Kết quả thử nghiệm bộ công cụ để đánh giá sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây DỰNG bộ CÔNG cụ ĐÁNH GIÁ NĂNG lực THỰC HÀNH CHĂM sóc hậu môn NHÂN tạo của SINH VIÊN đại học điều DƯỠNG CHÍNH QUY (Trang 47 - 78)

Bảng 3.12. Kết quả đánh giá sinh viên với tiêu chuẩn giới thiệu bản thân và thu thập thông tin của người bệnh.

STT Nội dung Đạt Không đạt Tổng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

1 Chào hỏi người bệnh, giới thiệu bản thân

138 73.4 50 26.6 188 100

2 Hỏi tên , tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn của người bệnh

131 69.6 57 30.4 188 100

3 Hỏi: người bệnh phẫu thuật ngày thứ mấy.

134 71.2 54 28.8 188 100

Nhận xét: Tiêu chí “Chào hỏi người bệnh, giới thiệu bản thân” sinh viên ở mức đạt chiếm tỷ lệ cao nhất là 73.4%. Tiêu chí “ hỏi tên , tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn của người bệnh” số sinh viên mức đạt chiếm 69.6%.

Bản 3.13. Kết quả đánh giá sinh viên với tiêu chuẩn “Nhận định các dấu hiệu, triệu chứng” STT Nội dung Đạt Không đạt Tổng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 1 Hỏi người bệnh có đau tại vị trí đặt HMNT, mức độ, tính chất đau. 129 68.6 59 31.4 188 100 2 Trên bụng có dẫn lưu không?Vết mổ vô trùng hay có dấu hiệu nhiễm trùng

128 68.1 60 31.9 188 100

3 Nhận định vị trí hậu môn nhân tạo, kiểu nào

133 70.7 55 29.3 188 100

4 Hậu môn nhân tạo hoạt động ngày thứ mấy

121 64.3 67 35.7 188 100

5 Màu sắc niêm mạc hậu môn nhân tạo

120 63.8 68 36.2 188 100

6 Nhận định tình trạng phân ở túi đựng phân

132 70.2 56 29.8 188 100

7 Tình trạng da xung quanh hậu môn nhân tạo

127 67.5 61 32.5 188 100

8 Loại túi người bệnh đang sử dụng

124 65.9 64 34.1 188 100

Nhận xét: Ở tiêu chuẩn “Nhận định các dấu hiệu, triệu chứng” chỉ có 63.8% sinh viên đạt ở tiêu chí nhận định “màu sắc niêm mạc hậu môn nhân tạo”, có 35.7% sinh viên không đạt ở tiêu chí “hậu môn nhân tạo hoạt động ngày thứ mấy”.

Bảng 3.14. Kết quả đánh giá sinh viên với tiêu chuẩn “Thực hiện can thiệp chăm sóc phù hợp và an toàn cho người bệnh”

STT Nội dung Đạt Không đạt Tổng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

1 Thông báo và giải thích cho người bệnh các việc sắp làm 148 78.7 40 21.3 188 100 2 Đặt người bệnh ở tư thế thoải mái 129 68.6 59 31.4 188 100 3 Đặt tấm nylon dưới hậu môn nhân tạo

174 92.5 14 7.5 188 100

4 Kê khay quả đậu dưới hậu môn nhân tạo để hứng phân 170 90.4 18 9.6 188 100 5 Mang găng sạch, gỡ bỏ túi đựng phân cũ 169 89.8 19 10.2 188 100 6 Quan sát tình trạng HMNT, màu sắc, tính chất, số lượng phân, tình trạng da xung quanh. 120 63.8 68 36.2 188 100 7 Tháo bỏ găng, sát khuẩn tay nhanh, mang găng vô khuẩn

125 66.4 63 33.6 188 100

8 Dùng gạc tẩm dung dịch sát khuẩn rửa HMNT theo thứ tự : niêm mạc, thân, chân, da xung quanh HMNT cho đến khi sạch. 128 68.1 60 31.9 188 100 9 Quan sát sắc mặt người bệnh, động viên người bệnh để giảm bớt đau đớn 120 63.8 68 36.2 188 100

STT Nội dung Đạt Không đạt Tổng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 10 Sát khuẩn vùng da xung quanh HMNT , bôi mỡ oxit kẽm 130 69.1 58 30.9 188 100 11 Gắp gạc thấm khô vết thương, đặt gạc phủ kín HMNT 160 85.1 28 14.9 188 100 Đo đường kính, cắt cỡ vòng tròn HMNT phù hợp vào khớp nối túi 179 95.2 9 4.8 188 100 13 Đặt khớp nối vào HMNT, bóc giấy ở khớp nối để lộ phần keo dính, áp mặt keo dính vào da người bệnh, miết xung quanh cho keo dính chặt vào da

