Quân đội nhân dân Việt Nam với việc thực hiện đường lối hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện

Một phần của tài liệu THU HOẠCH tính tất yếu khách quan phải hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ở việt nam (Trang 44 - 52)

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H, 2006, tr

3.3. Quân đội nhân dân Việt Nam với việc thực hiện đường lối hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện

đường lối hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quân đội là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trước xu thế quan hệ quốc tế hiện nay, đặc biệt là khi nước ta HNKTQT ngày càng sâu rộng, thì đặt ra

nhiều thách thức, khó khăn đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Tham gia HNKTQT, nhưng phải giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, đó là nguyên tắc sống còn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì thông qua HNKTQT, chủ nghĩa đế quốc, đúng đầu là Mỹ sẽ tích cực hơn can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, đe doạ sự toàn vẹn lãnh thổ. Quá trình tham gia HNKTQT cần phải thấy rằng: vấn đề độc lập chủ quyền quốc gia hiện nay không chỉ là vấn đề lãnh thổ hiện thực, mà nó có nội dung rất rộng lớn, bao gồm cả những lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao…Đó là những nội dung mà ngày nay người ta đang đề cập đến trong loại hình chiến tranh “mềm”, biên giới “mềm”, sử dụng các vũ khí “mềm”, thủ đoạn tác chiến “mềm”, lại gây nguy hiểm nhiều hơn cho độc lập chủ quyền của các quốc gia so với kiểu chiến tranh vũ trang. Bởi nó khó nhận thấy. Do vậy, nhiệm vụ tiếp tục giữ vững độc lạp chủ quyền cần phải được coi trong trong tất cả các hoạt động đối ngoại, trong đó HNKTQT càng phải chú ý hơn. Từ bối cảnh quốc tế và thách thức đặt ra hiện nay, để thực hiện thắng lợi đường lối

HNKTQT mà Đảng ta đã xác định, Quân đội cần quán triệt và thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, Quân đội phải thường xuyên quán triệt tốt quan

điểm, đường lối của Đảng về HNKTQT, về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” cho mọi cán bộ chiến sỹ.

Đây là vấn đề rất hệ trọng, vì khi HNKTQT càng đi vào chiều sâu thì nó ảnh hưởng đến đời sống chính trị tinh thần của mọi cán bộ, chiến sỹ quân đội. Do vậy, mỗi cán bộ, chiến sỹ quân đội cần phải thường xuyên được quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối đối ngoại nói chung, đường lối HNKTQT nói riêng, xây dựng niềm tin của quân đội đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; thấy rõ được tính tất yếu phải tăng cường quốc phòng và an ninh trong quá trình hội nhập. Nghị quyết TW4 khoá 10 đã chỉ rõ: phải giữ vững tăng cường quốc phòng và an ninh trong quá trình

hội nhập, đồng thời xác định phải luôn tích cực chủ động xây dựng các phương án đấu tranh vô hiệu hoá âm mưu thủ đoạn chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, chuyển hoá chế độ của các thế lực thù địch, có đối sách thích hợp bảo đảm an ninh chính trị, an ninh tư tưởng, an ninh kinh tế - xã hội, an ninh thông tin nhằm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đưa đất nước phát triển vững chắc.

Trong bối cảnh hiện nay, quân đội phải làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tập trung vào những vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng về HNKTQT; tiếp tuc giáo dục mục tiêu bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ của quốc phòng an ninh trong giai đoạn mới, làm cho mỗi cán bộ, chiến sỹ nhận thức rõ đối tượng, đối tác, xác định đúng đắn bạn, thù và âm mưu thủ đoạn của chúng, từ đó nâng cao cảnh giác, không mơ hồ, ngộ nhận hoặc nôn nóng chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ và sử lý các tình huống cụ thể.

Hai là, Quân đội phải điều chỉnh, xây dựng khu vực phòng thủ, hướng chiến lược trên phạm vi cả nước đủ sức làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù lợi dụng sự mở cửa hôị nhập để chống phá.

