2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu dạng định tính kết hợp định lượng
Nghiên cứu định tính: Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế, tài liệu tham khảo có liên quan và kết quả phỏng vấn sâu lấy ý kiến chuyên gia, nhóm nghiên cứu xây dựng lên bộ công cụ đánh giá năng lực thực hành chăm sóc hậu môn nhân tạo của sinh viên Điều dưỡng chính quy.
Nghiên cứu dạng định lượng: Nghiên cứu định lượng để khảo sát ý kiến của chuyên gia về sự phù hợp của các tiêu chuẩn và tiêu chí được đưa ra, từ đó lực chọn ra các tiêu chuẩn, tiêu chí cần thiết để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá năng lực chăm sóc hậu môn nhân tạo của sinh viên Điều dưỡng. Sau đó thực hiện kiểm định bộ công cụ , loại bỏ các tiêu chí không cần thiết và chứng minh tính tin cậy của bộ công cụ.
Cuối cùng tác giả thực hiện thử nghiệm đánh giá năng lực thực hành chăm sóc hậu môn nhân tạo của sinh viên Điều dưỡng dựa theo các tiêu chí đã xây dựng.
2.2.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Lựa chọn 05 chuyên gia giảng dạy hoặc công tác tại các bệnh viện trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh Ngoại khoa.
b. Cỡ mẫu sinh viên sử dụng trong nghiên cứu định lượng để kiểm định bộ công cụ.
Chọn mẫu toàn bộ: trong thời gian thực hiện nghiên cứu, có 04 lớp học phần K13 học thực hành môn Chăm sóc người bệnh ngoại khoa 2.
Số lượng sinh viên: 200 sinh viên.
c. Cỡ mẫu sử dụng trong thử nghiệm đánh giá năng lực sinh viên khi dùng bộ công cụ đã được kiểm định.
Sau khi kiểm định bộ công cụ, có 04 lớp học phần K14 học thực hành môn Chăm sóc người bệnh ngoại khoa 2 ở học kỳ I năm học 2020-2021. Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng bộ công cụ đã được kiểm định sau khi xây dựng để thử nghiệm đánh giá năng lực của sinh viên 4 lớp trên.
Số lượng sinh viên: 188 sinh viên. d. Tiêu chuẩn lựa chọn
Chuyên gia: Là những người có kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực Điều dưỡng về các nội dung chăm sóc người bệnh hoặc các bác sỹ, điều dưỡng có kinh nghiệm chăm sóc người bệnh tối thiểu 5 năm.
Sinh viên: là sinh viên Điều dưỡng đa khoa hệ Đại học chính quy, đang học thực hành tại Trung tâm Thực hành Tiền lâm sàng, đồng ý tham gia nghiên cứu. e. Tiêu chuẩn loại trừ
Các sinh viên đang xin nghỉ, đình chỉ, bảo lưu…
Từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2.3. Công cụ thu thập số liệu
Trong nghiên cứu tác giả sử dụng những công cụ thu thập dữ liệu như sau: - Các tài liệu: Nhóm tác giả sử dụng phương pháp tra cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài, như từ mạng Internet, tìm các văn bản pháp quy của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bài báo có liên quan trên các tạp chí như tạp chí
Y học thực hành, tạp chí Khoa học giáo dục, tạp chí Giáo dục, các tạp chí về lĩnh vực đào tạo điều dưỡng, các sách về lĩnh vực đo lường và đánh giá trong giáo dục, các văn bản do trường Đại học Điều dưỡng Nam Định ban hành, các tài liệu lưu hành nội bộ và giáo trình Chăm sóc Người bệnh Ngoại khoa 2 do trường Đại học Điều dưỡng Nam Định phát hành nhằm xây dựng nội dung và các tiêu chí đánh giá năng lực chăm sóc người bệnh có hậu môn nhân tạo của sinh viên Điều dưỡng.
- Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu với các chuyên gia (phụ lục 1).
- Bộ công cụ khảo sát định lượng để đánh giá tính giá trị bộ công cụ: gặp gỡ, trao đổi, lấy ý kiến của chuyên gia về sự phù hợp của các nội dung và các tiêu chí đánh giá năng lực chăm sóc hậu môn nhân tạo với 5 mức độ đánh giá: (5) Rất phù hợp, (4) Phù hợp, (3) Phân vân, (2) Không phù hợp, (1) Rất không phù hợp ( phụ lục 2).