162 86.1 26 13.9 188 100

14 Lắp túi HMNT vào khớp nối, dùng kẹp kẹp đầu dưới của túi ( đầu tháo phân)

170 90.4 18 9.6 188 100

15 Lấy miếng lót ra, tháo bỏ găng 181 96.2 7 3.8 188 100 16 Đặt bệnh nhân về tư thế thoải mái, dặn dò những điều cần thiết 162 86.1 26 13.9 188 100 17 Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh cho người bệnh

180 95.7 8 4.3 188 100

Nhận xét: Tiêu chí “quan sát sắc mặt người bệnh, động viên người bệnh để giảm bớt đau đớn” có 63.8% số sinh viên được đánh giá là đạt, ở tiêu chí “ghi hồ sơ” chỉ có 5.9% số sinh viên không đạt.

Bảng 3.15. Kết quả đánh giá sinh viên với tiêu chuẩn “Giao tiếp và phối hợp với

nhóm chăm sóc” STT Nội dung Đạt Không đạt Tổng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 1 Động viên, giải thích trong suốt quá trình chăm sóc người bệnh

133 70.7 55 29.3 188 100

2 Trao đổi và thảo luận về các vấn đề sức khỏe của người bệnh với người chăm sóc

131 69.6 57 30.4 188 100

3 Trao đổi và phối hợp có hiệu quả với các thành viên trong nhóm trong quá trình chăm sóc người bệnh

129 68.6 59 31.4 188 100

Nhận xét: Có 70.7% số sinh viên được đánh giá luôn động viên, giải thích trong suốt quá trình cham sóc người bệnh. Có 31.4% số sinh viên chưa phối hợp có hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm chăm sóc.

Bảng 3.16. Kết quả tổng hợp đánh giá sinh viên với bộ công cụ STT Nội dung Đạt Không đạt Tổng n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

1 Giới thiệu bản thân và thu thập thông tin người bệnh

132 70.2 56 29.8 188 100

2 Nhận định các dấu hiệu, triệu chứng

125 66.4 63 33.6 188 100

3 Thực hiện can thiệp chăm sóc phù hợp và an toàn cho người bệnh

146 77.8 42 22.2 188 100

4 Giao tiếp và phối hợp với nhóm chăm sóc

130 69.1 58 30.9 188 100

5 Cả bộ công cụ 133 70.7 55 29.3 188 100

Nhận xét: Có 70.7% số sinh viên đạt khi thực hiện toàn bộ các tiêu chí của công cụ và 29.3 % số sinh viên không đạt.

Chương 4 BÀN LUẬN

Theo một số nghiên cứu, năng lực hình thành và phát triển qua một quá trình. Theo cấp độ phát triển, năng lực của sinh viên có các mức từ thấp tới cao như biết, hiểu và vận dụng. Vì vậy, đánh giá năng lực cần chú trọng đến đánh giá quá trình để có thể nhận biết được sự phát triển năng lực của sinh viên. Mặt khác, khi áp dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết các tình huống ngoài đời sống xã hội thì sinh viên không chỉ sử dụng kiến thức của một lĩnh vực mà là tổng hợp các kiến thức của nhiều lĩnh vực đã học [21]. Vì vậy, các nhiệm vụ được đưa ra để đánh giá năng lực sinh viên bao giờ cũng có tính tích hợp của đa môn, đa lĩnh vực và đặt trong bối cảnh xã hội cụ thể. Đánh giá năng lực của sinh viên phải dựa vào thu thập các thông tin trong cả quá trình thực hiện nhiệm vụ chứ không phải chỉ dựa vào sản phẩm/ kết quả cuối cùng và cần chú trọng cả tâm lí của sinh viên khi nhận và thực hiện nhiệm vụ [22].

