Giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của việt nam trong công cuộc đổi mới hiện nay những thuận lợi và thách thức (Trang 40 - 53)

kinh tế quốc tế ở nước ta những năm sắp tới.

* Dự báo tình hình quốc tế và trong nước

+ Hoà bình ổn định và hợp tác là mục tiêu cơ bản và tiền đề phát triển của các quốc gia.

Hoà bình ổn định và hợp tác đã và đang được cộng đồng thế giới coi là tiêu chuẩn, là thước đo tính đúng đắn, hợp lý và sáng suốt trong việc xử lý các mối quan hệ ở trong từng quốc gia và quốc tế nhằm tác động những yêu cầu trước mắt và lâu dài. Hoà bình ổn định và hợp tác phát triển đã và đang được quán triệt sâu vào trong chính sách của hầu hết các quốc gia và là khẩu hiệu hành động của các tổ chức, các diễn đàn quốc tế. Tất cả những vấn đề trái với mục tiêu trên đều không thể chấp nhận và bị lên án.

Hoà bình ổn định hợp tác phát triển, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những đặc điểm lớn nhất và cũng là xu thế không thể đảo ngược trong tình hình thế giới và quan hệ quốc tế hiện nay và giai đoạn sắp tới.

+ Sự bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin tác động quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “kinh tế tri thức”. Có thể nói sự bùng nổ thông tin đang tạo ra cơ hội giúp các quốc gia, các dân tộc và cá nhân mở rộng giao lưu, do vậy có thể hạn chế các bất đồng

về xung đột nên quốc gia nào bị bỏ lỡ cơ hội hoặc bưng bít thông tin, giam hãm nguồn trí lực của đất nước thì tất yếu sẽ dẫn tới nguy cơ tụt hậu so với các nước khác. Trong thời đại hiện nay sự tụt hậu về thông tin chính là sự tụt hậu đáng ngại nhất, nguy hiểm nhất.

+ Sự tự do hoá, đa dạng hoá là xu thế quyết định phương thức phát triển mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

+ Vai trò của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ngày càng trở nên quan trọng.

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực rất lớn về địa lý, dân số, tiềm năng phong phú về kinh tế, văn hoá, khoa học và nhiều lĩnh vực khác, có sức mạnh quân sự rất lớn, với diện tích 55.000.000 km2, dân số trên 2,3 tỷ người, có 34 nước và nhiều vùng lãnh thổ. Trong đó có 5 nước lớn: Nga, Trung Quốc, Mỹ, Inđônêxia và Nhật Bản. Khu vực này phát triển mạnh về kinh tế khoa học kỹ thuật và công nghệ. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực đang bộc lộ nhiều mâu thuẫn, đó là sự phát triển không đều về kinh tế, chênh lệch kinh tế quá lớn; và là khu vực phải đối mặt với âm mưu làm bá chủ thế giới của Mỹ.

Nước ta có vị trí hết sức quan trọng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ảnh hưởng rất lớn đến chính sách đối ngoại của Việt Nam vì âm mưu của Mỹ, chính sách của Nga và Nhật Bản, ASEAN đang tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định.

+ Vai trò của các tổ chức phi Chính phủ, liên Chính phủ, các tổ chức đa phương ngày càng quan trọng trong việc xử lý các vấn đề quốc gia và quốc tế toàn cầu.

+ Lợi ích của các quốc gia, dân tộc ngày càng đóng vai trò quyết định chi phối chính sách đối ngoại của các quốc gia.

Tất cả những xu thế phát triển này của tình hình thế giới và khu vực sẽ tác động to lớn, mạnh mẽ đến tình hình trong nước. Trong đó có cả những cơ hội và thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của nước ta.

- Tình hình trong nước

+ Về thuận lợi: Chúng ta đã mở rộng được các quan hệ hợp tác quốc tế, đang chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hoà bình, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn. Đến nay, tính cả thời điểm Việt Nam gia

nhập WTO thì Việt Nam có mối quan hệ rất rộng lớn về ngoại giao với các nước trên thế giới, với tất cả các nước lớn và các trung tâm kinh tế chính trị lớn, dần dần đưa các quan hệ trên vào xu thế ổn định lâu dài, dựa trên các thoả thuận đã được ký kết.