- Bộ công cụ khảo sát định lượng để đánh giá độ tin cậy, giá trị của bộ công cụ: Sinh viên được yêu cầu tự đánh giá thông qua việc điền vào bộ công cụ đã được xây dựng với 5 mức độ đánh giá: (5) tự thực hiện thành thạo, (4) tự thực hiện nhưng chưa thành thạo, (3) thực hiện đủ khi hỗ trợ, (2) thực hiện chưa đủ khi hỗ trợ, (1) không tự thực hiện được( phụ lục 3).
- Phiếu đánh giá thử nghiệm năng lực thực hành chăm sóc HMNT của sinh viên( phụ lục 4) thông qua tình huống chăm sóc người bệnh cụ thể ( phụ lục 5).
2.2.4. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá
Bộ công cụ sau khi xây dựng được kiểm định bằng các chỉ số sau:
- Tính giá trị bộ công cụ : Tính giá trị bộ công cụ được xác định khi chỉ số giá trị nội dung ( CVI) của từng tiêu chí đánh giá ≥ 0.8.
- Độ tin cậy: Khái niệm độ tin cậy trong đánh giá có nghĩa là các kết quả đánh giá nhiều lần về một năng lực của người học cần phải tương đồng và đảm bảo độ chính xác. Các yếu tố có thể dẫn tới sai sót trong việc đánh giá phải được hạn chế tối đa. Các yếu tố đó có thể xuất hiện trong suốt quá trình đánh giá, từ
khâu xác định năng lực (lỗi do người thiết kế đánh giá), ra đề thi/bài tập đánh giá năng lực (lỗi do người ra đề dẫn tới sinh viên hiểu sai đề), tổ chức đánh giá (lỗi do điều kiện tổ chức đánh giá), chấm bài thi/bài tập đánh giá (lỗi do người chấm không hiểu rõ năng lực hoặc quá khó tính, điều kiện chấm khác nhau, bài thi chưa được thẩm định về độ chính xác so với năng lực). Độ tin cậy chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ của một chương trình đánh giá năng lực tốt. Trong nghiên cứu này, độ tin cậy được đánh giá bằng hệ số Cronbach’Alpha. Tiêu chuẩn để đánh giá một thang đo đạt tiêu chuẩn là: trong phân tích Cronbach’s Alpha ≥ 0.7, hệ số tương quan biến tổng > 0.3.
- Nhân tố khám phá EFA: Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) dùng để rút gọn một tập hợp X biến quan sát thành một tập f (với f < X) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan trọng của bộ công cụ là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. “Giá trị hội tụ” của bộ công cụ được đảm bảo khi các hệ số tải nhân tố factor loading phải lớn hơn 0.5. “Giá trị phân biệt" là khoảng chênh lệch hệ số tải của cùng một items lên các nhân tố khác nhau. "Giá trị phân biệt" được thỏa mãn khi khoảng chênh lệch này lớn hơn 0.3.
- Năng lực sinh viên được đánh giá “ đạt” khi thực hiện tiêu chí ở mức (4) - tự thực hiện nhưng chưa thành thạo và (5) - tự thực hiện thành thạo, “ không đạt” khi thực hiện tiêu chí ở mức (1) - không tự thực hiện được, (2) - thực hiện chưa đủ khi hỗ trợ, (3) - thực hiện đủ khi hỗ trợ.
2.2.5. Tiến trình nghiên cứu
- Xây dựng bộ công cụ: dựa trên khung lý thuyết và các tài liệu tham khảo, kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia, nhóm nghiên cứu xây dựng bộ công cụ dự thảo.
- Khảo sát ý kiến chuyên gia: Nhóm nghiên cứu gửi bộ công cụ đến các chuyên gia về lĩnh vực ngoại khoa và lĩnh vực xây dựng bộ công cụ để xin ý kiến về sự phù hợp của các tiêu chí trong bộ công cụ khi đánh giá năng lực thực hành chăm sóc hậu môn nhân tạo của sinh viên.
- Kiểm định độ tin cậy và tính giá trị của bộ công cụ với các tiêu chí vừa xây dựng qua bộ số liệu sinh viên tự đánh giá.
- Tiến hành dùng bộ công cụ đã xây dựng thử nghiệm đánh giá trên sinh viên để xác định năng lực thực hành chăm sóc hậu môn nhân tạo.
2.2.6. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu sau khi được thu thập được kiểm tra lại từng phiếu, làm sạch dữ liệu sau đó sẽ được nhập và sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.
2.2.7. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu được thông qua và đồng ý của Hội đồng khoa học thông qua đề cương nghiên cứu, Hội đồng đạo đức của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Đối tượng nghiên cứu sẽ được thông báo và quyết định tự nguyện tham gia vào nghiên cứu hay không.
