Mô tả thực trạng thực hành về phòng chống dịch bệnhCOVID-19 của người dân

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống dịch bệnh covid-19 của người dân tại 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020 (FULL TEXT) (Trang 59)

dân tại 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020.

Nhìn chung số lượng lớn người dân đều đã trang bị cho mình những kiến thức về phòng chống dịch bệnh cơ bản tương đối tốt. Việc thực hiện các biện pháp phòng dịch ngay ở cộng đồng dân cư là rất cần thiết:

- 88% người dân đã thực hiện tốt rửa tay thường xuyên; 62% người dân mang khẩu trang.

- Các biện pháp được thực hiện tương đối tốt như che miệng khi ho, hắt hơi (74%); ở trong nhà (47%); tuân thủ khuyến cáo của nhà nước (52%); tránh tiếp xúc gần với người sốt, ho (62%).

- 22% người dân tránh tiếp xúc trực tiếp động vật sống khi chưa có biện pháp bảo vệ; 28% tránh chạm vào mắt, mũi, miệng; 31% nấu chín thịt trứng.

- Còn số lượng nhỏ 5% người dân dùng các bài thuốc thảo dược dân gian

Trong nghiên cứu này, người dân đã cho biết họ tuân thủ nhiều biện pháp phòng ngừa, bao gồm mang khẩu trang, sử dụng nước rửa tay, thực hành rửa tay đúng cách, tránh xa và tránh đám đông, tuân thủ các khuyến cáo của nhà nước, Bộ Y tế gửi đến mọi

người “Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế”. Việc tuân thủ cũng như thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 góp phần làm giảm thiểu các ảnh hưởng của COVID-19 đối với con người, tránh sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, cũng như giảm thiểu các căn bệnh có thể lây truyền khác.

Tỷ lệ người dân mang khẩu trang có cao nhưng vẫn còn một bộ phận không mang khẩu trang, có thể do ở đây tính chất chung đối tượng là người dân nông thôn, việc họ biết mang khẩu trang có thể chỉ là suy nghĩ thông thường rằng mang khẩu trang là tốt cho bản thân họ mà không nghĩ đến rằng nó còn giúp bảo vệ cho cả những người xung quanh nữa. Có thể khía cạnh khác còn do người dân ở đây còn nghĩ rằng dịch bệnh chưa ảnh hưởng đến họ nhiều nên vẫn còn chủ quan không mang khẩu trang khi đi ra ngoài. Thêm nữa cũng có gần nửa số người chưa tuân thủ tốt khuyến cáo của nhà nước có thể do sự chủ quan của người dân trong công cuộc thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế đề ra, người dân vẫn còn có suy nghĩ dịch bệnh này sẽ không dễ dàng lây được cho họ.

Qua đây, cho chúng ta nhận thấy được rằng, người dân cũng đã thực hiện được khá tốt các hành động phòng dịch cơ bản tại cộng đồng, mang khẩu trang, rửa tay, che miệng khi ho, hắt hơi là các hành động giúp đỡ rất nhiều cho cộng đồng tránh sự lây lan cũng như bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Bàn tay là nơi tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật, việc thực hiện tốt rửa tay và che chắn tốt cho đường mũi họng (đường lây trực tiếp của bệnh COVID-19) có thể giúp người dân giảm được khả năng lây truyền dịch bệnh cho mọi người. Nhưng do điều kiện là ở vùng nông thôn nên việc rửa tay ở gia đình còn có thể gặp nhiều vấn đề bất tiện như: giếng nước ngoài trời, khu vệ sinh chân tay xa nhà chính, hay các vòi nước rửa tay còn chưa thiết kế thuận lợi khi từ cổng vào nhà,…

Đồng thời việc tuân thủ tốt khuyến cáo của nhà nước là điều rất cần thiết trong thời điểm dịch bệnh còn phức tạp.

- Nhìn chung người dân thực hiện khá tốt các biện pháp bảo vệ như mang khẩu trang (96%), rửa tay thường xuyên (84%), súc miệng (85%), che miệng khi ho hắt hơi (93%).

- Người dân thực hiện khá tốt các biện pháp được khuyến cáo tại cộng đồng như tránh đi lại tập trung nơi đông người (98%), thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch tại nhà, địa phương (98%), giữ khoảng cách tối thiểu 2m (94%),

Hạn chế đến csyt đề phòng nguy cơ lây nhiễm chéo (91%), khai báo thông tin y tế (80%), báo cơ quan chức năng khi có người nhiễm bệnh (70%).

Kết quả của chúng ta cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Arina Anis Alzan về thái độ thực hành của người dân ở Malaysia là hầu hết những người tham gia cũng đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa như tránh đám đông (83,4%) và thực hành vệ sinh tay đúng cách (87,8%) [23].