Việt Nam đã là thành viên và đóng góp tích cực vào nhiều tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng. Đặc biệt đến nay Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Nhờ thắng lợi của hơn 20 năm đổi mới, dựa trên chính sách đối ngoại đúng đắn, chúng ta đã có quan hệ hoà bình, hữu nghị rộng lớn trong quan hệ quốc tế. Uy tín, vị thế của nước ta trên thế giới và khu vực không ngừng tăng lên. Điều đó đã tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới phát triển kinh tế - xã hội.

+ Về thách thức:

- Những biểu hiện xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội vẫn còn tồn tại.

Do chưa nhận thức rõ định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, trong đó có yêu cầu giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Quá nhấn mạnh lợi nhuận trong hoạt động

kinh tế, chưa thực hiện đầy đủ tiến bộ và công bằng xã hội, chưa gắn tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Vẫn còn để mất cảnh giác trước âm mưu (diễn biến hoà bình) của các thế lực thù địch.

- Các thế lực thù địch luôn lợi dụng và sử dụng các chiêu bài dân chủ, nhân quyền hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong quan hệ với nước ta họ vẫn gắn các vấn đề trên với các vấn đề kinh tế.

Những thuận lợi và thách thức của tình hình trong nước luôn đan xen cùng với tình hình thế giới nhưng nếu chúng ta biết vượt qua những thách thức và coi những thách thức là cơ hội mới khi vượt qua, tranh thủ được thời cơ và chấp nhận để vượt qua thách thức đất nước ta sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn.

* Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh

tế quốc tế và khu vực

Quán triệt quan điểm Đại hội Đảng IX “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế… tham gia tích cực vào tiến trình

hợp tác quốc tế và khu vực”(1). Nhận thức tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế có những biến động, tiềm ẩn những nguy cơ và thách thức đan xen những thuận lợi. Để tiếp tục hội nhập có hiệu quả cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và

khu vực trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường.

Đây là quan điểm mang tính nguyên tắc lớn, phù hợp với thực tiễn đất nước ta và tình hình thế giới hiện nay, cũng như xu thế phát triển trong những năm tới. Quán triệt chủ trương đó, trong hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta thực hiện tốt một số vấn đề:

Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế từng bước vững chắc, tận dụng các cơ hội và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các thách thức.

Quá trình hội nhập chúng ta phải có quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình, chương trình hành động cụ thể cho từng thời

kỳ, phát huy quyền chủ động của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp. Đồng thời chúng ta đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, tích cực đào tạo nguồn nhân lực vừa có phẩm chất năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức và ngoại ngữ đáp ứng cho quá trình hội nhập.

Kết hợp nội lực với ngoại lực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực và sử dụng có hiệu quả ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình hợp tác quốc tế trên nhiều phương diện. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế ngày càng trở thành một đòi hỏi quan trọng đối với chúng ta và đây cũng là thể hiện sự hơn hẳn về chất so với hợp tác quốc tế trước đây. Hiệu quả hợp tác quốc tế là hiệu quả kinh tế. Tức là hiệu quả đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hội nhập phải đảm bảo góp phần làm cho nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển vững mạnh. Điều đó chúng ta phải cân

nhắc kỹ, tính toán kỹ, tránh tối đa việc tham gia vào các hoạt động hợp tác không đem lại lợi ích thiết thực cho đất nước.

Đảm bảo độc lập tự chủ và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập, đây là yêu cầu chính trị hàng đầu đặt ra đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ở nước ta.

Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế và toàn xã hội.

Hội nhập kinh tế quốc tế trước hết vì lợi ích đất nước, dân tộc, nó không phải là công việc riêng của các cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp trong nền kinh tế mà còn là sự nghiệp chung của toàn thể nhân dân trong xã hội vì đây là quá trình tác động toàn diện đến đời sống của nhân dân và đòi hỏi sự tham gia hưởng ứng của các tầng lớp xã hội.

Để toàn thể nhân dân ủng hộ và tích cực tham gia vào quá trình này, điều trước hết là làm cho mọi người hiểu và có nhận thức đúng về hội nhập kinh tế quốc tế và nhất trí cao, đồng lòng chung sức thực hiện.

Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có tác động đến các doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế, tạo ra những cơ hội và khó khăn thách thức, vì vậy các doanh nghiệp tận dụng cơ hội đối phó khó khăn thách thức. Nhà nước và doanh nghiệp cần có những chính sách và biện pháp thích hợp để các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế phát triển, nâng cao sức cạnh tranh.

Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác

vừa đấu tranh, vừa cạnh tranh, vừa có những cơ hội và không ít thách thức do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tốt hai mặt của hội nhập tuỳ điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Chống tư tưởng trì trệ, thụ động và chống tư tưởng nôn nóng.

Hợp tác và đấu tranh là hai mặt thuộc bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình này chúng ta vừa hợp tác, vừa phải đấu tranh với các đối tác để bảo vệ lợi ích của mình và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta hợp tác xong không phụ thuộc, không mất đi độc lập tự chủ, đấu tranh nhưng không để đối đầu, không bị cô lập, không bị cắt quan hệ, cần phê phán sự một chiều đó là nhấn mạnh hợp tác hoặc nhấn mạnh đấu tranh.

Mặt khác, trong quá trình này phải tự giác thực hiện cam kết và chia sẻ lợi ích với đối tác theo đúng sự đóng góp, trong quá trình quan hệ với các đối tác chúng ta cần giữ vững nguyên tắc vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa mềm dẻo khéo léo thuyết phục đi đôi với hành động linh hoạt nhằm đạt được mục tiêu ưu tiên và bảo vệ được lợi ích chính đáng của mình.

Bốn là, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần phải nhận

thức đầy đủ đặc điểm của nền kinh tế nước ta để đề ra lộ trình và kế hoạch phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của quốc tế mà nước ta tham gia.

Việt Nam là một nước có nền kinh tế phát triển ở trình độ thấp mới chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là đặc điểm rất quan trọng chúng ta cần nắm vững, do đó chúng ta cần thực hiện mở cửa từng bước đi đôi với bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn. Những bảo hộ trong quá trình mở cửa chỉ có ý nghĩa tích cực nếu đó là biện pháp tạm thời trong từng lĩnh vực nhất định, nếu kéo dài nó sẽ làm trì trệ sự phát triển. Vì vậy, không nên kéo dài, sự bảo hộ, gây nên tâm lý ỷ lại mà phải tiến hành bảo hộ có chọn lọc nhưng mang tính chủ động cao.

Xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống kinh tế mở, quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải hình thành đồng bộ các loại thị trường và tạo khuôn khổ pháp lý đảm bảo sự quản lý và giám sát của Nhà nước.

Chúng ta phải tôn trọng các nguyên tắc và cơ chế vận hành khách quan của thị trường, giảm đến mức tối đa sự can thiệp của Chính phủ và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch.

Năm là, kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế với giữ vững an ninh quốc phòng. Quán triệt chủ trương thông qua hội nhập kinh tế quốc tế để không ngừng nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh quốc gia.

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa mở rộng quan hệ kinh tế với các nước, nhất là các nước phương Tây và Mỹ. Điều đó sẽ làm nảy sinh những vấn đề phức tạp về vấn đề an ninh, để đối phó với khả năng phức tạp đó điều quyết định là thực hiện nguyên tắc chiến lược quốc phòng an ninh quốc gia, kết hợp đối ngoại với quốc phòng an ninh, xây dựng và triển khai các kế hoạch

hội nhập kinh tế quốc tế của các ngành, các lĩnh vực, các địa phương luôn gắn với yếu tố giữ gìn an ninh đất nước.

Thực tiễn cách mạng nước ta cho thấy điều cơ bản có tính quyết định để đảm bảo an ninh quốc gia là phải đặc biệt chăm lo xây dựng, củng cố niềm tin, sự ủng hộ và gắn bó của nhân dân với chế độ, với Đảng và Nhà nước, mặt khác tác động qua lại lẫn nhau, sự đan xen lợi ích giữa nước ta với các nước có mặt phức tạp. Nhưng chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá đối ngoại là một yếu tố quan trọng để bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và trong tương lai.

Cùng với việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần quan tâm tới vấn đề bảo đảm trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn và khắc phục việc du nhập các sản phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ, sự mở rộng và gia tăng các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, buôn lậu… Do vậy, chúng ta cần xây dựng các bước đi và lộ trình phù hợp với yêu cầu chung của hoàn cảnh đất nước, tranh nóng vội dẫn đến xáo trộn về kinh tế đất nước ảnh hưởng quốc phòng an ninh. Ngoài ra quá trình hội nhập cũng đặt ra

yêu cầu là giải quyết tốt việc làm, xuất khẩu lao động, xoá đói

Một phần của tài liệu THU HOẠCH hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của việt nam trong công cuộc đổi mới hiện nay những thuận lợi và thách thức (Trang 40 - 53)