Vai trò của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đến đời sống xã hội của Việt Nam.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của việt nam trong công cuộc đổi mới hiện nay những thuận lợi và thách thức (Trang 34 - 40)

vực đến đời sống xã hội của Việt Nam.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã làm cho chúng ta mở rộng và tham gia vào các quan hệ kinh tế song phương và đa phương. Thu hút được nguồn vốn FDI và ODA cùng với đó đã tạo ra công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho lao động Việt Nam ở trong nước. Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên môi trường cạnh tranh quốc tế và tạo tư duy kinh tế mới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của nước ta, tiến hành chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đáp ứng thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Quá trình đó đã tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam:

Thứ nhất, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực làm cho nền kinh tế nước ta tăng tưởng ở mức cao và ổn định, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân được cải thiện. Hội nhập kinh tế đã tạo ra cơ sở để thực hiện công bằng xã hội, xoá bao cấp, độc quyền, góp phần nâng cao dân trí, đảm bảo mức sống, tuổi thọ tăng, tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm cho nhiều người lao động, tham gia xoá đói giảm nghèo, xoá mù chữ, phát triển kinh tế xã hội của đất nước đặc biệt là ở miền núi và đồng bào dân tộc.

Nhưng bên cạnh mặt tích cực về kinh tế xã hội mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thì quá trình này cũng tiềm ẩn một số tác động tiêu cực. Đó là, gia tăng khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước.

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đảm bảo an

ninh, quốc phòng ổn định, trật tự an toàn xã hội. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua đã phá

bỏ thế bao vây cô lập của nước ta, tạo thế và lực vững chắc cho đất nước thông qua mối quan hệ đan xen nhiều chiều, nhiều tầng, nấc, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với các nước và các tổ chức quốc tế. Việt Nam gia nhập AFTA đã tạo thêm điều kiện cho việc triển khai quan hệ đối ngoại đa phương với tất cả các nước ngoài khu vực ASEAN, mở quan hệ đa phương lớn hơn khi gia nhập ASEM và WTO. Trong những năm gần đây Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế. Đặc biệt năm 2004 đã tổ chức thành công hội nghị ASEM 5 và diễn đàn Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11 năm 2006. Vị thế mới này đã góp phần củng cố quốc phòng của nước ta trong thời gian vừa qua và sẽ là yếu tố quan trọng duy trì hoà bình và an ninh của Việt Nam trong tương lai.

Với chủ trương của Đảng ta là tham gia một cách chủ động theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường.

Quá trình mở rộng phát triển không ngừng các quan hệ quốc tế theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quốc phòng an ninh phát triển, lực lượng thế trận, kết hợp chặt chẽ lực lượng với thế trận tạo nên sức mạnh tổng hợp giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc và công cuộc đổi mới.

Những kết quả mà quốc phòng an ninh đạt được là nguồn nội lực to lớn để đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố thế và lực của đất nước trong quan hệ quốc tế, thúc đẩy quá trình mở rộng các quan hệ quốc tế ngày càng hiệu quả, bền vững và ổn định. Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho kinh tế phát triển, làm tăng thêm tiềm lực quốc phòng, tạo điều kiện cho quân đội hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm và cải tiến vũ khí trang bị và thực hiện tốt chính sách đối với hậu phương quân đội. Thông qua hội nhập kinh tế làm cho tư duy của mỗi người dân nói chung và cán bộ chiến sĩ nói riêng được mở rộng.

Tiềm lực quốc phòng của đất nước có điều kiện để phát triển, ổn định chính trị, khu vực giữ vững, nguy cơ chiến tranh đẩy lùi, thuận lợi để phát triển đất nước và xây dựng quân đội cách mạng chính quy tinh nhuệ từng bước hiện đại.

Hội nhập kinh tế gắn với quốc phòng an ninh ngày càng trở nên quan trọng, chi phối chiều hướng, chính sách của các quốc gia và các quan hệ quốc tế. Do đó, sự hợp tác và đấu tranh có tính giai cấp, tính dân tộc đan xen phức tạp, đấu tranh ý thức hệ rất quyết liệt trong quá trình liên kết hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặt khác, những tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế như sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường dẫn đến hiệu quả xấu về kinh tế xã hội khó tránh. Đó là sự phá sản, thất nghiệp, khủng hoảng, phân hoá giàu nghèo. Cùng với sự phát triển của các tệ nạn xã hội… sự “lên ngôi” của đồng tiền trong đời sống văn hoá xã hội đặt ra những giá trị đạo đức và thẩm mỹ cũng như định hướng giá trị của xã hội trên những thử thách. Tâm lý đầu cơ, tính thực dụng, nạn tham nhũng, buôn lậu có nhiều cơ hội phát triển. Vì vậy, sẽ gây ra những hậu quả và có thể tác động xấu đến môi trường xây dựng quân đội, đến

tâm tư tình cảm của bộ đội, đến quá trình hình thành nhân cách và phẩm chất chính trị của người quân nhân cách mạng.

Thứ ba, thông qua hội nhập nâng cao vị thế của Việt Nam

trong khu vực và thế giới.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ đối ngoại, nước ta đã đạt nhiều thành tựu trong đó phải kể đến việc nâng cao vị trí và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tạo lập và củng cố môi trường hoà bình ổn định cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thúc đẩy các quan hệ song phương. Đặc biệt với các nước láng giềng và khu vực, các nước lớn trên thế giới vì thế có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, tạo điều kiện cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo vị thế và vai trò mới trên trường quốc tế, đưa Việt Nam hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Việt Nam hiện nay có quan hệ với 167 nước và vùng lãnh thổ thuộc tất cả các châu lục và quan hệ với tất cả các cường quốc, các uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Vừa qua, Việt Nam đã gia nhập WTO là tổ chức Thương mại lớn nhất toàn cầu với 150 nước tham gia và hiện nay Việt

Nam đang là ứng cử viên của Uỷ viên thường trực không chính thức của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 2008. Nước ta đã hoạt động tích cực với vai trò quan trọng trong Liên hợp quốc (Uỷ viên ECOSOC). Uỷ viên hội đồng chấp hành UNDP, UNFPD, UPU…, phát huy vai trò thành viên tích cực của phong trào không liên kết, Hội đồng Pháp ngữ, ASEAN, ASEM… góp phần nâng cao vị thế và vai trò của đất nước trên trường quốc tế.

Vai trò và vị thế của Việt Nam còn thể hiện ở sự chủ động tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân trên thế giới vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Với chính sách kiên trì đường lối đối ngoại, độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã và sẽ tạo điều kiện phát huy ngày càng mạnh mẽ vai trò và vị thế của đất nước trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của việt nam trong công cuộc đổi mới hiện nay những thuận lợi và thách thức (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w