, phụ thuộc nước ngoài về vốn, công nghệ…mà còn do chúng ta không thể không nhân nhượng (đương nhiên có nguyên tắc) khi ký các cam kết quốc tế. Chúng ta không nói rằng: giữ vững độc lập kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa là không thể thực hiện, song chúng ta phải thừa nhận rằng đó là công việc cực kỳ khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực chủ quan của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là rất lớn.
Thách thức từ bối cảnh thế giới hiện nay là những thách thức lâu dài và rất phức tạp. Chúng ta không thể HNKTQT và khu vực, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa nếu không vượt qua được những thách thức về kinh tế.
Thách thức về chính trị: thách thức về chính trị là những thách thức đối với sự ổn định về chính trị của đất nước, đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, sự vững vàng của chính quyền nhân dân, đối với an ninh quốc gia…đó là những thách thức đối với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong bốn nguy cơ mà Hội nghị giữa nhiệm kỳ nêu lên có ba nguy cơ thuộc lĩnh vực chính trị, một nguy cơ thuộc lĩnh vực kinh tế nhưng có ý nghĩa chính trị rất sâu sắc.
Bản thân những điều kiện quốc tế hình thành từ những năm 90 của thế kỷ XX là thách thức chính trị to lớn chưa từng thấy đối với Đảng và nhân dân ta. Kể từ sau kháng chiến chống Mỹ chưa bao giờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được thử thách nhiều như sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ và ngày nay vẫn tiếp tục đứng trước những thách thức không thể xem thường.
Trước hết là thách thức trong quá trình hội nhập vào thế giới toàn cầu hóa. Chúng ta chủ động hội nhập chấp nhận
“luật chơi” của toàn cầu hóa. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không thấy mặt trái của toàn cầu hóa; trong đó có tác động tiêu cực của toàn cầu hóa không chỉ về mặt kinh tế - xã hội mà cả về mặt chính trị tư tưởng. Thấy rõ mặt trái của toàn cầu hóa để chủ động đối phó, vượt qua thách thức của kinh tế và chính trị.
Hầu hết các nước đều thừa nhận mâu thuẫn giữa toàn cầu hoá (do chủ nghĩa tư bản chi phối) với chủ quyền quốc gia dân tộc của các nước nhỏ, các nước đang phát triển và ngay cả một số nớc đang phát triển. Nhưng mâu thuẫn không có nghĩa là quyền lực quốc gia phải chuyển dần cho quyền lực chung của cộng đồng quốc tế, không có nghĩa là thực thi chủ quyền hạn chế đã trở thành yêu cầu khách quan của toàn cầu hoá. Thực tế là các nước phát triển giàu mạnh không lo lắng nhiều đối với vấn đề hạn chế chủ quyền quốc gia, khi Mỹ nói rằng “nhân quyền cao hơn chủ quyền” thì đây là chủ quyền của các nước chứ đâu phải là chủ quyền của quốc gia Mỹ. Rõ ràng là toàn cầu hoá không đem lại cho mọi nước vận hội như nhau và chia đều lợi ích không đem lại
thách thức và rủi ro ngang nhau cho mọi nước. Thực chất vấn đề chủ quyền quốc gia trong toàn cầu hoá hiện nay là vấn đề đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển, nhưng thực tế toàn cầu hoá lại do các cường quốc tư bản chi phối đặc biệt là Mỹ. Dưới lăng kính của Mỹ, của các nước G7, chủ quyền quốc gia dân tộc của các nước đang phát triển thấp hơn cái gọi là nhân quyền. Các quốc gia này không muốn bị gạt ra rìa lịch sử phải tự nguyện hy sinh chủ quyền quốc gia dân tộc không chỉ về kinh tế mà cả chính trị và văn hoá.