Cùng với các lực lượng an ninh nhân dân giữ vững môi trường hoà bình ổn định cho quá trình HNKTQT. Trong xây dựng khu vực phòng thủ, thế chiến lược cần phải toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vùng trọng yếu, địa bàn chiến lược, tạo thế mạnh của chiến tranh nhân dân, bảo đảm cho việc sẵn sàng đánh thắng và chiến thắng kẻ thù khi có chiến tranh xảy ra.

Ba là, trên từng địa bàn đóng quân, quân đội tích cực,

chủ động tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương trong việc gắn kết chủ trương HNKTQTvới nhiệm vụ củng cố quốc phòng an ninh; gắn kết các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh. Chủ động cùng với cấp uỷ Đảng, chính quyền và các lực lượng an ninh nơi đóng quân xây dựng các phương án tác chiến, tổ chức diễn tập các phương án đó, bảo đảm tính chủ động sẵn sàng đối phó

với mọi tình huống xảy ra như bạo loạn, biểu tình, tập kích bằng đường không…giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn, khu vực đóng quân.

Bốn là, Các doanh nghiệp quân đội cần nhận thức rõ

thời cơ và thách thức của quá trình HNKTQT, thấy rõ vị trí,

đặc điểm doanh nghiệp mình để vươn lên. Chủ động tham

gia hợp tác công nghệ kết hợp với chủ động sáng tạo cải tiến kỹ thuật công nghệ hiện đại, đổi mới công tác quản lý, đào tạo sử dụng lao động, nâng cao sức cạnh tranh tiếp cận thị trường thế giới; gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi chủ trương HNKTQT và khu vực của Đảng .

Năm là, nâng cao chất lượng toàn diện các mặt công

tác cho quân đội.

Để quân đội thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, quân đội cần phải thường xuyên nâng cao chất lượng toàn diện trên các mặt công tác: chính trị, quân sự, kỷ luật, hậu cần kỹ thuật và đối ngoại quân sự. Bước vào thời kỳ HNKTQT ngày càng sâu rộng, mỗi cán bộ, chiến sỹ quân đội

không chỉ giữ vững tăng cường bản chất giai cấp công nhân, bản lĩnh chính trị, lòng dũng cảm, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”…mà còn phải được quan tâm và đầu tư một cách thoả đáng trên tất cả các mặt hoạt động như: đào tạo nâng cao trình độ kiến thức khoa học quân sự hiện đại; khoa học công nghệ tin học, ngoại ngữ; hiểu biết về kinh tế thị trường và sự HNKTQT, khu vực…từ đó nâng cao năng lực toàn diện, nhất là đội ngũ cán bộ sỹ quan. Mặt khác, Đảng, Nhà nước, quân đội cần phải đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác huấn luyện đào tạo cán bộ; quan tâm hơn nữa đến các chế độ chính sách, thu nhập bảo đảm đời sống vật chất tinh thần, nâng cao sức mạnh tổng hợp cho quân đội ngày càng tiến lên chính quy, hiện đại đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Kết luận

Toàn cầu hóa kinh tế và HNKTQT là xu thế khách quan của thời đại văn minh, xu thế này đang bị các nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, nhiều mâu

thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa chứa đụng những tiêu cực. Toàn cầu hóa đang tạo ra những thời cơ và thách thức cho các nước đang phát triển tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Nước ta, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tham gia HNKTQT là yêu cầu tất yếu, là điều kiện, thời cơ để cho chúng ta thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, tham gia HNKTQT, chúng ta phải đối mặt với những thách thức to lớn không thể xem thường bất cứ một thách thức nào. Đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải nhận thức một cách đúng đắn, khoa học những cơ hội và thách thức; khả năng nội lực của ta, từ đó kiên định mục tiêu chiến lược, đồng thời phải linh hoạt, mềm dẻo trong từng sách lược và bước đi cụ thể, tạo nên thế và lực tận dụng mọi cơ hội, vượt qua thách thức thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta./.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH tính tất yếu khách quan phải hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ở việt nam (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w