- Đối với Bệnh viện cần thường xuyên tổ chức đào tạo về kiến thức tư vấn giáo dục sức khỏe cho bác sỹ và điều dưỡng, để có khả năng tuyên truyền giáo dục cho người bệnh và người nhà cách phòng chống đột quỵ và các bệnh mãn tính.
- Bệnh viện xây dựng tờ rơi về hướng dẫn phòng và xử trí đột quỵ ban đầu tại nhà phát cho bệnh nhân và nguời nhà khi đến khám bệnh và điều trị tại viện. Xây dựng video về hướng dẫn phòng và xử trí đột quỵ phát trên hệ thống màn hình chờ tại các phòng khám trong bệnh viện.
- Bệnh viện thành lập các câu lạc bộ về bệnh mãn tính cho người bệnh nhằm cập nhật kiến thức, tư vấn sức khỏe cho bệnh nhân.
- Bệnh viện đưa chương trình phòng và xử trí đột quỵ tới các bệnh viện vệ tinh.
- Các khoa phòng điều trị bệnh nhân đột quỵ trong bệnh viện có chương trình tư vấn giáo dục sức khỏe hàng tuần cho người bệnh và người nhà. Tập chung vào các đối tượng có nguy cơ cao như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao...
- Có chương trình tuyên truyền tới thân nhân của những người có yếu tố nguy cơ cao như bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, người cao tuổi...về kiến thức phòng, xử trí đột quỵ não tại nhà khi có người thân bị đột quỵ não.
- Có đường dây nóng 24/24 giờ tư vấn và hướng dẫn cho người bệnh cũng như gia đình người bệnh cách xử trí đột quỵ não, tổ chức xe cấp cứu ngoại viện khi có nhu cầu của người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO *Tiếng Việt *Tiếng Việt
1. Bộ Y Tế ( 2018), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức cho người bệnh đột quỵ.
2. Dương Đình Chỉnh (2011), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và đánh giá thực trạng quản lý bệnh đột quỵ não tại Nghệ An năm 2007¬2008, Luận án Tiến Sĩ Y học, Học viện Quân Y.
3. Đặng Quang Tâm (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học đột quỵ não tại thành phố Cần Thơ, Luận Án Tiến sĩ Y học, Đại học Y HÀ Nội
4. Lê Đức Hinh và nhóm chuyên gia (2008), “ Tai biến mạch máu não: Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí”, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 19-28.
5. Lê Quang Cường (2005), “Các yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não ” Đột quỵ não, NXB Y học. tr. 26 – 30.
6. Nguyễn Văn Đông (2003), “Tai biến mạch máu não, trong cuốn “Thực hành thần kinh – các bệnh và hội chứng thường gặp””, nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Đăng (1997) , Tai biến mạch máu não , NXB Y học.
8. Nguyễn Văn Thắng (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học tai biến mạch máu não tại tỉnh Hà Tây, Luận văn chuyên khoa II, Học Viện Quân Y Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Chương ( 2012), Giáo trình thần kinh học, Nhà xuất bản Học viện quân Y
10. Nguyễn Văn Chương ( 2003), “Đặc điểm lâm sàng đột quỵ não: những số liệu qua 150 bệnh nhân”, tạp chí y học thực hành
*Tiếng Anh
11. American Heart Association ( 2014), Heart Disease and Stroke Statistics
12. American Heart Association/American Stroke Association (2014), Guidelines for the Primary Prevention of Stroke
13. NINDS rt-PA Stroke Study Group (1995). N Engl J Med, 333 (24), 1581-1587 14. Octa´vio Marques Pontes-Neto, MD; Gisele Sampaio Silva, MD (2008), Stroke awareness in Brazil: alarming results in a community-based study
15. https://www.healthline.com/health/stroke/stroke-first-aid
16. Reeves MJ 1 , Hogan JG , AP Rafferty (2002), Knowledge of stroke risk factors and warning signs among Michigan adults.
PHỤ LỤC Phụ lục 1:
Bảng câu hỏi kiến thức, cách xử trí của người nhà có người thân bị đột quỵ trước nhập viện
Xin chào ông/bà/ anh/chị. Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Kiến thức, cách xử trí của người nhà có người thân bị đột quỵ trước nhập viện’’và mong muốn được ông/bà/ anh/chị chia sẻ một số thông tin như nội dung bảng khảo sát bên dưới. Thông tin ông/bà/ anh/chị cung cấp sẽ rất hữu ích cho đề tài của tôi, và tôi cam kết thông tin sẽ được giữ bí mật. Rất mong ông/bà/ anh/chị dành chút thời gian để giúp tôi hoàn thành bài nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!