Đối với nước ta, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tiến trình cách mạng. Có củng cố được độc lập dân tộc mới xây dựng được chủ nghĩa xã hội và ngược lại, có xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm cho độc lập dân tộc được giữ vững lâu bền. Những thách thức đối với độc lập dân tộc cũng chính là những thách thức đối với chế độ xã hội chủ nghĩa và ngược lại. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch phản động quốc tế đứng đầu là Mỹ với chiêu bài bảo vệ giá trị “dân chủ”,
thực chất là chúng thực hiện chiến lược loại bỏ tất cả các chế độ chính trị không phục tùng sự thống trị của chúng và đương nhiên trong đó có các Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong toàn cầu hoá, Mỹ và phương Tây không từ bỏ chiến lược “diễn biến hoà bình” để xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Chiến lược ấy nguy hiểm hơn thời chiến tranh lạnh rất nhiều. Vì vậy chúng ta phải thấy được và tính đến việc chủ nghĩa đế quốc sử dụng các biện pháp không hoà bình thực hiện vũ trang xâm lược để chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Thách thức về văn hoá: đây là một trong những thách
thức khi tham gia HNKTQT. Bất chấp mọi người tán thành, phản đối hay phủ nhận thì toàn cầu hoá vẫn cứ diễn ra. Thực tế cho thấy các công ty xuyên quốc gia nào mà muốn đầu tư vào các nước khác thì trước tiên phải tìm hiểu sự khác biệt phương
thức hành vi của nước mình so với các nước đó và sự khác biệt về khu vực, đồng thời còn phải tìm hiểu về phong tục, ngôn ngữ, tập quán, đặc điểm văn hoá dân tộc các nước đang phát triển và chậm phát triển. Sự rối loạn văn hoá tinh
thần, sự rạn nứt quan niệm giá trị toàn cầu nổ ra cùng một lúc bởi hàng loạt các hiện tượng tội phạm xã hội kết hợp với sự lan tràn của các Tà giáo và thế lực xã hội đen là một thách thức đe doạ sự ổn định và an ninh xã hội.
Trong toàn cầu hoá, văn hoá dân tộc, văn hoá truyền thống bị xói mòn, nghiêm trọng nhất là sự xói mòn về văn hoá chính trị; ý thức hệ phương Tây du nhập ngày càng nhiều, càng thách thức an ninh chính trị của nhiều quốc gia. Các nư- ớc phương Tây lấy toàn cầu hoá làm công cụ để ra sức truyền bá về quan điểm giá trị về văn hoá, tư tưởng của họ cho các dân tộc khác, thực hiện chính sách “thực dân văn hoá” gây ảnh hưởng đối với nhân dân các nước; can thiệp vào công việc chính trị, ngoại giao làm suy yếu ý chí dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, biến họ thành nước lệ thuộc. Làm theo cách đó, họ hy vọng sẽ giành được thắng lợi triệt để và lâu dài hơn so với dùng sức mạnh quân sự. Du nhập ý thức hệ tư sản đã trở thành một trong những biện pháp cơ bản để một số nước lớn phương Tây thực hiện “diễn biến hoà bình” đối với các nước khác, thậm trí trở thành mối
hiểm hoạ gây nên những biến động xã hội ở các quốc gia. Trào lưu toàn cầu hoá tạo ra cơ hội cực kỳ thuận lợi cho các nước phương Tây sử dụng hệ thống truyền thông hiện đại của họ, nhằm thực hiện đa nguyên về chính trị, tư nhân hoá về kinh tế, phi chính trị hoá quân đội, phân trị hoá lãnh thổ và phương Tây hoá lối sống…
Thách thức về môi trường sinh thái: Đây là thách thức đối với tất cả các quốc gia, các khu vực và cả thế giới. Hiện nay thách thức này là một trong những vấn đề toàn cầu bức bách nhất, nếu không có những biện pháp kịp thời của cộng đồng thế giới để ngăn chặn thì thảm hoạ môi trường và sinh thái sẽ đe doạ không những mạng sống của con người mà còn đe doạ sự tồn tại của cả hành tinh chúng ta đang sống.
Thách thức về xã hội: đây là một thách thức hết sức
nghiêm trọng đối với tất cả các nước. Cùng với toàn cầu hoá các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng và nhanh chóng vợt ra khỏi biên giới quốc gia, lan ra toàn cầu như Ma tuý, đại dịch HIV-AIDS, nạn tham nhũng, buôn lậu xuyên quốc gia, nạn
các Tà giáo di dân bất hợp pháp, sự gia tăng tội phạm có tổ chức, nạn khủng bố quốc tế…thực sự đó là những thách thức đối với thế giới văn minh.
Như vậy, HNKTQT đang đặt ra hàng loạt những thách thức hết sức khó khăn cho tất cả các nước đang phát triển. Đó chính là những vấn đề toàn cầu mà nhân loại đang và sẽ phải đối mặt. Nhận thức cho được các vấn đề này và tìm ra đối sách để giải quyết chúng là nhiệm vụ không dễ dàng, nhưng là việc không thể không làm được bằng những hành động tích cực, chủ động từng bước và khoa học. Vượt qua được những thách thức đó, nước ta nhất định phát triển nhanh hơn trong tương lai.
3. Quan điểm, giải pháp đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tới