Cùng với kết quả đánh giá nêu trên và qua hỏi ý kiến đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kiến thức về phòng và xử trí đột quỵ của 60 thân nhân có người nhà bị đột quỵ thì đa số ý kiến đề xuất bệnh viện thành lập các câu lạc bộ về các bệnh mãn tính, thường xuyên có các buổi giáo dục sức khỏe tư vấn cho người bệnh và thân nhân về cách phòng chống đột quỵ và xử trí ban đầu về đột quỵ khi ở nhà.
Cần tư vấn giáo dục sức khỏe để người bệnh và người nhà hiểu được:
- Tập thể dục đóng góp vào việc giảm cân, giảm huyết áp và phòng ngừa đột
quỵ, nhưng phải duy trì thường xuyên mới có hiệu quả. Mục tiêu tập thể dục với
cường độ vừa phải ít nhất 5 ngày một tuần. có chế ăn uống lành mạnh.
- Tăng huyết áp là một yếu tố làm tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp 4 lần nguy cơ đột quỵ nếu không kiểm soát được. Vì thế kiểm soát huyết áp vô cùng quan trọng trong phòng ngừa đột quỵ.
- Giữ đường huyết trong mức kiểm soát. Đường huyết cao sẽ hủy hoại mạch máu và dễ hình thành các cục máu đông trong lòng mạch gây đột quỵ. Theo dõi đường huyết thường xuyên. Tuân thủ chế độ ăn kiêng, tập thể dục và thuốc để giữ mức đường huyết trong mức cho phép là cách để phòng ngừa đột quỵ.
- Rung nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim thường gặp và dẫn tới nguy cơ đột quỵ cao. Nếu có các triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực, nhịp tim rối loạn lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu, hãy tới bác sĩ để khám và được điều trị.
- Dùng thuốc và có chế độ khám định kỳ đúng theo đơn.
- Hút thuốc làm tăng sự hình thành cục máu đông, xơ vữa động mạch. Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn, việc dừng hút thuốc lá là một trong những thay đổi lối sống mạnh mẽ nhất sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể.
KẾT LUẬN
1.Thực trạng kiến thức phòng và xử trí trước nhập viện của thân nhân người bệnh đột quỵ đến điều trị tại bệnh viện E Hà Nội năm 2019
Qua khảo sát 60 thân nhân người bệnh đột quỵ đang điều trị đột quỵ tại các khoa lâm sàng Bệnh viện E, tôi nhận thấy:
- Kiến thức chung về các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ của thân nhân còn chưa cao. Các yếu tố có thể phòng tránh được như không hút thuốc lá, chăm chỉ luyện tập thể dục, kiểm soát tốt cân nặng, không uống rượu bia, giữa cho tinh thần thoải mái là những yếu tố rất quan trọng trong, phòng tránh đột quỵ nhưng tỷ lệ trả lời đúng còn thấp lần lượt tỷ lệ trả lời đúng là 48%, 47%, 51%, 51% và 53%.
- Kiến thức chung về dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đột quỵ của thân nhân nhận biết các dấu hiệu và trả lòi đúng như: đột ngột méo miệng 38%, đột ngột yếu chân tay 40 %, đột ngột ngôn ngữ bất thường 38,3%. Như vậy ta thấy kiến thức của thân nhân còn chưa cao, trả lời sai về phần kiến thức này chủ yếu là thân nhân có trình độ phổ thông.
- Kiến thức của thân nhân về xử lý đột quỵ tại nhà trả lời đúng các tình huống như: Gọi xe cấp cứu 115 là 85%. Cho nằm tư thế an toàn 6,7%, nới lỏng quần áo giúp thở tốt 10 %, không được cho ăn và uống thuốc 33,3%, nói chuyện bình tĩnh chấn an thân nhân 38,3%, giữ ấm cho người bệnh 45% như vậy cách xử trí đúng của thân nhân còn chưa cao, đa phần xử trí không đúng là thân nhân có trình độ phổ thông
- Phần lớn người bệnh đột quỵ được đưa đến viện điều trị gian < 4,5 giờ là 48,3 %, và 51,7 % là được đưa vào viện điều trị trong khoảng trong khoảng thời thời gian > 4,5 giờ, như vậy ta thấy tỷ lệ người bệnh đột quỵ được nhập viện theo đúng tiêu chuẩn của hội đột quỵ Châu Âu để có thể dùng thuốc tiêu sợi huyết điều trị đột quỵ là thấp.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử trí trước nhập viện của thân nhân người bệnh đột quỵ đến điều trị tại bệnh viện E Hà Nội năm 2019