Hay theo kết quả nghiên cứu của Bao-Liang Zhong tại Trung Quốc về thái độ thực hành của người dân trong thời kì Covid, nghiên cứu chỉ ra rằng 96,4% cư dân không đến những nơi đông người và 98% đeo khẩu trang khi rời khỏi nhà [29].

Cũng theo 1 nghiên cứu tại Indonesia, rửa tay bằng xà phòng và nước là hành vi phổ biến nhất được báo cáo trong phản ứng không có kết quả (95,4%), tiếp theo là tránh nơi đông người (93%), rửa tay bằng các chất khử trùng khác (80,9%), che miệng và mũi khi ho và hắt hơi (76,1%). Hơn nữa, theo kết quả, 95% người đã nói rằng ở nhà và tuân thủ các quy trình chăm sóc sức khỏe sẽ ngăn họ bị nhiễm bệnh. Về vấn đề này, các nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng việc ở nhà và duy trì khoảng cách xã hội có tác dụng tích cực trong việc giảm lây truyền bệnh tật [29] [31].

Tỷ lệ nữ giới thực hiện tốt hành động mang khẩu trang là 96,92% cao hơn so với nam giới với 94,29%.Tỷ lệ < 50 tuổi thực hiện tốt hành động mang khẩu trang là 94,34% thấp hơn so với ≥ 50 tuổi với 97,87%. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tất cả nhóm có trình độ học vấn >9/12 đều thực hiện tốt hành động mang khẩu trang cao hơn so với trình độ học vấn ≤ 9/12 với 95,18%.

Qua nghiên cứu, tỷ lệ khá cao người dân mang khẩu trang ở các lứa tuổi, cũng như nhóm trình độ học vấn ≤ 9/12 cũng khá cao, chỉ có một bộ phận nhỏ rất ít người là không thực sự tuân thủ đúng biện pháp 5K-Khẩu trang từ Bộ Y tế. Việc mang khẩu trang góp phần làm giảm sự lây lan các bệnh truyền nhiễm khác trong cộng đồng cũng như bảo vệ cho cả mọi người xung quanh.

Đối với người dân khi có các biểu hiện của bệnh thì mọi người đều thực hiện tốt các biện pháp tránh lây lan dịch bệnh cho những người xung quanh và cộng đồng:

- 87% người dân sẽ đến bệnh viện/ cơ sở y tế nếu có các triệu chứng của COVID-19; 61% sẽ tự cách ly; 18% sẽ hỏi người thân về những việc cần làm.

- Vẫn còn số ít người dân sẽ tự mua thuốc (1%) hoặc khám thầy thuốc đông y (2%).

Đa số người dân chọn đi đến cơ sở y tế để được thăm khám và xét nghiệm đầy đủ. Như vậy có thể thấy được người dân tại 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020 đã được trang bị tốt những kiến thức về phòng dịch cũng như việc tuân thủ đầy đủ các biện pháp đó

Về hành vi của người dân: Nhìn chung số lượng lớn người dân đều đã trang bị cho mình những kiến thức về phòng chống dịch bệnh cơ bản tương đối tốt, thực hiện các biện pháp cơ bản để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình cũng như phòng tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng

KẾT LUẬN

1. Thực trạng kiến thức, thái độ về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của người dân tại 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020

Kiến thức:

- Hầu hết người dân đều cho rằng COVID 19 rất nguy hiểm (74%).

- Đa số người dân biết sốt (95%), ho (92%) là triệu chứng chính của COVID-19. - 87% người dân biết rằng COVID-19 lây qua đường giọt bắn, 71% người dân cho

rằng lây qua đường không khí.

- Đa số 88% người dân nhận được thông tin về dịch bệnh qua truyền hình.

- Những vấn đề người dân quan tâm nhất về sự phát triển của vaccin (53%) và việc phát triển các phương pháp điều trị (57%).

Thái độ:

- Những điều người dân lo lắng nhất về dịch bệnh COVID-19 bao gồm mất người thân, y tế quá tải lần lượt là 69%; 52%

- Hầu hết người dân tin tưởng hoặc rất tin tưởng vào chính phủ, chính quyền, ngành y tế và các khu cách ly tập trung và người thân, bạn bè (tỉ lệ tin tưởng đạt từ 45%- 51%); 42% người dân tin tưởng hoặc rất tin tưởng đại dịch sẽ quay lại vào cuối năm; 50% người dân rất tin tưởng vào việc Việt Nam sẽ chiến thắng hoàn toàn đại dịch COVID-19; 44% người dân tin tưởng vaccine phòng chống dịch bệnh sẽ được sản xuất trong cuối năm nay.

2. Thực trạng thực hành về phòng chống dịch bệnh COVID-19 của người dân tại 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020

- 88% người dân chọn rửa tay là biện pháp bảo vệ gia đình và người thân. Các biện pháp khác được lựa chọn: che miệng 74%; tránh tiếp xúc 62%; ở trong nhà 47%; mang khẩu trang 88%; tuân thủ khuyến cáo 52%.