Chúng tôi đã tìm hiểu, phân tích các văn bản pháp quy của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bằng chứng từ các bài báo có liên quan, kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia Ngoại khoa để xây dựng lên bộ công cụ với các tiêu chí đánh giá năng lực thực hành chăm sóc hậu môn nhân tạo của sinh viên đại học điều dưỡng. Các chuyên gia đều cho rằng: bộ công cụ được thiết kế phải dựa trên các chuẩn năng lực Điều dưỡng Việt Nam, đảm bảo những tiêu chí cần thiết, ngắn gọn, dễ hiểu để đánh giá năng lực sinh viên. Theo bảng 3.1 nhóm tác giả đã đưa ra bộ công cụ với 04 tiêu chuẩn chính đó là giới thiệu bản thân và thu thập thông tin người bệnh, nhận định các dấu hiệu triệu chứng, thực hiện can thiệp chăm sóc phù hợp và an toàn cho người bệnh, giao tiếp và phối hợp với nhóm chăm sóc với tổng 33 tiêu chí nhỏ để đánh giá. Ngoài ra để đánh giá tính giá trị của các tiêu chí trong bộ công cụ nhóm nghiên cứu dùng đến giá trị nội dung Content Validity Index (CVI) sau khi khảo sát ý kiến các chuyên gia về sự phù hợp của 33 tiêu chí đánh giá đã được xây dựng. Chỉ số giá trị nội dung

(CVI) là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay trong các nghiên cứu nhắm tính toán định lượng hiệu lực nội dung. Có 02 loại CVI đó là Item-CVI (I- CVI) và Scale-level CVI (S-CVI). Theo DeVellis sự đồng ý của chuyên gia với tiêu chí đánh giá đạt được khi tiêu chí đó được đánh giá ở mức ≥ 4. Tính giá trị bộ công cụ được xác định khi chỉ số giá trị nội dung ( CVI) của từng nội dung và tiêu chí đánh giá ≥ 0.8. Trong kết quả nghiên cứu, theo bảng 3.2 cho thấy có 04/33 tiêu chí đánh giá có giá trị CVI là 0.8 (tiêu chí: chào hỏi người bệnh, giới thiệu bản thân, tiêu chí: trên bụng có dẫn lưu không, vết mổ vô trùng hay có dấu hiệu nhiễm trùng, tiêu chí: đặt tấm nylon dưới hậu môn nhân tạo, tiêu chí: cắt cỡ vòng tròn hậu môn nhân tạo lên tờ bìa) và chỉ số CVI của các tiêu chí còn lại là 1.0. Điều này cho thấy rằng bộ công cụ sau khi được xây dựng đã thỏa mãn được điều kiện về tính giá trị để đưa vào kiểm định và đánh giá thử nghiệm.

Để kiểm định độ tin cậy của bộ công cụ nhóm nghiên cứu dùng phương pháp phân tích chỉ số Cronbach Alpha. Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích cũng như đánh giá độ tin cậy của thang đo. Mục đích của kiểm định Cronbach Alpha là để tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation. Thông qua đó, cho phép chúng ta loại bỏ được những biến không phù hợp. Hệ số này sẽ giúp kiểm tra xem các biến quan sát của các nhóm tiêu chuẩn A1, A2, A3, A4 trong nghiên cứu này có đáng tin cậy hay không, có tốt không. Phép kiểm định này phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 nhóm. Nó cho biết trong các biến quan sát của một nhóm, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố, biến nào không. Kết quả Cronbach Alpha của thang đo tốt thể hiện rằng các biến quan sát chúng ta liệt kê là rất tốt, thể hiện được đặc điểm của năng lực tổng cần kiểm định. Tiêu chuẩn để đánh giá một thang đo lường sử dụng tốt là: trong phân tích Cronbach’s Alpha ≥ 0.7, hệ số tương quan biến tổng > 0.3. Tuy nhiên cũng khi nếu Cronbach Alpha quá cao (> 0.95) thì có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa ở trong thang đo. Biến quan sát thừa là biến đo lường một khái niệm hầu

như trùng với biến đo lường khác. Thang đo theo tiêu chuẩn đầu tiên trong bộ công cụ đề cập đó là“ Giới thiệu bản thân và thu thập thông tin người bệnh”(A1) được đo lường bởi 03 biến quan sát, Từ bảng 3.3, độ tin cậy của thang đo này là 0.834 > 0.7 nên thang đo “ Giới thiệu bản thân và thu thập thông tin người bệnh” được chấp nhận về độ tin cậy. Hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item-Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn so với tiêu chuẩn (0.30) nên không có biến quan sát nào bị loại. Qua bảng 3.3 cho thấy biến V2 –“ hỏi tên tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn của người bệnh” có chỉ số tin cậy Cronbach’s Alpha of Item deleted là 0.832 cao nhất trong 3 biến quan sát của thang đo A1, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc khai thác các thông tin cá nhân của người bệnh trước khi tiến hành thủ thuật chăm sóc. Trên thực tế lâm sàng cho thấy nếu chúng ta không nắm vững thông tin người bệnh có thể xảy ra tình trạng nhầm người bệnh trong quá trình chăm sóc. Chính vì vậy tiêu chí “ hỏi tên tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn của người bệnh” là khá quan trọng để đưa vào thang đo “Giới thiệu bản thân và thu thập thông tin người bệnh” .

