người dân tại 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020.
4.2.1. Thực trạng kiến thức phòng dịch của người dân tại 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020. Sơn, thành phố Hà Nội năm 2020.
Đối với sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 như hiện nay, con người là một đối tượng số lượng lớn được quan tâm. Thông qua nghiên cứu cắt ngang này chúng tôi đã rõ hơn về kiến thức của người dân tại xã 4 xã thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội về bệnh và các biện pháp họ cảm thấy cần thiết để bảo vệ phòng ngừa đối với dịch COVID-19.
Đa số người dân (74%) cho rằng Covid 19 rất nguy hiểm. Điều này cho thấy rằng phần lớn người dân quan tâm lo lắng trước loại dịch bệnh mới này. Có thể do tất cả những người tham gia nghiên cứu (100%) ở độ tuổi trên 18 nên có kiến thức Covid 19 đồng thời ý thức được mối nguy hiểm của bệnh dịch.
Người dân đa số đã có kiến thức cơ bản tốt về nhận biết và phòng ngừa COVID-19, tỷ lệ trung bình các câu trả lời của người dân về:
- 95% người dân biết sốt là triệu chứng chính của COVID-19. - 92% người dân biết ho là triệu chứng chính của COVID-19.
- Tỉ lệ người dân cho rằng các triệu chứng khó thở, đau đầu, đau họng, đau cơ, tiêu chảy là triệu chứng của COVID-19 lần lượt là 72%; 31%; 19%; 32%; 6%.
Nghiên cứu của Arina Anis Alzan về kiến thức của người dân ở Malaysia (80,5%) và Ahmed Hezima về kiến thức của người dân ở Sudan (78,2%) cũng đưa ra kết quả tương tự, điều này cho thấy sự quan tâm tìm hiểu của nhân dân thế giới về dịch bệnh này [34]. Nghiên cứu của Mohammed K. Al-Hanawi ( đăng trên tạp chí Front public health ngày 27/05/2020) về kiến thức của công chúng ở Saudi Arabia cho biết 98% người dân hiểu biết về các triệu chứng hay gặp của Covid 19. Điều này cho thấy rằng hầu hết mọi
người đều có kiến thức về dịch bệnh và Covid 19 là mối quan tâm của toàn cầu chứ không phải của riêng quốc gia nào [11].
Vì đây là dịch bệnh mới nổi nên những hiểu biết về kiến thức của mọi người về dịch bệnh còn ít. Nghiên cứu này có thể làm nghiên cứu sơ bộ và kết quả có thể được sử dụng để tập trung vào truyền thông về rủi ro có thể và giáo dục kiểm soát dịch bệnh ở khu dân cư và cộng đồng.
Người dân cơ bản nắm được kiến thức về đường lây truyền của COVID-19 - 87% người dân cho rằng lây qua giọt bắn;
- Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh là 52%
- Chạm vào vật dụng, bề mặt mang mầm bệnh là 38%; thực phẩm mang mầm bệnh là 8%.
- Vẫn còn một tỉ lệ lớn người dân nhầm lẫn cho rằng COVID-19 lây truyền qua không khí (71%)
- Ngoài ra, còn tỉ lệ nhỏ người dân chọn sai con đường lây nhiễm: muỗi đốt (3%); uống nước bẩn (3%).
Có thể do chưa thực sự hiểu rõ sự khác biệt giữa hai con đường lây giọt bắn và không khí. Cũng giống như nghiên cứu tại Indonesia 40% tỷ lệ chọn con đường lây truyền qua không khí [32]. So với nghiên cứu của Mohammed K. Al-Hanawi, khoảng một nửa số người (44%) ở Saudi Arabia được hỏi không biết rằng SARS-CoV-2 có thể lây từ người sang người khi ở gần nhau. Có thể thấy rằng người dân ở nước ta quan tâm hơn đến dịch bệnh, cũng như việc truyền thông giáo dục sức khỏe của chúng ta đang làm tốt hơn ở tất cả các cấp [11].
- 82% đối tượng tham gia nghiên cứu nhận được các thông tin triệu chứng chính của Covid 19; 76% biết cách bảo vệ bản thân trước dịch bệnh; 52% biết những điều cần làm khi có triệu chứng của Covid 19; 69% biết con đường lây truyền bệnh; 32% biết các rủi ro và biến chứng của Covid
Qua đây cho thấy người dân có kiến thức khá tốt về dịch bệnh, hiểu biết được những thông tin chính, cần thiết để bảo vệ bản thân và gia đình. Điều này cũng cho thấy được phần nào thành công của các cơ quan chức năng khi đã để thông tin tiếp cận với người dân một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất. Đồng thời trong thời gian tới cần đẩy mạnh
tuyên truyền về các con đường lây truyền của Covid 19 và các rủi ro, biến chứng mà nó mang lại.