- Khi có triệu chứng giống covid 19, chủ yếu người dân chọn đến bệnh viện (87%) và 61% người dân tự cách ly tại nhà.

- Hầu hết người dân thực hiện đeo khẩu trang hằng ngày (96%), súc miệng thường xuyên (84%), tránh đi lại và giữ khoảng cách 2 mét (94%), rửa tay hằng ngày (84%), 68% người dân có tích trữ khẩu trang, nước rửa tay.

KHUYẾN NGHỊ

 Đối với người dân:

- Tăng cường tuân thủ các khuyến cáo từ bộ y tế như khuyến cáo 5K

- Tạo điều kiện tại gia đình để có thể thực hiện được các biện pháp và có các phương tiện bảo vệ cá nhân như: đặt nước sát khuẩn tay nhanh trước cửa nhà, trang bị khẩu trang cho mọi người trong gia đình trước khi ra khỏi nhà, nhà cửa thông thoáng khí…

- Mỗi người dân cần cùng nhau thực hiện tốt cập nhập các thông tin từ Bộ y tế, tuyên truyền lẫn nhau tuân thủ các biện pháp cách ly, giãn cách,…

- Từng người dân cần nâng cao thêm nhận thức về kiến thức, thái độ và thực hành COVID-19 để có thể kiểm soát được đại dịch này

 Đối với nhân viên y tế:

- Cung cấp thông tin tuyên truyền cho cộng đồng về các khuyến cáo của Nhà nước, chính phủ về phòng chống dịch bệnh, các biện pháp phòng tránh COVID-19

- Tuyên truyền cho người dân trung thực khai báo các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, khuyến khích người dân không hoang mang lo sợ tuyên truyền lẫn nhau thực hiện tốt các biện pháp như: rửa tay thường xuyên, mang khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu,..

- Tích cực truy vết các ca nghi nhiễm trong cộng đồng tránh làm cho người dân lo lắng sợ hãi, ảnh hưởng đến công tác phòng dịch.

- Thường xuyên cập nhật các thông tin trên loa đài, báo chí, có các hoạt động truyên truyền thường xuyên đến người dân để cho họ biết thêm các thông tin và kiến thức về phòng chống dịch bệnh, nhất là nhóm người >50 tuổi, cũng như nhóm có trình độ văn hóa <9/12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Thống kê tình hình dịch bệnh COVID-19” của WHO. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2021. https://ncov.moh.gov.vn/

2. Miquel Porta (July 3, 2020). Miquel Porta, Editor. Dictionary of Epidemiology. Oxford University Press. page.179. ISBN 978-0-19-531449-6. Accessed september 14,2020. At the website:

https://books.google.com.vn/books?id=3Dr8dyuzvTkC&pg=PA179&redir_esc=y&hl= vi#v=onepage&q&f=false

3. “Novel Coronavirus—China”. World Health Organization(WHO). Accessed April 14, 2020.

4. WHO Director-General's opening remarks at the Mission briefing on COVID-19 - 12 March 2020 https://www.who.int/director-general/speeches/detail/who-director- general-s-opening-remarks-at-the-mission-briefing-on-covid-19---12-march-2020. 5. Rolling updates on coronavirus disease (COVID-19) (Update: WHO characterizes

COVID-19 as a pandemic). WHO. Accessed March 12, 2020

6. Lê Minh Đạt, Nguyễn Minh Thuý, Kiều Thị Hoa, Phạm Thị Thu Huyền; 2020; Tạp chí Y học dự phòng, tập 30, số 3 -2020.

7. Hui, David S.; Azhar, Esam EI; Madani, Tariq A.; Ntoumi, Francine; Kock, Richard; Dar, Osman; Ippolito, Giuseppe; Mchugh, Timothy D.; Memish, Ziad A.; Drosten, Christian; Zumla, Alimuddin (January 14, 2020). “The continuing epidemic threat of novel coronaviruses to global health - the latest novel coronavirus outbreak in Wuhan, China”. International Journal of Infectious Diseases (ex-English) 0 (0). ISSN 1201- 9712. doi:10.1016/j.ijid.2020.01.009.

8. “Undiagnosed pneumonia - China (HU) (01): wildlife sales, market closed, RFI Archive Number: 20200102.6866757”. Pro-MED-mail. International Society for Infectious Diseases. Accessed January 13, 2020.

9. Pinghui, Zhuang; Wu, Jerry (January 15, 2020). “Wuhan pneumonia: how search for source unfolded”. South China Morning Post. Accessed January 16, 2020.

10.Kyodo News. “China announces 2nd death from new coronavirus”. Kyodo News+. Accessed January 16, 2020.