Các thông tin thu thập được từ các đối tượng nghiên cứu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích khác và hoàn toàn được giữ bí mật.
2.2.8. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số
a. Hạn chế của nghiên cứu:
Nghiên cứu mới chỉ xây dựng được bộ công cụ dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí được áp dụng trong nước, chưa tiếp cận với các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí tiên tiến hơn nữa trên thế giới.
b. Sai số và biện pháp khắc phục sai số + Các sai số có thể gặp phải
- Sai số do chọn mẫu.
- Sai số trong quá trình thu thập số liệu. - Sai số trong quá trình nhập liệu. + Cách khắc phục sai số
- Xin ý kiến chuyên gia để chuẩn hóa bộ công cụ thu thập số liệu.
- Làm sạch số liệu, bổ sung các số liệu bị thiếu, loại trừ các giá trị ngoại lai trước khi phân tích.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
Chuyên gia: nhóm nghiên cứu tiến hành xin ý kiến 05 chuyên gia là các bác sỹ, điều dưỡng công tác tại khoa Ngoại tổng hợp và các thầy cô là giảng viên giảng dạy trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh Ngoại khoa. Họ đều là những người có bề dày kinh nghiệm với thâm niên trong lĩnh vực đang công tác đều trên 10 năm.
Nhóm đối tượng nghiên cứu thứ hai đó là 200 sinh viên K13 giai đoạn kiểm định bộ công cụ đã xây dựng và 188 sinh viên K14 giai đoạn thử nghiệm bộ công cụ để đánh giá sinh viên. Tất cả số sinh viên trên đang học thực hành học phần Chăm sóc người bệnh Ngoại khoa tại Trung tâm Thực hành Tiền lâm sàng.
3.2. Kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia.
Nhóm nghiên cứu đã ghi chép lại những ý kiến của các chuyên gia và tổng hợp lại được các kết quả: Các chuyên gia đều cho rằng “Cần phải dựa vào chuẩn năng lực Điều dưỡng Việt Nam và chuẩn đầu ra của môn học Chăm sóc người bệnh Ngoại khoa 2 để có thể xây dựng lên bộ công cụ đánh giá năng lực thực hành chăm sóc hậu môn nhân tạo của sinh viên Điều dưỡng và điều quan trọng đó là kỹ thuật chăm sóc hậu môn nhân tạo như vệ sinh vùng hậu môn nhân tạo, thay túi hậu môn nhân tạo cho người bệnh…”. Với câu hỏi đưa ra các tiêu chuẩn chính để đánh giá năng lực sinh viên, có vị chuyên gia nói rằng “ sinh viên muốn thực hiện được kỹ thuật chăm sóc hậu môn nhân tạo cho người bệnh thì nhất thiết phải làm được các việc như: biết cách thu thập thông tin người bệnh của mình, nhận định được các vấn đề trên người bệnh ở thời điểm mình chăm sóc, xác định và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc đúng và đầy đủ, trong quá trình chăm sóc phải giao tiếp tốt với người bệnh cũng như phối hợp thật hiệu quả với các thành viên cùng đội chăm sóc của mình. Khi sinh viên làm tốt được những điều trên là đã thể hiện được khả năng thực hành chăm sóc hậu môn nhân tạo rồi”. Dựa vào ý kiến qua phỏng vấn sâu các chuyên gia, tham khảo các tài liệu liên quan đến công tác chăm sóc hậu môn nhân tạo [12], [18], [19], [20]….
nhóm tác giả đề xuất đưa ra bộ công cụ đánh giá năng lực thực hành chăm sóc hậu môn nhân tạo của sinh viên Điều dưỡng với các tiêu chí sau:
Bảng 3.1.Các tiêu chí của bộ công cụ sau nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn sâu chuyên gia.
STT TÊN
BIẾN NỘI DUNG CÁC TIÊU CHÍ
Tiêu chuẩn 1 (A1): Giới thiệu bản thân và thu thập thông tin của người bệnh.