Nhận định người bệnh là một trong những bước quan trọng của quy trình điều dưỡng. Thông qua việc hỏi, thăm khám chúng ta có thể biết được tình trạng người bệnh để có thể đưa ra những can thiệp chăm sóc cần thiết và phù hợp cho người bệnh. Ở tiêu chuẩn thứ 2 mà chúng tôi đưa ra trong bộ công cụ đó là “ Nhận định các dấu hiệu, triệu chứng” (A2). Tiêu chuẩn này được đo lường bởi 08 biến quan sát. Sau khi phân tích qua bảng 3.4 cho thấy độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo A2 là 0.779> 0.7, như vậy thang đo này đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy. Hệ số tương quan biến tổng của 08 biến quan sát đều > 0.3 nên không có biến quan sát nào bị loại. Trong kết quả phân tích độ tin cậy của nhóm biến quan sát nói trên (bảng 3.4) chúng ta nhận thấy biến V4 - “hỏi người bệnh có đau tại vị trí đặt hậu môn nhân tạo, mức độ, tính chất đau?” có chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.761 cao nhất trong nhóm “Nhận định các dấu hiệu, triệu chứng” (A2) đồng nghĩa với giá trị tin cậy của biến này là khá tốt. Trên thực tế lâm sàng cho thấy

nhận định tình trạng đau của người bệnh là việc làm hết sức quan trọng để có thể đưa ra những can thiệp phù hợp làm giảm đau đớn cho người bệnh, đặc biệt người bệnh có hậu môn nhân tạo vừa trải qua một cuộc phẫu thuật lớn nên tiêu chí “ hỏi người bệnh có đau tại vị trí đặt hậu môn nhân tạo, mức độ, tính chất đau?” là không thể bỏ qua khi xây dựng bộ công cụ đánh giá. Ngoài ra những tiêu chí như nhận định tình trạng da quanh hậu môn nhân tạo, tình trạng phân ở túi đựng phân, màu sắc niêm mạc hậu môn nhân tạo cũng khá quan trọng và kết quả cho thấy chúng đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) > 0.3, điều này chứng tỏ rằng các biến quan sát trên đều góp phần xây dựng lên độ tin cậy của thang đo A2.

Trong quá trình chăm sóc người bệnh, việc đưa ra các can thiệp chăm sóc hợp lý sẽ góp phần đáng kể để cải thiện tình trạng người bệnh, vì thế trong bộ công cụ này cũng đưa ra tiêu chuẩn thứ 3 đó là “ Thực hiện can thiệp chăm sóc phù hợp và an toàn cho người bệnh” (A3). Tiêu chuẩn này được đo lường bởi 19 biến quan sát. Qua bảng 3.5 cho thấy độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo A3 là 0.756 > 0.7. Trong 19 biến quan sát của thang đo này có 18 tiêu chí có hệ số tương quan biến tổng > 0.3 và 01 tiêu chí V23 - “ cắt cỡ vòng tròn HMNT lên tờ bìa” có hệ số tương quan biến tổng là 0.231 < 0.3, biến quan sát này không đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy nên loại biến quan sát này trong thang đo “ Thực hiện can thiệp chăm sóc phù hợp và an toàn cho người bệnh” (A3). Sau khi loại biến quan sát này, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích lại để tìm ra hệ số tin cậy của thang đo A3 với 18 tiêu chí. Từ bảng 3.6 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha mới của nhóm A3 là 0.848 > 0.7 là khá cao, cho thấy thang đo này sau khi loại biến không đạt tiêu chuẩn thì có độ tin cậy tốt. Trong kết quả phân tích (qua bảng 3.6) các biến như V17 - “Quan sát tình trạng HMNT, màu sắc, tính chất, số lượng phân, tình trạng da xung quanh” có hệ số tin cậy là 0.841 ,V21 - “ sát khuẩn vùng da xung quanh HMNT, bôi mỡ oxit kẽm” có hệ số tin cậy là 0.840 ở mức khá cao cho một nghiên cứu mới. Điều này cho thấy rằng các tiêu chí này là cần thiết để đưa vào bộ công cụ đánh giá. Tiêu chí V29 - “Thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây DỰNG bộ CÔNG cụ ĐÁNH GIÁ NĂNG lực THỰC HÀNH CHĂM sóc hậu môn NHÂN tạo của SINH VIÊN đại học điều DƯỠNG CHÍNH QUY (Trang 47 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)