11.Abdelhafiz, AS, Mohammed, Z., Ibrahim, ME, Ziady, HH, Alorab, M., Ayyad, M., et al. (2020). Knowledge, Perceptions, and Attitude of Egyptians Towards the Novel Coronavirus Disease (COVID-19). Asian Journal of Psychiatry. At the website https://doi.org/10.1007/s10900-020-00827-7

12.Roy, D., Tripathy, S., Kar, SK, Sharma, N., Verma, SK, & Kaushal, V. (2020). Study of knowledge, attitude, anxiety & perceived mental healthcare need in Indian

population during COVID-19 pandemic. Asian Journal of Psychiatry, 51 ,10208. At the website https://doi.org/10.1016/j.ajp.2020.102083

13.Walter, Sim (January 16, 2020). “Japan confirms first case of infection from Wuhan coronavirus; Vietnam quarantines two tourists”. The Straits Times. Archived original January 16, 2020. Accessed January 20, 2020.

Wee, Sui-Lee (January 15, 2020). “Japan and Thailand Confirm New Cases of Chinese Coronavirus”. The New York Times (ex-American). ISSN 0362-4331. Archived

original January 16, 2020. Accessed January 22, 2020.

14.“WHO | Novel Coronavirus – Thailand (ex-China)”. WHO. January 14, 2020. Archived original January 16, 2020. Accessed January 23, 2020.

15.China's Hubei Province confirms 15 more deaths due to coronavirus. cnbc.com. 16.“"China has locked down Wuhan, the epicenter of the coronavirus outbreak"”. 17.“WHO Director-General's opening remarks at the media briefing on COVID-19 -

March 11, 2020”. WHO. March 11, 2020

18.“WHO declares the coronavirus outbreak a pandemic”. STAT NEWS. Accessed March 11, 2020.

19.“WHO declares novel coronavirus outbreak a pandemic”. CNN. March 12, 2020. 20.“Coronavirus confirmed as pandemic by World Health Organization”. BBC News.

March 12, 2020.

21.WHO, Coronavirus disease (COVID-19) pandemic. At the website https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019

22.Ahmed Hezima et al. East Mediterr Health J (2020), “Knowledge, attitudes and practices of Sudanese residents towards COVID-19”, at the website

23.CDC’s Diagnostic Multiplex Assay for Flu and COVID-19 at Public Health Laboratories and Supplies, Oct. 25, 2020. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019- ncov/lab/multiplex.html

24.How COVID-19 Spreads, Oct. 28, 2020. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019- ncov/prevent-getting-sick/how-covid-spreads.html

25.Pathogens that are spread easily through airborne transmission require the use of special engineering controls to prevent infections. Control practices, including

recommendations for patient placement and personal protective equipment for health care personnel in healthcare settings, can be found in Section 2 of Interim Infection Prevention and Control Recommendations for Healthcare Personnel During the COVID-19 Pandemic. Nov. 4, 2020. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019- ncov/hcp/infection-control-recommendations.html

26.PGS.TS Trần Quốc Toản, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương (2020), Tác động của đại dịch Covid - 19 và những vấn đề phát triển đặt ra, Trang thông tin điện tử - Hội đồng lý luận trung ương.

27.Arina Anis Azlan et al. PLoS One (2020), “Public knowledge, attitudes and practices towards COVID-19: A cross-sectional study in Malaysia”, at the website

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32437434/

28.Zhong B-L, Luo W, Li HM, Zhang QQ, Liu XG, Li WT, et al. Knowledge, attitudes, and practices towards COVID-19 among Chinese residents during the rapid rise period of the COVID-19 outbreak: a quick online cross-sectional survey. Int J Biol Sci. (2020) 16:1745–52. doi: 10.7150/ijbs.45221

29.Lee, M., Kang, BA & You, M. Knowledge, attitudes, and practices (KAP) toward COVID-19: a cross-sectional study in South Korea. BMC Public Health 21, 295 (2021). https://doi.org/10.1186/s12889-021-10285-y

30.Knowledge, Attitudes, and Practices Among the General Population During COVID- 19 Outbreak in Iran: A National Cross-Sectional Online Survey.

https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpubh.2020.585302/full

31.Knowledge, Attitudes, Practices and Information Needs During the COVID-19 Pandemic in Indonesia, at the website

32.Khaled A, Siddiqua A, Makki S. The knowledge and attitude of the community from the Aseer Region, Saudi Arabia, toward COVID-19 and their precautionary measures against the disease. Risk Manag Healthc Policy. 2020;13:1825–1834.

doi:10.2147/RMHP.S27189

33.Curtin R, Presser S, Singer E. The effects of response rate changes on the index of consumer sentiment. Public Opin Q. 2000;64(4):413–428. doi:10.1086/318638

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống dịch bệnh covid-19 của người dân tại 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020 (FULL TEXT) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)