1 V1 Chào hỏi người bệnh, giới thiệu bản thân
2 V2 Hỏi tên , tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn của người bệnh
3 V3 Hỏi: Người bệnh phẫu thuật ngày thứ mấy
Tiêu chuẩn 2 (A2): Nhận định các dấu hiệu, triệu chứng
4 V4 Hỏi người bệnh có đau tại vị trí đặt HMNT, mức độ, tính chất đau
5 V5 Trên bụng có dẫn lưu không ? Vết mổ vô trùng hay có dấu hiệu nhiễm trùng
6 V6 Nhận định vị trí hậu môn nhân tạo, kiểu nào
7 V7 Hậu môn nhân tạo đã mở miệng chưa? Nếu đã mở miệng thì mở miệng ngày thứ mấy
8 V8 Màu sắc niêm mạc hậu môn nhân tạo 9 V9 Nhận định tình trạng phân ở túi đựng phân 10 V10 Tình trạng da xung quanh hậu môn nhân tạo 11 V11 Loại túi HMNT người bệnh đang sử dụng
Tiêu chuẩn 3 (A3): Thực hiện can thiệp chăm sóc phù hợp và an toàn cho người bệnh
12 V12 Thông báo và giải thích cho người bệnh các việc sắp làm 13 V13 Đặt người bệnh ở tư thế thoải mái
14 V14 Đặt tấm nylon dưới hậu môn nhân tạo
15 V15 Kê khay quả đậu dưới hậu môn nhân tạo để hứng phân 16 V16 Mang găng sạch, gỡ bỏ túi đựng phân cũ
STT TÊN
BIẾN NỘI DUNG CÁC TIÊU CHÍ
17 V17 Quan sát tình trạng HMNT, màu sắc, tính chất, số lượng phân, tình trạng da xung quanh.
18 V18 Tháo bỏ găng, sát khuẩn tay nhanh, mang găng vô khuẩn
19 V19
Dùng gạc tẩm dung dịch sát khuẩn rửa HMNT theo thứ tự : niêm mạc, thân, chân, da xung quanh HMNT cho đến khi sạch.
20 V20 Quan sát sắc mặt người bệnh, động viên người bệnh để giảm bớt đau đớn
21 V21 Sát khuẩn vùng da xung quanh HMNT , bôi mỡ oxit kẽm 22 V22 Gắp gạc thấm khô vết thương, đặt gạc phủ kín HMNT 23 V23 Cắt cỡ vòng tròn HMNT lên tờ bìa
24 V24 Đo đường kính, cắt cỡ vòng tròn HMNT phù hợp vào khớp nối túi
25 V25
Đặt khớp nối vào HMNT, bóc giấy ở khớp nối để lộ phần keo dính, áp mặt keo dính vào da người bệnh, miết xung quanh cho keo dính chặt vào da
26 V26 Lắp túi HMNT vào khớp nối, dùng kẹp kẹp đầu dưới của túi ( đầu tháo phân)
27 V27 Lấy miếng lót ra, tháo bỏ găng
28 V28 Đặt bệnh nhân về tư thế thoải mái, dặn dò những điều cần thiết
29 V29 Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh cho người bệnh
30 V30 Ghi hồ sơ.
Tiêu chuẩn 4 (A4):Giao tiếp và phối hợp với nhóm chăm sóc
31 V31 Động viên, giải thích trong suốt quá trình chăm sóc người bệnh
32 V32 Trao đổi và thảo luận về các vấn đề sức khỏe của người bệnh với người chăm sóc
33 V33 Trao đổi và phối hợp có hiệu quả với các thành viên trong nhóm trong quá trình chăm sóc người bệnh
Như vậy bộ công cụ đề xuất để đánh giá năng lực thực hành chăm sóc hậu môn nhân tạo gồm 04 tiêu chuẩn với tổng 33 tiêu chí.
3.2. Kiểm định bộ công cụ
3.2.1. Tính đặc hiệu về nội dung của bộ công cụ qua ý kiến chuyên gia
Bảng 3.2. Tính đặc hiệu về nội dung của bộ công cụ
STT NỘI DUNG CÁC TIÊU CHÍ CG1 CG2 CG3 CG4 CG5 I- CVI Tiêu chuẩn 1 (A1): Giới thiệu bản thân và thu thập thông tin của người bệnh.
1 Chào hỏi người bệnh, giới thiệu bản thân
1 1 1 1 0 0.8
2 Hỏi tên , tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn của người bệnh
1 1 1 1 1 1
3 Hỏi: người bệnh phẫu thuật ngày thứ mấy.
1 1 1 1 1 1
Tiêu chuẩn 2 (A2): Nhận định các dấu hiệu, triệu chứng
4 Hỏi người bệnh có đau tại vị trí đặt HMNT, mức độ, tính chất đau.
1 1 1 1 1 1
5 Trên bụng có dẫn lưu không?Vết mổ vô trùng hay có dấu hiệu nhiễm trùng
1 0 1 1 1 0.8
6 Nhận định vị trí hậu môn nhân tạo, kiểu nào
1 1 1 1 1 1
7 Hậu môn nhân tạo hoạt động ngày thứ mấy
1 1 1 1 1 1
8 Màu sắc niêm mạc hậu môn nhân