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng hiện tại bên cạnh những điều đã được phổ biến, vẫn còn rất nhiều điều mà người dân mong muốn được thộng tin thêm như:
Các thông tin mà người dân cần hiện tại gồm phương pháp điều trị (57%), thông tin về vắc xin (53%), điều cần làm nếu có triệu chứng (25%), cách chống dịch lây lan (32%), cách chăm sóc người có nguy cơ (25%), cách đối phó dịch bệnh của người khác (12%), cách giải quyết tốt việc học hành của con cái (13%).
Thông tin được tìm kiếm thường xuyên nhất là quy trình phòng chống COVID- 19. Điều này cũng dễ hiểu vì căn bệnh này còn tương đối mới. Theo đó, mọi người đều lạ lẫm với các biện pháp phòng chống đúng cách. Kết quả chỉ ra mối quan tâm và lo sợ của mọi người về sự lây nhiễm bằng cách cập nhật thông tin liên quan đến các biện pháp phòng ngừa COVID-19 [32].
Một nghiên cứu tại Iran cũng đưa ra kết quả tương tự, hơn 50% số người cho biết họ cần thêm thông tin và kiến thức về việc điều trị và chẩn đoán vi-rút. Vì đây là một dịch bệnh mới, điều quan trọng là phải có thông tin đáng tin cậy và cập nhật về tất cả các khía cạnh của bệnh [31].
Để đạt được những tỷ lệ hiểu biết về phòng chống dịch như trên nguồn thông tin là rất quan trọng. Qua khảo sát đã thấy được :
- Con đường dễ tiếp cận nhất để nhận thông tin chính thống về COVID-19 là truyền hình nhà nước (88%)
- Các nguồn khác mà người dân tiếp nhận thông tin là nhân viên y tế (54%); đài phát thanh (52%), cho thấy có sự phối hợp, tích cực trong tuyên truyền phòng chống dịch ở địa phương. Mạng xã hội (44%); trang web, trang tin trực tuyến (27%) ở mức trung bình có thể do độ tuổi trung bình của khảo sát là 45, có nhiều hạn chế trong tiếp cận công nghệ.
Luồng thông tin nhanh chóng trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay, nhưng có nguy cơ dẫn đến thông tịn sai lệch, trong đó có các vẫn đề sức khỏe [37]. Tuy nhiên, sự đổi mới nhanh chóng và chính xác về dữ liệu của công chúng đòi hỏi một cơ hội để giáo
dục mọi người về sức khỏe, bao gồm COVID-19 để cải thiện hành vi phòng ngừa của xã hộị [38]. Vì vậy, vai trò của các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin chính xác, hữu ích và hiệu quả là cần thiết để cân bằng giữa thách thức và cơ hội cũng như chống lại thông tin sai lệch lan truyền trong không gian mạng, bao gồm cả mạng xã hội và truyền hình. Việc phát triển và cập nhật thông tin một cách chính xác là cần thiết.
Trong đại dịch COVID-19, theo một nghiên cứu tại Indonesia, hơn 78% số người được hỏi cho biết đang tìm kiếm thông tin về cách phòng chống virus và khoảng 65% nghiên cứu về sự lây truyền COVID-19 ở Indonesia, nguyên nhân, cách điều trị và triệu chứng. Trong khi đó, liên quan đến loại thông tin, phần lớn (65%) người được hỏi chọn bảng hoặc số, và gần một nửa chọn bản đồ làm hình ảnh thông tin ưa thích. Những người được hỏi cho biết mạng xã hội, cả Facebook và Instagram, là nguồn thông tin yêu thích đầu tiên, sau đó là truyền hình [32]
Kiến thức về các dấu hiệu và triệu chứng bệnh COVID-19 với hơn 80% trả lời đúng. Điều này so sánh với các nghiên cứu ở các quốc gai khác nhau, bao gồm Trung Quốc [29], Hoa Kỳ[39] và Ấn Độ[40], cho thấy rằng mọi người có nhận thức cao về COVID-19, do thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng, bao gồm đài phát thanh, truyền hình, phương tiện truyền thông xã hội, và nỗ lực của các cơ quan chức năng chính thức như các chương trình của Bộ Y tế [31].